Trong khi thành phố đang ngủ, có ai như đang “làm một bài thơ” diễn ra tại đường Rainier Ave và góc Othello- Seattle WA.
Gói, xếp, đè, chèn, nén, những lớp nguyên liệu như từ truyền thống cổ truyền, cùng với sự cống hiến để giữ vững một món bánh có từ bao nhiêu thế kỷ xa xưa, đó là Bánh Chưng Việt Nam.
Bà Nguyễn Thị Nhiệm là chủ nhân, đã thức dậy vào lúc 4 giờ sáng hằng ngày trong vòng 24 năm qua rồi để tiếp tục giữ nếp truyền thống này. Từ năm 1986, bà Nhiệm và gia đình của bà làm Bánh Chưng và Bánh Tét trong cộng đồng người Việt tại Seattle tại cơ sở sản xuất: Chợ Hà Tiên.
Bánh Tét và Bánh Chưng gói từ mấy chén gạo nếp, đậu xanh, và miếng thịt nạc dài có mỡ và bì heo, gói chặt lại bằng lá chuối và chính là lá dong, một loại lá trồng tại cả hai miền Việt Nam. Ông Nguyễn Thiên Văn đứng tại một góc yên tĩnh tại tiệm làm bánh, với hai cái khuôn gỗ để làm 28 chiếc bánh Chưng cùng một lúc. Ông Văn cắt lá chuối theo cỡ của mỗi khuôn vuông gói bánh. Ở trên miếng dài lá chuối (thay cho lá dong), ông để lớp gạo, đậu, thịt heo đã có ướp gia vị thơm tho, thêm một lớp đậu xanh đãi vỏ nữa, và cuối cùng, ở trên cùng lại là một lớp nếp.
Với mỗi lượt, ông đi quanh bàn và nhẹ đè ép lên từng lớp, ép chặt lại với một cái chày dẹp, có khắc hình cũng dài giống như một tay chèo nhỏ của một đầu bếp thường xử dụng thiện nghệ. Sau đó, ông gói lớp lá chuối lại và buộc với một sợi dây (nguyên thủy là dây lạt tre, nay dùng dây nylon mầu thay thế, sau đó lấy chiếc bánh đã gói xong ra khỏi khuôn gỗ. Những gói hình vuông màu xanh lá này sẽ trở thành món quà tặng và chúc mừng năm mới hoàn hảo. Ðoạn ông trao tay những bánh này cho vài ba người người đứng quanh, tiếp tục công đoạn gói Bánh Chưng; người thì buộc lại sợi dây cho nó được chặt, người thì nắn cho vuông vức, ngay ngắn hoàn chỉnh.
Ở một góc khác, có người chuẩn bị công đoạn làm bánh Tét, chiếc bánh có hình dạng không vuông như bánh Chưng mà lại có dạng tròn và dài. Gói rồi lăn trên bàn, nén khối lá bó tròn để sau đó cũng nấu trong nồi để sẽ hoàn tất, được lấy ra từ nồi lớn nấu trong 8-10 tiếng với nước sôi sục…
Trong mùa Tết Nguyên Ðán, nhu cầu đặt mua hai món bánh này tăng vọt. Tại Việt Nam, nhiều gia đình có truyền thống tự làm bánh. Ông Văn nói khi ông lớn lên tại miền Bắc, ông bắt đầu chuẩn bị cho bánh Chưng từ tháng 6, bắt đầu nuôi những con heo sẽ để dành mổ chia thịt- nhân dịp Tết và chia thịt này với hàng xóm. Mỗi gia đình dù giàu-nghèo chăng nữa cũng chờ thịt heo này để gói làm nhân của Bánh Chưng. Bánh Chưng thường có ở ngoài miền Bắc, trong khi Bánh Tét, rất quen ở miền Nam. Người “em gái” của Bánh Chưng, không giống hình vuông, mà có dạng hình ống tròn và dài, bên trong là nhân đậu xanh hoặc chuối. Cũng rất được ưa chuộng ở trong miền Nam.
Truyền thống Bánh Chưng này được người Việt hải ngoại tiếp tục duy trì. Những gia đình ở đây lấybánh Tét và bánh Chưng cúng tổ tiên, đặt cúng trên bàn thờ, và cắt ra miếng nhỏ ăn kèm dưa hành, dưa món. Tại miền Bắc, có người ăn với đường hoặc với mật. Có người thích cắt ra từng miếng và chiên trên chảo nóng, cháy giòn ở lớp nếp bên ngoài mầu hổ phách, nhưng vẫn dẻo mềm với đậu xanh và thịt nạc bên trong. Những món này là một phần cần thiết, thiết thân cho Tết Nguyên Ðán.
Ông Văn nói có một tục ngữ thường quen nhắc tới vào mùa Tết: “Thịt mỡ, Dưa hành, Câu đối đỏ.. Nêu cao, Pháo nổ, Bánh Chưng Xanh…”
* Mỹ Tâm H. Nguyễn