17 Tháng 2 1974- Phi Trường Khải Tắc và 29-3 -1975 : Chia Tay Phi Trường Đà Nẵng
Thời gian thấm thoát đã 45 năm qua vụt nhanh, từ lần đầu tôi gặp anh Hồng vào trưa ngày 17-2-1974, trong trời nắng đẹp Phi Trường Khải Tắc Hồng Kông, một thanh niên một thời SVSQ xuất thân trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt…
Ngày 15 tháng Giêng -1974, anh cầm đầu phái đoàn VNCH đi ra đảo Quang Hòa (Hoàng Sa) thám sát việc xây cất một phi trường thật nhỏ, trên cái đảo mỗi bề dài khoảng 1km, bề ngang khoảng 600mét (chu vi của đảo là 3,200 mét).
Hôm ấy tôi được tháp tùng đề đốc Lâm Nguọn Thánh, trong vai trò sĩ quan báo chí-Bộ Tư Lệnh Hải Quân, được đặc biệt ra đón các anh ngay giữa sân bay…
Khi ngồi trong lòng máy bay về Sài Gòn, 43 anh em mới được đón tiếp nồng hậu bằng champaine, bia và các thức ăn ngày Tết … Món quà tôi trân quý được tặng là hình 43 các anh em quân nhân VNCH, trong số này có 13 anh em Hải Quân trú đóng ờ một đảo kế cận cũng bị bắt. Tất cả anh em chụp hình chung trong đồng phục công nhân Tầu cộng màu xanh lục – rộng thùng thình đến hài hước … là những tấm hình 43 chiến sĩ các anh chụp ở trại giam. Đó là toàn bộ các chiến sĩ Địa Phương Quân trên đảo khoảng 24 người, 13 người anh em Hải Quân ở một đảo khác mới từ chiến hạm đổ xuống, và phái đoàn đi khảo sát việc xây Phi Trường gồm 4 người còn lại, không có mặt người cố vấn Mỹ vì anh đã được về từ trước. Đó là tổng số lính tiền trạm trên đảo dưới quyền chỉ huy của Trung úy Địa Phương Quân Phạm Hy, toàn bộ chỉ có thế, chứ không phải là con số hàng ngàn lính chiến như sự tưởng tượng của người chưa hề biết đến các đảo nhỏ bé này.
Thiếu Tá Hồng sau này như tôi được biết sau khi được Trung Cộng trao trả về lại đơn vị cũ, khi Thiếu Tá Hông đang phục vụ tại thành phố Đà Nẵng, thì tình hình Đà Nẵng đã dung chứa hàng triệu đồng bào khắp nơi dồn về.
Ngày cuối cùng của Đà Nẵng 29-3-1974, Thiếu Tá Võ Bị Phạm Văn Hồng đã cố cưu mang gia đình của anh, và các con của người anh ruột là một Trung đoàn trưởng giờ phút ấy cũng ở cách phi trường không xa…
Thế nhưng, tôi may mắn hơn anh Hồng, tôi được kéo lên chiếc C-130 cùng với những người đã cố chen chân. Anh Hồng thì bị sót lại…. Tháng Hai năm nay, tìm lại tên của anh qua trang Google, đã hiện lên hình ảnh của anh qua nhiều phóng sự rất nhiều người xem, bao nhiêu hình ảnh hiện về. Trong vòng hơn 20 phút, bao nhiêu câu chuyện kể lại với chị Triều Giang (câu chuyện thâu ghi lại từ Ngàn Người Kể …)
Tôi nhớ lại, một thời cuối tháng Ba -1974 phải ra Đà Nẵng gặp gỡ Tư Lệnh HQ vùng I Duyên Hải vị Tướng chỉ huy trực tiếp trận Hải Chiến, và mãi sau này đã để lại một cuốn sách giá trị bậc nhất của một nhân chứng. Nhớ lại một thời biết đến Trường Sa với “người chỉ huy đảo” Dào Tiềm – Trường Sa, mà tôi từng gặp trước đó và năm tháng bên nhau ở Trảng Lớn.
Và ngày 17-2-1974 với Phạm Hy chúa đảo Hoàng Sa, và một “nhân chứng đầy tin cẩn” về trận Hải Chiến Hoàng Sa của một sĩ quan Võ Bị – hiện dich Phạm Văn Hồng v.v.. như cuốn phim của một thời biển đảo, một thời cũng làm công việc báo chí – giao tế… cũng làm nhân chứng cho những thăng trầm mênh mang .. cũng nhớ lại Phi trường Khải Tắc ngày 17-2-1974), cùng tháp tùng Phó Đề Đốc Tánh đi đón 43 anh em được trao trả. Rồi cũng nhớ đến Đô Đốc Thoại ngày ông chút xíu nữa thì bị mất liên lạc tại HQ Tiên Sa…
Rồi đến Phi trường Đà Nẵng 45 năm xưa (ngày 29-3-1975)… người may, kẻ rủi.. Tôi được rời khỏi Đà Nẵng ngày cuối, về lại BTL HQ Sài Gòn tiếp tục phục vụ cho đến hết trưa ngày 30-4-1975, sau khi gặp những ông lớn cuối cùng, như HQ Đại Tá Nguyễn Văn Tấn, HQ Trung Tá Xuân- Tổng Hành Dinh, Trung Tá Lê Như Linh… Trung úy Tuấn em đại tá Phú
Chẳng ít lâu sau đó tôi và anh Phạm Văn Hồng, chúng tôi lại tiếp tục đi tù “cải tạo”...
Và hôm nay người cựu Thiếu Tá xuất thân Trường Võ Bị… Phạm Văn Hồng trở lại trên các câu chuyện của một nhân chứng chân thành: Vẫn như ngày nào tôi gặp: anh vẫn mang nét quắc thước đĩnh đạc như ngày nào bước chân tự tin, đi đầu trong số 43 người đi trong nắng gió, trong tiếng chim hải âu oang oác gọi nhau…
Ngày hôm ấy có biết bao niềm tin yêu và kỳ vọng…
Mà có ai ngờ tất cả đều sụp đổ từ 29-3-1975…
Nhanh chóng đến thế ?
Phạm Kim