Những nỗ lực của Trung Tâm Asia dành cho một nhạc sĩ lớn của nền âm nhạc Việt: Chủ đề Phạm Đình Chương– Mộng Dưới Hoa
Hai buổi diễn thu hình tại Pechanga ngày 28-4-2018 với đông kín khán thính giả yêu mến nhạc sĩ Phạm Đình Chương, cũng như Trung Tâm Asia đã trôi qua gần một tháng.
Sự thành công này một phần là vì chương trình Nhạc sĩ Phạm Đình Chương là một chủ đề cống hiến cho người yêu nhạc ngưỡng mộ và sự chờ đợi thưởng thức và hiểu tận tường gốc gác các tác phẩm giá trị chưa được Trung Tâm thực hiện thành Video bao giờ.
Banner mới (tháng 6y-2018) của Trung Tâm Asia Forum được trình bày bởi Vincent Nguyen(Asialcoholic/Khoa) sáng tạo dựa trên y61 tưởng: “Great Gatsby Love and the Restless”.
Hoặc Nửa Hồn Thương Đau có phổ từ thơ không? Đó là đoạn trường của tác giả, và Ngựa Phi Đường Xa” là của ai?
Nhớ lại buổi gặp gỡ với tổng giám đốc Trung Tâm Asia; cô Thy Vân (ảnh trên) than thở: mệt nhoài người và quá nhiều công việc sau hai show thu hình liên tiếp, “nhưng rất vui vì sự thành công, mang lại chương trình thưởng ngoạn cho khán thính giả”
Riêng con trai của nhạc sĩ Phạm Đình Chương, anh Phạm Thành đã vui vẻ trò chuyện cùng những nhà báo nhận ra anh, cũng như trong cuộc trả lời phỏng vấn ngắn của Jimmy Nhựt Hà, anh Phạm Thành cho biết: “Đây là một chương trình với cách trình bày sân khấu và ánh sáng ghi dấu một tiến bộ vượt xa vài chục năm trước đây… và tất cả ca sĩ nghệ sĩ, MC, đều nỗ lực hết mình, bài bản cô đọng. Hầu hết là tình ca từ còn trẻ đến cuối đời ở hải ngoại, xứng đáng cho khán thính giả chúng ta chờ đón DVD Nhạc chủ đề Phạm Đình Chương- kể cả những điều thực chưa hề tiết lộ….”
Chúng ta có thể nói đây là một chương trình Nhạc Tình Ca Phạm Đình Chương thì rất đúng nghĩa, với sự phân chia làm 4 giai đoạn sáng tác nhạc của ông: Sự nghiệp sáng tác khởi sự từ năm 17 tuổi cho đến những ca khúc sau này ở xứ người như: Đêm Nhớ Trăng SàiGòn (phổ thơ Du Tử Lê)… với tiếng hát Lệ Thu, ghi dấu quãng đời định cư nơi xứ người…
Chương trình được mở đầu với hai nam và hai nữ ca sĩ tươi trẻ, có sức thu hút khán giả bằng nét sống động, nhí nhảnh, duyên dáng: Cát Lynh và Ngọc Anh Vi.
Bài hát kế tiếp sau đó, là một yêu cầu của chính producer Thy Vân, có thể nói lên một điều: để nhắc nhở lại phong cách trình diễn của ca nhạc sĩ Phạm Đình Chương (Hoài Bắc) đã gắn liền với một số tác phẩm. Mỗi khi nghe, Ngựa Phi Đường Xa (của nhạc sĩ Lê Yên) khiến chính Thy Vân và nhiều khán thính giả khác đã nghĩ đến một thời ca hát và sáng tác, viết bè hợp ca và chọn nhạc cho anh em nhà “Ban Hợp Ca Thăng Long”.
Nhưng chương trình này có ưu điểm là các MC nắm rất đạt yêu cầu gợi ý từ anh Phạm Thành, qua tài liệu từ Youtube cũng như cơ hội tham khảo lọc lựa từ 4 album giá trị để đời của Phạm Đình Chương, toát lên được ý nghĩa của từng ca khúc.
Điển hình như ca khúc “Nửa Hồn Thương Đau”, nếu không có sự tôn trọng và đặt lại những nguồn gốc đích thực của nguyên nhân sáng tác, (như khán thính giả từng bị ngộ nhận với những lý do sáng tác một số ca khúc của Phạm Đình Chương hoặc những bi kịch hoặc nỗi sầu thảm phóng đại…, mà một số người viết bài phê bình đã tưởng tượng ra những điều không xác thực với cuộc đời của nhạc sĩ. Nói như vậy để có một ghi nhận toàn diện, là các MC trong chương trình đã dẫn nhập trọn vẹn, dựa trên một tinh thần trân trọng với tác giả Phạm Đình Chương, cũng như những người con, người thân yêu của cố nhạc sĩ hiện vẫn còn sống, và dĩ nhiên một trong số những người thân yêu đó cũng có mặt để thưởng thức chương trình nhạc chủ đề này.
Phạm Thành, con trai của cố nhạc sĩ, “người quản lý di sản và sự nghiệp Phạm Đình Chương” cho biết: “Trong chủ đề này các MC đã dẫn chứng những tài liệu tín cẩn, ví dụ: Nguồn gốc “Nửa Hồn Thương Đau” ra đời là vì sau khi nhạc sĩ được mời viết nhạc chủ đề cho cuốn phim Chân Trời Tím, nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã sắp xếp bố cục tình tiết, tưởng tượng ra đúng theo nội dung cốt chuyện của cuốn phim tình tiết thương tâm kết thúc cuốn phim, chứ không phải là nội dung bi thảm của nhạc sĩ, những sự tuyệt vọng và thất tình tan nát đến muốn tự tử. Đó chính là từ một số người phê bình âm nhạc hay viết lời giới thiệu không thật, đã tự tưởng tượng thay cho nhạc sĩ, nay sau chương trình này đã được làm sáng tỏ hơn… đó là ưu điểm đặc biệt trung thực và đáng tin cẩn từ cuốn DVD Asia này với sự tham gia của con trai của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương.”
Trong hai mươi tiết mục có 19 tiết mục được chọn trong số 44 ca khúc của một đời âm nhạc Phạm Đình Chương, cũng đã là một sự đắn đo lọc lựa, công phu và thành công vượt bực, với thời gian chuẩn bị ngắn ngủi (vừa hoàn tất Gió Xuân, Trung Tâm Asia đã phải tiếp nối một chương trình đặc sắc này không phải là dễ để biên tập, may mắn là nhờ nỗ lực thực hiện của Thy Vân, và tinh thần cống hiến của con trai cố nhạc sĩ (ca sĩ Phạm Thành), và sự trân trọng của 4 MC “không đi ra ngoài đề để nói những điều thừa thãi, lạc đề…“.
Đây cũng là ưu điểm hợp lý khi Asia chọn chủ đề là: “Phạm Đình Chương-Mộng Dưới Hoa“, thay vì là chủ đề dòng nhạc Phạm Đình Chương, hoặc “Nửa Hồn Thương Đau” là ca khúc soạn cho phim… Với lý do giản dị, qua một chương trình chủ đề sự nghiệp âm nhạc Phạm Đình Chương, sẽ đòi hỏi nhiều ca khúc cần đến ban hợp xướng, hoặc ban hợp ca vững chãi, điêu luyện đủ nội lực diễn tả những “Được Mùa”, “Đất Lành”, “Ly Rượu Mừng” (sáng tác năm 23 tuổi) v.v… hoặc như “Đôi Mắt Người Sơn Tây” từng được phát hành qua CD song ca trước đây với Phạm Đình Chương và Phạm Thành..v.v…
Ngoài 4 MC Nam Lộc, Leyna Nguyễn, Thùy Dương, Châu Đình An, trong DVD này còn có phần góp tiếng đặc biệt của nhạc sĩ Diệu Hương nói về ” ca khúc Tiếng Sông Hương” và Diệu Hương đã hát vài 3 câu hát Huế, cũng như sự góp tiếng nói qua clip video của nhà thơ Du Tử Lê nói về Đêm Nhớ Trăng Sài Gòn, là cảm xúc của chính nhạc sĩ Phạm Đình Chương, và thi sĩ Du Tử Lê trong đời sống lưu vong, lạc loài nhớ về quê nhà, để dẫn nhập giới thiệu cho tiếng hát của ca sĩ Lệ Thu…
Chính trong Trường Ca Hội Trùng Dương, khi chương trình đã diễn tiến được 3/4 chương trình tốt đẹp mới đến tiếng hát của người ca sĩ chào đời ở phố Hàng Bồ, mạnh mẽ hát “Tiếng Sông Hồng”, Lê Uyên trở lại sân khấu Asia sau 12 năm vắng bóng qua một ca khúc do Thy Vân chọn và tin tưởng tiếng hát, vẫn còn đầy phong độ, và được anh Phạm Thành khen ngợi trong suốt chương trình. Trong tiết mục này còn có Huệ Thy, Bích Đào và các vũ công phụ diễn.
Chính sự tin tưởng và nhờ Lê Uyên hát rất hay một ca khúc mà cô chưa trình diễn bao giờ. Nhận xét về giá trị tinh thần của chủ đề nhạc Phạm Đình Chương, ca sĩ Lê Uyên nói: “Vẫn biết những sáng tác hay và giá trị của những nhạc sĩ nổi tiếng vốn đã ở lại trong lòng người rất nhiều năm, nhưng khi trung tậm Asia chọn để trình bày nhạc của nhạc sĩ Phạm Đình Chương chính là dịp để mọi người có thêm cơ hội thưởng thức và chiêm nghiệm cái hay của những tác phẩm này.
Nhưng phong cách trình diễn của thế hệ mới thời 2018, ca sĩ trẻ của Asia – Cát Lynh, Phương Trang (ảnh phải) đã diễn tả nét mơ mộng của tuổi sinh viên, trẻ trung, tưng bừng nổi bật ngày nay, thích hợp hơn. Tương tự như thế, ở một ca khúc khác, nguyên gốc như khán giả có thể là hình dung theo theo điệu Jazz, nay đã biến đổi thành trào lưu Boléro, để hợp với cảm xúc “thời đại” hơn…
Diễm Liên với phong cách trên sân khấu rất thực và mạnh mẽ diễn sống thực cùng ca khúc “Quê Hương Là Người Đó” phổ từ thơ Du Tử Lê.
Thế Sơn và Đặng Thế Luân trong quân phục lính trận diễn tả ca khúc một thời cổ động cho người lính chiến rất gần gũi, sống động.
Xuân Phú tiếng hát mới của Asia hát diễn trọn vẹn đủ sức thu hút đông đảo khán giả với ca khúc chủ đề Mộng Dưới Hoa…
Riêng về vài điểm kỹ thuật như hòa âm của nhiều ca khúc trong chương trình đã chú trọng tới âm thanh của nhạc cụ “dày kín” thay vì cách hòa âm “nhẹ nhàng” hơn, thanh thoát hơn để nâng tiếng hát được chú ý nhiều hơn theo trường phái nhạc thính phòng quen thuộc. Có lẽ các nhạc sĩ đã bắt mạch và đáp ứng nhu cầu “số đông” khán giả “ngày nay” nhiều hơn.
Ưu điểm khác cần ca ngợi về ánh sáng và về hình ảnh minh họa từ màn ảnh LCD, với nhà thiết kế Đỗ Cung- Linh Xuân được kể là đồng hành cùng Asia với đôi hia 7 dặm (so với 17 năm trước khi Asia thực hiện các cuốn Video, ví dụ như cũng trong tiết mục “Hội Trùng Dương” thu tại phim trường trong Asia 31).
Nay sân khấu Asia, tươi thắm, sống động nghệ thuật hơn, hài hòa màu sắc tương xứng quyến rũ theo từng ca khúc và thời trang y phục của ca sĩ trên sân khấu cùng với ánh đèn rất hài hòa. Riêng với chung khúc, đáng tiếc là yếu tố thời gian không thể chuẩn bị toàn bộ ca sĩ nghệ sĩ Asia, có thể cùng hát chung với một ca đoàn như các ca khúc cần có ban hợp xướng như Asia vẫn từng có nhiều lần trước đây. Đồng thời, vì yếu tố thời gian chuẩn bị, thời gian cho phép để nhanh chóng chuyển cảnh của các tiết mục (gói gọn trong 3 giờ trình diễn của show) khiến “Tiếng Dân Chài”, không nổi bật được nét hùng vĩ của bến Sông Mã, nơi nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã mô tả trong ca khúc “Tiếng Dân Chài”so với những tiết mục trước đó rất đẹp như: Sáng Rừng, Được Mùa, Đón Xuân
Nói chung sấn khấu rất đáng được khen ngợi tài năng công sức của nhà thiết kế Đỗ Cung- Linh Xuân (phụ tá executive producer) thực hiện LCD hậu cảnh thích hợp cùng vũ công ánh sáng, trang phục, có được sự quy mô, công phu, của các diễn viên phụ trong các vai dân chài, kéo lưới, ngư phủ, dân ven biển chào đón các ghe đánh cá trở về trong hoạt cảnh “Tiếng Dân Chài”.
Tuy nhiên ai cũng hiểu rằng, với những gì khán thính giả được thưởng thức qua buổi thu hình dài 3 giờ, phải tận dụng với các phương tiện điện tử cố gắng để, “nhanh như điện”-thời gian tính, giảm thiểu tốn kém trung tâm còn chịu đựng được, thì những ca ngợi dành cho nỗ lực của mọi ca sĩ, nghệ sĩ, ban tham mưu, thành viên của Asia thực hiện, chung sức hoàn
thành tốt đẹp đủ lôi cuốn.
Liên tiếp các buổi thu hình gần đây nhất đều sold out vé, và được các rạp giúp tạo cơ hội thu hình đều hoan hỉ, hứa hẹn những live show hoặc thu hình kế tiếp, là cơ hội mời gọi đông đảo đồng hương từng rủ nhau về chung vui cùng các chương trình giá trị, chuẩn bị công phu và dày công do Asia thực hiện.
Trích dẫn từ nhận xét của Hạ Vi (Trung Tâm Asia Forum): “Rất vui khi thấy Asia càng ngày càng khởi sắc. Từ sân khấu design đẹp mắt, ánh sáng, đèn sân khấu dùng nhiều màu nổi bật, đến tiếng nhạc, âm thanh, hòa âm xuất sắc, costumes trang phục đã chuẩn bị chu đáo .. khán giả của 2 suất show tại Asia 82 đã thích thú hào hứng, xôn xao tham dự.”
DVD Asia 82 Phạm Đình Chương-Mộng Dưới Hoa là một tác phẩm nối tiếp sự nghiệp của nhạc giá trị gần 35 năm qua. Tôn chỉ của Asia “Âm nhạc của tuổi trẻ và yêu đời”, không thể thiếu của những người yêu nhạc Việt, đồng thời cũng mở ra một góc nhìn đúng và đủ về cây cổ thụ của làng âm nhạc Việt: Phạm Đình Chương.
Chúc mừng Asia và chờ đợi ngày DVD Phạm Đình Chương-Mộng Dưới Hoa và CD sắp phát hành toàn quốc, hoặc cùng lúc có thể xem qua internet một ngày không xa./.
Ghi chú: Một số ca sĩ vắng mặt vào phút chót như Hoàng Oanh, Y Phương (Nửa Hồn Thương Đau), Anh Khoa, Thanh Thúy (dự trù hát Xóm Đêm), Huỳnh Phi Tiễn vì những ý kiến trên Forum,
Đăng Vũ thích hợp với Boléro hơn v.v… vì lý do sức khoẻ, Quốc Thái , NgaMy (dự trù hát Tiếng Sông Hương) cả hai dù rất được Thy Vân khen ngợi nhưng trở ngại về lịch trình bận rộn khác không tham dự được.. Tuy nhiên cũng phải hiểu cho mỗi Trung Tâm có hàng trăm ca sĩ, nghệ sĩ, cộng tác viên, như ca sĩ tên tuổi Lê Uyên, mãi gần 12 năm mới có dịp trở lại hát cho Asia xuất sắc với “Tiếng Sông Hồng“.
nguồn: NVNorthwest.com
Hình ảnh: Thái Đắc Nhã, Andy Phạm (Seattle), Hạ Vi (Trung Tâm Asia Forum), Jimmy Nhựt Hà,
Poster và CD/DVD Cover: Đỗ Cung – Linh Xuân
20 tiết mục trong chủ đề Phạm Đình Chương-Mộng Dưới Hoa ASIA 82
– Sáng Rừng – Cardin, Cat Lynh, Ngọc Anh Vi, Ngô Khải Anh
– Ngựa phi đường xa – Hoàng Anh Thư & Lê Quốc Tuấn
– Được mùa – Dạ Hương, Hoàng Anh Thư, Khả Linh, Phương Trang, Huệ Thy, Bích Đào
– Mộng dưới hoa – Xuân Phú
– Mười Thương – Khả Linh, Leon Vũ
– Thuở ban đầu – Cát Lynh – Triệu Khắc Vinh
– Mắt buồn – Anh Tuấn & Dạ Hương
– Xóm đêm – Thanh Lan
– Đêm cuối cùng – Diễm Ngân
– Người đi qua đời tôi – Duy Thành
– Nửa hồn thương đau – Hồ Hoàng Yến
– Đón Xuân – Ngọc Anh Vi
– Anh đi chiến dịch – Thế Sơn
– Lá thư người chiến sĩ – Đặng Thế Luân
– Trường ca Hội Trùng Dương – Lê Uyên, Huệ Thy & Bích Đào
– Cho thành phố mất tên – Anh Tuấn, Lê Quốc Tuấn, Triệu Khắc Vinh & Thế Sơn
– Đợi chờ – Phương Trang
– Quê Hương là người đó – Diễm Liên
– Đêm nhớ trăng Sài Gòn – Lệ Thu
– Tiếng dân chài – Hoàng Quân