DVD “Dòng Nhạc Lưu Vong” đã phát hành rộng rãi…với các sáng tác nổi bật nói về sự đoàn kết đấu tranh bảo vệ non song gấm vóc của tiền nhân, cũng như những ca khúc trữ tình kể lại tâm sự người tị nạn, trong đó có cả “Có Một Ngày”, như nói lên sự tiếc thương một trời kỷ niệm, một màu áo thân yêu. Là một thông điệp quan trọng trong tình cảm con người dù chỉ là những kỷ niệm trên mái tóc. Nói như thế mới hiểu vì sao khi mất tên một thành phố, mất một vùng biển trời không khỏi làm người nhạc sĩ cao tuổi đau lòng, trằn trọc, không ngủ yên năm tháng cuối đời. Trăn trở cầm bút tiếp tục sáng tác, và cống hiến. Trong ước muốn cống hiến như thế, nhạc sĩ Anh Bằng đang chuẩn bị hoàn thành CD chủ đề đấu tranh bao gồm những ca khúc như: Xuống Đường Vì Tổ Quốc, Xuống Đường Vì Dân Tộc, Giặc Đến Nhà-Đàn Bà Phải Đánh.
•Sẽ thực hiện một sáng tác như: “Đòi Lại Tên SàiGòn”
Dù bận rộn với các chương trình nhạc đang thực hiện, và đi cùng với anh chị em nghệ sĩ Asia sang Úc và một vài chương trình khác nhưng vẫn suy tư, cho việc cưu mang ca khúc “Đòi Lại Tên SàiGòn”, như một ước mơ giải tỏa một sự áp đặt người chiến thắng tự nhận là “giải phóng” “Ước mơ thấy lại Tên SàiGòn cho một thành phố thân yêu”.
Nhạc sĩ Anh Bằng thổ lộ: “Sau sự thành công của 2 ca khúc “Phải Lên Tiếng” và “Cả Nước Đấu Tranh” trong DVD Dòng Nhạc Anh Bằng gần đây, nay với tuổi tác, e ngại không còn mạch lạc, tuy nhiên đầy một tấm lòng đối với người thưởng ngoạn nội dung tràn ngập giấc mơ một thời cống hiến thanh xuân. Chuyện đương nhiên trước mắt là muốn Đảng CS/VN hiểu vai trò từ lâu của họ: Đảng quan trọng hơn tổ quốc, sự khiếp nhược trước người anh em cộng sản Trung Cộng, cho dù nhượng bộ lãnh thổ, lãnh hải, biên cương bờ cõi… Trong những ca khúc viết về đoàn kết tranh đấu bảo vệ lãnh hải, biển trời Hoàng Sa-Trường Sa, hồi tưởng lại những đóng góp trước đây trong công cuộc đấu tranh của người Việt hải ngoại và đặc biệt là “thủ phủ” tị nạn Quận Cam nói riêng, nhạc sĩ Anh Bằng từng cống hiến 4 ca khúc cùng với Trịnh Lâm Ngân 3 ca khúc trong CD đấu tranh “Lửa Bolsa”, do đạo diễn Trần Thăng bỏ công sức và kêu gọi các nhạc sĩ sáng tác chung sức thực hiện phát động vào thời điểm “có cuộc biểu dương vĩ đại chống Trần Trường và các hình tượng CSVN trước đây”. Đến tận cùng thù hận… Sự vui mừng khi mơ ước tên Sài Gòn đã trở về, như, ngay sau 30-tháng 4-1975 nhiều thành phố đã bị ghép tên, nhưng ngược với lòng dân cho nên, những tên của thành phố xưa đã được trả lại, như Quảng Đà được phục hồi thành Quảng Nam Đà Nẵng, như Hà Nam Ninh đãkhông còn, để các tên thành phố được phục hồi trở lại. Và tên Saint Peterburg (thủ đô Nga từ trước 1918) cũng đã được phục hồi chứ không ai còn muốn nhắc tới tên thành phố là Leningrad nữa. Với tên Sài Gòn, kể cả trong một số ngôn ngữ đường phố mọi người vẫn quen gọi là Sài Gòn chứ không phải là “HCM City”.
Và chúng ta chỉ đợi một ngày những ước mơ của LM Nguyễn Hữu Lễ, của Đài Phát Thanh ”Đáp Lời Sông Núi”, hoặc những cống hiến lớn lao không mệt mỏi qua ngày tháng của NS Anh Bằng. Mong ước tên Sài Gòn (có từ hơn 300 năm trước) sẽ chính thức trở về trên bản đồ thế giới, song hành với những cống hiến của người dân hai miền Nam-Bắc, và có mặt đông đảo tại Hoa Kỳ và Âu Châu, Đông Âu góp phần kêu gọi thế giới ngăn cản tham vọng đe dọa bành trướng từ Phương Bắc. •
Những ca khúc thành tựu cuối đời của nhạc sĩ, ngoài những tình khúc lãng mạn, còn có các dòng nhạc đấu tranh được tiếp tục trình bày bởi Ca Đoàn Ngàn Khơi và anh chị em nghệ sĩ Asia. CD ca nhạc này là những thông điệp chung của người Việt gửi đến toàn dân và những người đang nắm vận mệnh đất nước.
Như vậy, sau DVD Anh Bằng và Dòng Nhạc Lưu Vong, người nhạc sĩ như con tằm đến thác hãy còn vương tơ, vẫn cùng song hành những ca khúc trữ tình, với những ca khúc hòa mình vào dòng sinh mệnh dân tộc, kêu gọi mọi người chung lòng đoàn kết, phải lên tiếng cùng bảo vệ giang sơn gấm vóc
Kim Long/
nguồn www.NVnorthwest.com