Những bài tiểu luận, tạp ghi trong đó bao gồm 9 bài viết từng được phổ biến trên mạng lưới báo giấy, website của New America Media, nơi tác giả tham gia trong vai trò chủ biên. (NAM) New America Media bao gồm trên 2,000 cơ quan truyền thông sắc dân thiểu số tại Hoa Kỳ.
Nhiều bài báo của NAM nói chung cũng như của Andrew Lâm đã phổ biến rất rộng nhờ hệ thống và diễn đàn ngôn ngữ chính dòng này. Andrew Lâm cũng từng có 3 lần đoạt giải Society of Professional Journalists Award. Đến Hoa Kỳ theo làn sóng tị nạn đầu tiên từ tháng 4 1975 lúc đó tác giả khoảng 12 tuổi, trong thời gian học đi học, tác giả được hai học bổng của UCLA Và Stanford, từng đi Việt Nam với đoàn phóng viên PBS và là bỉnh bút của chương trình phát thanh NPR. Hay nhất và cảm động có lẽ là: Lá Thư của người em trai (xem Nguời Việt Tây Bắc số 1970 hoặc online www.NVnorthwest.com). Qua bài này tác giả bầy tỏ những cam khổ như mọi người trước lo âu về cuộc chiến, “cận kề nỗi chết”, và ông thân sinh là cựu Tướng Lâm Quang Thi cũng xuất hiện qua chương viết này của tác giả Andrew Lâm, một khuyến khích, rào cản hay trăn trở mới của một người trẻ tiến vào chính dòng, mà xung quanh là cộng đồng, gia đình và đồng bào.
Kể lại những tình cảm nồng nàn một ngày kia có đổi thay hay không như: “Ai sẽ thắp những cây nhang”, “căng thẳng-đặc tính của người Việt”, hoặc “hương hồn có vượt qua một đại dương không?”, “Cũng làm vui lòng đấng sanh thành gốc tị nạn – nhưng cũng đừng quên chọn cách vui sống cho chính mình”… Hình ảnh của cậu học trò nhỏ ngày xa xưa xúc cảm đứng chào lá cờ Vàng VNCH… đều là những thông điệp gửi vào dòng chính một mớ tình cảm và suy tư rối bời của người (trẻ) tị nạn CS tại HK.
Những cách thể hiện, và câu trả lời nằm dàn trải trong từng con chữ, ẩn khuất đâu đó trong tác phẩm. Ngoài ra như bài về: “Obama: Sau thời đại thực dân”, “Thư gửi người trẻ tị nạn Iraq”, v.v… là một trong những bài viết mang ta đi xa hơn vào một thế giới chính trị, chính dòng.. phấn đấu và chen chân… Trước đó tác giả từng phát hành “Perfume Dreams: Reflections on the Vietnamese Diapora”, ngoài tác phẩm vừa được phát hành cũng được ra mắt tại Thư Viện Trung Ương Seattle vào ngày thứ Hai 8-11-2010, tác giả cũng còn cưu mang một tuyển tập chuyện ngắn dự trù phát hành trong năm tới với tựa đề: Birds of Paradise.
Qua cuốn sách vừa được phát hành tháng 10 năm 2010 với tựa đề East Eats West, gồm 23 bài viết về các đề tài khác nhau, nhưng cùng nói lên cái tài nhận xét của người tị nạn trẻ gốc Việt, nặng lòng với nguồn gốc tị nạn của mình, bản sắc Việt, nguồn gốc con nhà lính của Quân Đội miền Nam Việt Nam. Tác giả tản mạn từ tình cảm với quê hương, nỗi buồn xa xứ, với tín ngưỡng, niềm tin thần linh, sống động lẫn hoang tưởng, từ văn hóa đến các món ăn truyền thống từ trong dòng máu như tình yêu với Phở, niềm tự hào khi đi từ trời Đông sang đến trời Tây, cho đến những vấn đề chính trị hoà nhập như “One Asian Writer’s Lesson: Love Your Immigrant Parents, Follow Your Bliss”. “Từ cơm đến Microchips”, từ đời sống đến chính trị, xã hội và đến cả các nước thứ ba, liên hệ đến các cuộc chiến tranh với Hoa Kỳ, duyên dáng là ở tình hoài hương, bản sắc và mang cả chút tính cách huyền nhiệm, tôn kính vốn có từ truyền thuyết và tập quán người Việt, nhang khói thờ phụng và kể cả chuyện “Lên Đồng”…
Nhưng hơn tất cả, ta hãy tạm thời gấp lại trang phê bình, điểm sách trên các trang báo về tác giả, tạm gác qua vài nhận định như của tác giả Richard Rodriguez: “No one writes about being Vietnamese and American with a finer sadness or richer sense of irony or greater humor than Andrew Lam”. Hoặc của Wayne Karlin: “One of the best American essayists of his generation” trong khung cảnh ấm áp của mùa lễ gần kề… hãy đến qua các nhà sách hoặc các buổi giới thiệu của tác giả (điển hình tại Seattle, có 2 buổi tiếp xúc tại Đại Học Edmunds và University of Washington) nhằm chia sẻ với những suy tư của anh qua quá khứ và một “hành trình sâu thẳm của tác giả trong từng trang sách để cảm thông, và chia nhau niềm rung động, suy tư, hoài cảm và sống với những niềm vui chân thực của mình… dù có hay không một gánh nặng trên vai căn cước của một người tị nạn.
Phạm Kim