Vũ Cường muốn khởi đầu một cải cách, ngay từ khi ông làm giáo sư nhạc tại trường Đại Học Washington. Cũng là một nhạc sĩ gốc Việt chuyên nghiệp, người chơi kèn trumpet này đang tìm cách để tạo điều kiện cho nhạc jazz thăng tiến theo lối suy nghĩ riêng của Cường tại vùng Tây Bắc.
“Hoàn cảnh nhạc Jazz, phần lớn, vẫn rất là bảo thủ và không mang tính nhạc quần chúng,”Cường phát biểu.“Nhạc sĩ đành chấp nhận. Vì có ít việc làm tại đây và thay vì xông xáo vào đời tìm việc mới, họ lại thường thu động, than thở..”
Nhưng riêng Cường thì khác, ông đang nỗ lực chuẩn bị giúp sinh viên để thay đổi. “Mục đích lớn của tôi là giúp những em này – và thế hệ sau khi tốt nghiệp – tạo một hoàn cảnh tương lai sống động hơn, đổi mới tiến về hướng tương lai, sáng tạo.”
Lãnh đạo tự nhiên
Nếu có ai có thể truyền cảm hứng cho một tập thể nhạc sĩ, thì đó chính là Cường: anh được giới phê bình gọi là “người thiết tha tới tương lai”
Qua một buổi diễn tại Wallingford’s Chapel Performance Space – trong Đại Hội ImpFest 2010, trình diễn nhạc ứng khẩu của Seattle, Cường mặc quần jean bạc thếch và một áo sơ mi đơn giản, bước chân lên sân khấu. Dáng người gọn nhỏ và ít nói, Cường không đòi hỏi nhiều không gian. Ông lắng nghe tĩnh lặng qua những nhạc sĩ trong nhóm Stomu Takeishi, Ted Poor và Luke Bergman bắt đầu diễn. Tiếng trumpet mạnh, trong suốt, và lên cao, bất ngờ khựng lại, khiến mọi người bị thu hút qua một nốt duy nhất, cao, trước khi rơi vào âm thanh nhịp điệu nhanh, vang dội lại.
Vũ Cường thiết tha muốn mang làn hơi này vào dòng âm thanh của điệu kèn rất khác biệt này dài suốt sự nghiệp mình. Khi còn trẻ là tay chơi đàn ghi-ta điện, ông từng cho âm thanh vào những cung điệu cao vót, mà nay cách chơi đó lại được thực hiện vào tiếng kèn. Cường cười và nói: “Tôi cố gắng kiểm soát làn hơi để có tác động ảnh hưởng như của một tay chơi guitar.”
“Làn hơi này làm cho ông thành đặc biệt so với những người chơi trumpet khác,” Brennan Carter, sinh viên năm thứ 3, phát biểu. “Người ta có thể nhận ra, ‘Phải rồi, đó chính là Cường, chứ không là ai khác” khi ta chỉ nghe qua băng thu âm.
Cường trong đời sống thường nhật
Xuất thân từ một gia đình yêu thích nhạc tại Sài Gòn, Vũ Cường định cư tị nạn tại Hoa Kỳ cùng gia đình vào năm 1975. Tại Việt Nam, mẹ của Cường là ca sĩ Nikki từng góp mặt hát trong các phòng trà với ban nhạc quân đội; và cha anh, người chơi được nhiều nhạc cụ và cũng làm trưởng nhóm nhạc mà biết chơi trống, guitar, bass, và trumpet.
Gia đình vượt thoát khỏi SàiGòn vào năm 1975, khi biết chế độ Cộng sản đang tràn vào dứt điểm miền Nam. Nikki đã chuẩn bị ra đi nhưng bố Cường, phục vụ trong quân đội, nên phải ở lại tiếp tục cuộc chiến đấu. “Ông ấy nói, “Cứ mang các con ra đi – Khi nào ở nước đường cùng phải đi thì sẽ đi!” cô Nikki hồi ức về người chồng cũ, người chiến sĩ gan dạ không ra đi nên đã bị kẹt lại Việt Nam.
Gia đình đến thành phố Bellevue, được chị gái của Nikki bảo trợ. Vì người chị, sau khi lập gia đình với một người Mỹ, đã theo chồng về sống tại vùng Tây Bắc, vào năm 1973. Tại Bellevue, cô Nikki làm trong ngành thẩm mỹ để nuôi Cường và em gái, Jessie. Dù tại đây không còn cơ hội, buộc phải ngừng hát, cô Nikki tiếp tục truyền đạt đam mê âm nhạc qua hai đứa con, để cho con cái chơi piano, và sau đó sắm cho Cường kèn trumpet đầu tiên. Khi nói về cuộc đời với ca nhạc, cô Nikki bằng tiếng nói hân hoan. “Tôi yêu nhac, tôi yêu ca hát,” người phụ nữ đã thổ lộ khi mơ màng nhớ lại những ngày ca hát với cặp nghệ sĩ Văn Phụng và Châu Hà. “Và nay tôi rất thương các con. Tôi rất hãnh diện vì Cường và những bạn của cháu. Tôi thấy sung sướng lúc con đi lưu diễn.”
Vũ Cường nhận ra hy sinh của mẹ: “Mẹ tôi có vẻ sống vui thú hãnh diện qua tôi.” Đam mê âm nhạc đã ‘di truyền’, và Cường đã lây niềm đam mê này từ khi còn nhỏ.
“Tôi rất thích nhạc hơn bất cứ những điều gì, may ra còn có thích thêm basketball,” anh Cường thổ lộ. “Nhưng bố tôi từng nói, ‘Con quá thấp cho môn thể thao.” Và từ lúc đó, nhận ra được, tôi tập trung vào nhạc.”
Cường lớn lên nghe nhiều loại nhạc, trong đó có nhạc phổ biến của nhạc Việt và Rock cổ điển Tây phương như ABBA và Pat Metheny, sau đó thành đối tác trên hai lần thắng giải Grammy. Cường nói kiến thức đa văn hoá trộn nhiều, không biết nhạc của mình xuất thân từ đâu.“Dĩ nhiên, kiến thức đón nhận qua các dòng nhạc ảnh hưởng nhạc của tôi, nhưng tôi không biết bằng những cách nào, vì đã dần thấm sâu đậm rồi.”
Khi là học trò tại trung học Bellevue, tài năng nhạc và năng khiếu lãnh đạo đã thể hiện từ thời Cường còn trẻ. Cô Nikki nhớ một lần vào năm cuối học. “Tôi có cơ hội nói chuyện với giám đốc của nhóm học nhạc, là ông Jones nói, ‘Tôi đã học nhiều thứ từ Cường – tôi không bao giờ quên điều đó”.
Vũ Cường tốt nghiệp trung học vào năm 1988 nhận học bổng toàn bộ của New England Conservatory of Music tại thành phố Boston. Sau khi lấy cử nhân chuyên về nhạc Jazz, Cường chuyển qua New York City vào năm 1994, nơi ông đã thu hái được nhiều thành công. Trong thời gian tại thành phố, ông đi lưu diễn nhiều và có cơ hội làmviệc với những nhạc sĩ như Metheney, Laurie Anderson, David Bowie, Mitchell Froom và Chris Speed.
Quay lại với nguồn gốc của mình
Sau khi sống tại Big Apple 13 năm, Cường quyết định về lại vùng Tây Bắc vào năm 2006. “Tôi thấy mệt sau khi sống ở New York 15 năm,” Cường nói. “Trong khi tôi đi lưu diễn khắp nơi, tôi bắt đầu để ý những thành phố khác và không có thành phố nào hợp với tôi bằng Seattle. Khi có cơ hội về, tôi về ngay.”
Vũ Cường đang lưu diễn ở Châu Âu thì nghe tin được nhận về việc làm giáo sư nhạc jazz tại đại học Washington. Ông bắt đầu vào nghề dạy nhạc tại đại học từ năm 2007, đánh một dấu thay đổi hướng đi của chương trình lưu diễn nhạc.
GS Mark Seales là một trong những người lựa chọn Cường trong số mấy trăm người nộp đơn. “Anh có nhiều kinh nghiệm độc đáo khi đọc thấy trên giấy tờ,” GS Seales nói. Nhưng quan trọng hơn cả: “Cá tính, đam mê và viễn kiến, đã mang anh đến với chức vụ giảng dạy này.”
“Khi anh dạy, anh rất tập trung và thu hút và anh có cách tiếp cận khác, rất đổi mới, đòi hỏi nhiều.” GS Seales nói. “Chúng tôi đã cần một người sẽ cống hiến cho tương lai và anh đã rất đáp ứng ý muốn của chúng tôi.”
Học trò cũng ghi nhận nhanh chóng tài của thầy giáo. Vào năm 2010, trường Đại Học đã có bằng khen thưởng cho Vũ Cường Giải UW Distinguished Teaching Award, do sinh viên bầu chọn ra… GS Seales nói thêm “và họ tỏ ra ủng hộ anh mãnh liệt.”
Cường hiện giờ dạy nhiều lớp. Trong một lớp nhóm nhạc Jazz, một nhóm sinh viên nhỏ ngồi vòng tròn bán nguyệt tại thính đường nhà trường. Đề tài hôm đó là bài nhạc mới: Duke Ellington và Isfahan của Billy Strayhorn. Trong khi học viên chơi nhạc, Cường đi đi lại lại, chỉ đôi vớ và hay cởi đôi giầy – và thi thoảng tiến đến kề vai, dựa nói thầm nhắc nhỏ nhẹ vào tai của một nhạc công. “Sao lần này âm thanh này nghe thấy hay hơn nhiều trong lần này?” Cường hỏi. Giọng ông khuyến khích, nhưng tập trung. “Mọi người đều có quyền phát biểu. Hãy ngưng chơi nhạc! Và chúng ta lại chơi nhạc tiếp!.”
Cung cách hướng dẫn của Cường tạo cho sinh viên cảm tưởng làm như mình là nhạc sĩ chuyên nghiệp: Lớp thường tổ chức như một buổi diễn tập. Sinh viên được chọn nhạc, khai triển nhạc phẩm , và biến cho nó thành như riêng của mình.
“Tôi làm tất cả việc bằng trực giác,” Cường nói về cách dạy. “Tôi tiếp cận nhạc bằng cách sống trong giây lát đó, và cảm nhận ra được những người khác đang cảm nhận những gì, họ tiếp cận nhạc và cuộc sống như thế nào…và sau đó, lại tiếp nối.”
Nhưng ông cũng nhấn mạnh đến cấu trúc âm nhạc. Ông bắt đầu với căn bản lý thuyết và sau đó, để cho sinh viên quen ứng biến tự do: “Tôi thường thích gạn lọc ứng biến tự do, ứng biến tự do cùng nhau cho được hay hơn,” Cường nói. “khi sinh viên làm như vậy, họ hiểu họ phải dựa trên bản năng của họ để chính họ hiểu khối xây dựng mô hình nhạc là gì, và tự xóa những đường lằn ranh chia các thể loại nhạc khác biệt.”
Thầy chuyên nghiệp, phong phú hoá khi dạy
Theo ý kiến của sinh viên năm thứ 4, Scott MacPherson, ‘thầy’ Vũ Cường ‘từng gánh vác vai trò trong sự thay đổi lớn lao tại đại học trong hai ba năm vừa rồi.” Dù chỉ bước sang năm thứ 3 làm giáo sư, nhưng Cường lại được sinh viên rất mến phục. “Thầy rất cống hiến và truyền dạy rất hiệu quả, đồng thời, còn là gương mẫu cho tất cả bằng mọi hành vi để mà truyền đạt, những gì muốn dạy cho sinh viên,” anh Ivan Arteaga sinh viên năm thứ 4 nói. “giáo sư luôn học hỏi và điều chỉnh cho thích ứng lại cách dạy, tuỳ theo đang dạy cho đối tượng là ai.”
Đối với một vài sinh viên, Cường có thể hơi khó tiếp cận. “Thầy thật là chuyên nghiệp,” anh Scott nói. “Điều đó làm cho chúng ta thấy hơi e ngại” Nhưng anh MacPherson vẫn có lời khen cho vị giáo sư trẻ. “Hằng ngày, thầy dạy với cường độ đó, và kỳ vọng như vậy. Ông sẽ thấy hơi khó chịu với học viên chúng tôi chăng, nhưng không bao giờ ông chịu bỏ cuộc.”
Đối với thầy Cường, mối quan hệ giữa sinh viên và dòng nhạc do họ sáng tạo khiến cho cảm nhận nhạc của riêng ông thêm phong phú hơn. “Những sinh viên này rất thông minh,” Cường nhận xét. “Sinh viên rất thích phiêu lưu tiến tới, họ không sợ gì.Lúc nào tôi giới thiệu một ý kiến mới, có khi họ đáp ứng lại bằng một hình thức khác hoàn toàn – và lúc ấy lại chính tôi bắt đầu học.”
“Tính sáng tạo là khởi đầu cho mọi thứ”
Thầy Vũ Cường nhận ra nhạc sinh viên không hẳn luôn thể hiện âm thanh đúng nhạc jazz như theo lối xưa, nhưng vì chúng ta đâu còn sống vào thời 1940 nữa rồi. Ông khuyên sinh viên phải thể hiện phong thái đặc sắc riêng của họ, có thể là Rihanna hay Stravinsky tạo âm hưởng vào dòng nhạc họ sáng tạo.
“Jazz luôn thay đổi, có nghĩa nó luôn bị thấm và chịu ảnh hưởng của nhạc xung quanh.” Thầy Cường nói. “Nhạc sĩ đang nghe gì, thì cái đó sẽ thấm nhuần thành một phần nhạc jazz.”
Ông hy vọng vào tương lai sinh viên của ông sẽ tiên phong loại nhạc đang tiếp tục tiến triển mới mẻ, nhất là ở Seattle. “Xã hội phải bắt đầu để ý thanh niên đang làm gì… và ủng hộ việc đó,” ông nói. “Sự sáng tạo là tất cả – “tôi chỉ mong muốn mọi người dân bắt đầu để ý hơn và giúp đỡ.”
Sinh viên của ông chắc hẳn, nhận ra điều này. “Thầy thấy các sinh viên là nhạc sĩ từ khi họ đang lên,” Arteaga nói. “Thầy hết sức công hiến cho sinh viên và dùng hết tài năng để giúp sự nghiệp tương lai của sinh viên và cộng đồng âm nhạc tại đây.”
Dù có nhiều đam mê, thầy Cường cũng đấu tranh cân bằng trong cuộc sống của một giáo sư và một nhạc sĩ. “Điều rất khó,” ông nói về lịch trình. “Tôi không được ngưng nghỉ.” Dù ông đã sẵn lòng chuyển qua giới giảng dạy đại học, nhưng ông cũng vẫn nhớ khi được đi lưu diễn trong vai trò người nhạc sĩ. “Các nhạc sĩ phải có dịp diễn. Họ phải cảm thấy liên kết với khán giả thể hiện như thế nào với khán giả,” thầy Cường nói.
Cho nên, thầy Vũ vẫn phải tiếp tục diễn mỗi khi có được cơ hội. Thầy sẽ đi lưu diễn trong mùa Hè này tại Châu Âu và cũng thường xuyên tham gia vào buổi họp diễn vào mỗi Chủ Nhật tại Café Racer, Seattle.
Nhưng đam mê cống hiến cho sinh viên giúp thầy vượt qua những ngày khó khăn. “Họ là thế hệ tiếp nối nghệ sĩ..” Thầy Cường nói, “Họ muốn nói lên tiếng cho điều khác biệt và thay đổi.”
Khi tôi hỏi nếu ông có thể chia sẻ một điều gì một cách thận trọng, thì thầy Vũ Cường suy nghĩ một giây, và nói, “Tất cả sẽ Okay. Chỉ hưởng giây lát này.”
Bài của AISLYN GREENE – UW News Lab
Phạm Hoài Hương chọn và chuyển ngữ