Chân dung nhà sưu khảo Bob Jones III
“Vietnam Era Collection” người gần gũi người dân Miền Nam
Tác giả sinh viên:Katherine Loh (Đại Học U W-News Lab)
Ủy thác đề tài và chuyển ngữ: TS Julie Phạm
Ngô Hoàng từng tốt nghiệp phân khoa lịch sử tại Đại học Washington. Ông hiện đang viết luận án Nghiên Cứu về Việt Nam, đã cho rằng sự nỗ lực tạo mãi gần đây của Đại học Washington mang về bộ sưu tập Kỷ Nguyên Việt Nam sẽ mang lại lợi ích cho việc nghiên cứu của mình.
“Các nghiên cứu về Việt Nam cho thấy rằng chính trị không được thực sự sắp xếp lớp lang. Khi nói đến khi nhớ lại về lịch sử, vì luôn luôn có sự xung đột đó”, ông Ngô Hoàng nói. “Những điều đó không phải lúc nào cũng có thể điều chỉnh được dễ dàng và thật khó để nói đến, vì một đàng là vấn đề cá nhân và mặt khác là một đối tượng nghiên cứu không có gì gắn bó với nó.”
Do đó, mối quan tâm lớn của ông trong bộ sưu tập mang tên Bob Jones III về Việt Nam. Nó thể hiện với hơn 3,500 tựa đề sách khác nhau, từ nhiều tài liệu, bản thảo, tạp chí và xuyên qua cả văn chương tiếng Pháp, tiếng Việt và tiếng Anh về Đông Dương. Nhiều đầu sách chuyên luận về luật pháp thời thực dân, về khí hậu, nông nghiệp, địa lý và lịch sử đã được có sẵn để Bob Jones truy tìm được kể cả trên đường phố Sài Gòn cũng như lui tới chốn bán đồ cổ trong những năm nội chiến ở Việt Nam, 1966-1975.
Bob Jones III từng là viên chức ngoại giao Hoa Kỳ phục vụ lâu nhất trong thời kỳ Mỹ tham chiến ở Việt Nam, theo như một bản lược thuật kèm với bộ sưu tập. Trong nhiệm kỳ của ông tại toà Đại Sứ Mỹ ở Sài Gòn, ông là một chuyên gia khao khát sưu tập sách, truy cập tài liệu. Sau khi về lại Mỹ, ông vẫn còn hoạt động gắn bó với lãnh vực về Việt Nam-Học và cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở Hoa Kỳ.
Sheryl Stiefel, Giám đốc Thư Viện Tiến Bộ “Libraries Advancement”, nói rằng các thư viện đã sử dụng thu nhập nguồn lợi của $150.000 USD từ các khoản hiến tặng Magnuson cũng như các nguồn khác và các nguồn tìm kiếm trong phạm vi phân khoa và toàn trường để có được số lượng lớn các bộ sưu tập, nhưng vẫn còn liên tục nỗ lực cần tiếp tục gây quỹ.
“Bộ sưu tập thực tế sẽ cần ngân quỹ khoảng $200,000,” Stiefel nói. “Chúng tôi tìm cách hạ xuống khoản tiền trả một phần trước xuống, chúng tôi vẫn còn cần thêm $50.000 để hoàn thành việc “mang về” bộ sưu tập và cần thêm $50,000 nữa để bắt đầu kiểm kê, biên mục và đánh giá việc bảo quản và bảo tồn bộ sưu tập để giúp cho sinh viên, học giả và những người trên toàn thế giới dễ sử dụng.”
Stiefel khẳng định rằng có rất nhiều dự án nghiên cứu có cơ hội để nghiên cứu từ bộ sưu khảo về các đề tài liên quan đến xã hội và kinh tế-chính trị ở Việt Nam từ thời 1880 cho đến giữa thập niên 70 (1970).
Cristoph Giebel, nhà sử học, chuyên gia về Việt Nam-Học và cũng là giáo sư khoa Nghiên Cứu Quốc Tế tại Đại Học Washington, cho biết ông đã từng trao đổi với một nhà khoa học chính trị chuyên đề Việt Nam tên là Bill Charlie người đã gần gũi với “bộ sưu tập” này từ một vài năm trước…
“Bộ sưu tập này đã từng là sự nể phục của giới uyên bác trí thức tại Sài Gòn trong những năm gần kết thúc chiến tranh,” Ông Giebel nói thêm . “[Bill Charlie] từng cho biết trong những ngày đó, mọi người ai cũng biết rằng ông Bob Jones là một viên chức tòa Đại Sứ, đã dầy công và bỏ nhiều thời gian gom góp, thu thập tài liệu, quả là tuyệt vời rất biểu trưng và nổi danh.”
Judith Henchy, quản thủ thư viện Đại Học Washington (UW) là người chuyên trách khu vực Đông Nam Á, của Thư Viện Đại Học Nghiên Cứu Quốc tế, cô cho biết đã từng gặp ông Bob Jones tại một số cuộc hội thảo của giới học giả, chuyên khoa. Ông Jones từng bày tỏ ý muốn sẽ cống hiến bộ sưu tập của mình đến một viện đại học chuyên khoa. Tuy nhiên, chẳng may ông Jones đã quá vãng vào năm 2011, bộ sưu tập đã lọt vào tay của một tay lái buôn sách quý tư nhân, rồi qua nhân vật này Đại Học Washington tìm mua lại được. Bộ khảo cứu về đến khuôn viên trường ngày vào 21 tháng 5.
Henchy có nhiều sáng kiến về Bộ Sưu tập này có thể sẽ được mang lại lợi ích. “Chúng tôi có một kế hoạch … để phát triển một số loại kết hợp chung giữa các phân khoa tại Đại Học cùng các lãnh vực nối kết khác ,” cô Henchy nói. “Chúng tôi sẽ cố gắng để xếp đặt chung một số các lớp học được thuận tiện khi truy cập, như phối hợp môn lịch sử và phân khoa Pháp văn, cũng như với trường đại học về Bang Giao Quốc Tế (Jackson School) tại Viện Đại Học Washington và phân khoa ngôn ngữ Á châu và khoa văn chương, để tập trung nhiều hơn về ngôn ngữ và văn chương Việt Nam và giảng dạy về Việt Nam thông qua khoa học nhân văn.”
Bên cạnh việc tập hợp lại các phân khoa khác nhau, tạo cơ hội trau dồi kiến thức tại Đại học Washington, bộ sưu tập này có thể giúp các nhà nghiên cứu, giáo sư, sinh viên, các giới chức công quyền chuyên hoạch định chính sách, giúp mọi giới học hỏi và hiểu rõ thêm về Việt Nam. Bộ sưu khảo này cũng làm tăng vị thế hàng đầu của Đại Học Washington, đứng hàng đầu về khoa lịch sử, chính trị, địa lý lịch sử, cũng như thời kỳ Mỹ tham dự cuộc chiến.
Giebel kết luận: Bộ sưu tập sẽ nâng cao tầm vóc của Thư Viện Đại Học Washington (UW) lên rất cao .
“Đây là những nguồn tư liệu vô cùng phong phú mà tôi mong muốn được dùng đến,” Giebel nói. “Đối với sinh viên ban cử nhân rất sành sõi với việc nghiên cứu chủ yếu là qua trực tuyến (online), thì nay bộ sưu tập sẽ cung cấp một cái gì đó mới mẻ. Đây là lối học mà nguồn tài nguyên trực tuyến cũng chịu thua, vì không trực tuyến không thể cung cấp [vì] nó giúp ý tưởng trở thành hành động và tôi nghĩ rằng đó là một bước tiến hấp dẫn trong việc chuyển đổi lịch sử.”
Riêng về phần ông Ngô Hoàng “hy vọng bộ sưu tập sẽ cung cấp một cách nhìn sâu sắc có ý nghĩa hơn đối diện một nền văn hóa rộng lớn mà nhiều người trong cộng đồng Việt Nam không cập nhật được những thông tin từ những nỗ lực cho cuộc chiến Việt Nam”.
“Tôi hy vọng rằng người gốc Mỹ gốc Việt sẽ tăng thêm mối quan tâm sau khi có bộ sưu tập này giúp tập hợp những trang sử và xếp đặt liền nhau,” ông Ngô Hoàng cho biết như trên khi đề cập đến lịch sử thời hậu chiến. “Nhưng sau cùng, thì đến nay vẫn còn rất nhiều nỗi đau đớn và vết thương để lại .”
Sheryl Stiefel, Giám đốc Thư viện Libraries Advancement đã cho biết: Bộ sưu tập này có sẵn tại tất cả ba thành phố của trường Đại học Washington (Tiểu Bang Washington)– chi nhánh Tacoma, chi nhánh Bothell, và Seattle – bộ sưu tập sẽ giúp bắc nhịp cầu lôi cuốn sinh viên thêm quan tâm đến lịch sử Việt Nam.
Cô Stiefel muốn được kêu gọi mỗi cá nhân, các doanh nghiệp và các tổ chức đoàn thể, hội đoàn cũng như cộng đồng người gốc Việt tại địa phương và khắp nơi cùng góp thêm bàn tay giúp một phần đóng góp thêm cho ngân quỹ của Bộ sưu tập “VietNam Era Collection” giá trị này…
Để biết thêm chi tiết đóng góp, có thể liên lạc với cô Stiefel Sheryl điện thoại: (206) 685-1973 hoặc qua email: sstiefel@uw.edu
hoặc Judith Henchy qua email: judithh@uw.edu.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Nguồn: www.Danquyennews
Nguyên bản Anh ngữ có thể đọc trên: www.NVnorthwest.com