“Tôi không biết gì về các opera lớn tại Mỹ mà đã mang lời ngôn ngữ Việt vào phần nhạc opera,” ông Daron Aric Hagen đã mở đầu buổi gặp gỡ như thế. Chính ông là người soạn opera mới, “Amelia.”
Vở “Amelia” đã nói lên hậu quả của cuộc chiến Việt Nam. Nó được ra mắt lần đầu tiên cho thế giới vào ngày 8 tháng 5-2010 và sẽ tiếp tục diễn qua hết ngày 22 tháng 5. Ông Hagen nhận trách nhiệm viết lời cho vở opera này từ 8 năm qua, nhưng ông cũng nuối ý định viết một vở opera về kinh nghiệm người Mỹ tham chiến tại Việt Nam từ khi ông là thanh niên.
“Tôi là đứa con của thời những năm 60,” ông Hagen giải thích. “Tôi quá trẻ để gia nhập vào quân đội, nhưng đủ lớn để… biểu tình (chống) Chiến tranh Việt Nam với những anh trai của tôi tại Madison, Wis. …kinh nghiệm này ảnh hưởng nhiều với tôi và các anh trai của tôi nữa.”
Khi ông bắt đầu viết bản hoà âm soạn cho dân nhạc cho “Amelia,” ông Hagen không chắc những gì liên hệ về Việt Nam sẽ có vai trò lớn trong câu chuyện hay chăng?. Vở Opera này dựa trên tác phẩm mang tên “Cô con gái của người phi công” của nhà xuất bản Gardner McFall, có 39 bài thơ về nỗi mất mát người bố của mình trong chiến tranh Việt Nam và kinh nghiệm đó anh hưởng tới mình như thế nào.
Tình tiết nói về cô Amelia, người có bầu lần đầu tiên, trong khi cô đang đấu tranh hiểu sự chết của bố tại chiến tranh. Cuối cùng, bây giờ có một cảnh diễn xảy ra ngoài Hoa Kỳ, tại một làng Việt Nam nhỏ bé, thế mà mà thành một phân cảnh lớn nhất, ấn tượng nhất trong cả vở diễn opera.
“Thông qua viết về Việt Nam trong câu chuyện này, tôi đã hiểu Việt Nam chính là trọng tâm, là trái tim của câu chuyện này,” ông Hagen tâm tình, “vì cô Amelia-như nhiều người Mỹ khác-đã trưởng thành suy nghĩ đã cống hiến nhiều qua sự mất mát của thân nhân là những người lính trong chiến tranh.”
Mang lại cho vở Amelia xác thực
Khi ông Hagen nhận ra văn hoá và ngôn ngữ Việt Nam sẽ đóng vai trò quan trọng như thế nào trong Amelia, thì ông muốn nhạc trong Việt Nam các phân đoạn của vở opera phản ánh thể hiện những nhân vật người Việt và hoàn cảnh cuộc sống. Ông công nhận rằng trong quá khứ, các vở opera thường có truyền thống bảo thủ như ‘vương quốc nghệ thuật.”
Cho nên, ông Hagen dành cho các nhân vật người Việt khi diễn lại hát bằng tiếng Việt.
“Họ làm như vậy vì đó là điều vinh dự và rất đáng được tôn trọng cho các sự diễn tả,” ông Hagen đã nói như thế.
Nhưng để đạt sự chính thống này đòi hỏi ông Hagen phải sửa lại và nghiên cứu nhiều hơn. Ông học tiếng Việt trong vòng sáu tháng và cũng dựa trên kiến thức của vài người Việt và người dạy tiếng Việt mà ông giao tiếp.
“Tôi làm việc nhiều với một phụ nữ người Việt là người đàn piano trong giàn giao hưởng…chính cô sinh ra đời ngay sau khi bố bỏ mình trong chiến tranh… bố cô là ngườichiến sĩ,” ông Hagen kể lại.
Ông Hagen nói ông phải chuyển nốt cao hơn, ‘thương lượng’ pitché để phát âm đúng ý nghĩa của tiếng Việt. Ông nhớ người phụ nữ dương cầm thủ từng nhắc:
“Ông vẫn phải để cho nốt cao hơn cho … đủ nghĩa.”
“Chưa đủ cao vì phát âm như thế chưa đủ phân biệt không rõ nghĩa là “con gái”, mà ta nghe như có nghĩa “con gà” ’
“Không, không, nốt nhạc vẫn chưa … chưa đủ cao.”
“OK, được rồi, mình có thể… quyết định vậy.”
Ông Hagen muốn cống hiến việc này để tạo một kinh nghiệm xác thực gửi đến cử toạ khán thính giả. Và phải là giữ ngôn ngữ luôn đẹp nhất khi lồng với nhạc.
Sau lần soạn nội dung lại đầu tiên, thì Seattle Opera cộng tác với nhạc sĩ Bạch Quang Cậy, cũng là một người dạy phát âm tiếng Việt, mà chính ông đã khiêm tốn chưa muốn báo Việt ngữ NVTB phỏng vấn, phần vụ của người nhạc sĩ này không chỉ để đạt được chính xác sự lựa chọn ngôn ngữ, những cũng còn phải sửa cả phần phát âm khi ca sĩ hát, xướng âm.
Ca sĩ đã thể hiện trên sân khấu
Karen Vương đảm trách hát một trong hai vai trò người Việt chính từ nhân vật mang tên Trang. Trong 34 ca sĩ trong đoàn diễn, có yêu cầu là 12 người phải hát bằng chính tiếng Việt thế nhưng lại không có ai là người gốc Việt cả.
Cô Karen là người có cha ông nguồn gốc Hoa và bố mẹ sinh ra lớn lên tại miền Nam Việt Nam và đã sống ở đó trong quá trình dài cuộc chiến, cho nên cô nghe và sống trong dòng tiếng Việt từ khi còn nhỏ.
“Mẹ tôi xét hỏi và luyện cho tôi nhiều (về ngôn ngữ)” cô Karen nói. “Nhưng khi ông Cây (thầy dạy tiếng Việt) bắt đầu làm việc…thì có thấy thêm “vô số” về những sự khác biệt chi tiết. Tôi không rành rọt để nhận ra sự khác biệt giữa giọng miền Bắc và miền Nam.”
Tìm hiểu những sự khác biệt nhỏ như thế mà vẫn mất nhiều tiếng đồng hồ tập luyện, ngồi trong nhóm, học nhại theo, bắt chước những người nói tiếng Việt thật chuẩn, để làm cho nó đúng. Ca sĩ opera thường phải hát phần viết bằng ngôn ngữ nguồn gốc Romance, nhưng đây là một thử thách hòan toàn mới.
“Hát bằng tiếng ngôn ngữ phương Đông với cách tiếp cận từ phương Tây, chúng ta phải cố gắng hát như thế nào mà có âm thanh rõ nhất, nhưng không mất ý nghĩa của ngôn ngữ,” cô Karen phát biểu.
Diễn viên Karen cũng rất mừng được có cơ hội diễn này. “Thông qua cống hiến trong vở opera này, tôi được nghe nhiều người nói, ‘Đúng vậy!, gia đình tôi đã cũng từng trải qua tháng ngày trong cuộc chiến,” và họ không dứt… hồi tưởng kể lại nhiều câu chuyện cũ,” cô Karen nói.
Khi cô Vương nhận trang phục, mẹ của cô đòi cô mang nó về để mẹ có thể được xem mà góp ý. Mẹ cô nói, “Ừ, đúng y hệt kiểu quần áo mình đã từng mặc!”
Phản ứng từ khán giả
Tại buổi diễn ngày 12 tháng 5, có người trong khán giả nói về sự diễn đạt sâu sắc của những mối quan hệ và những cảm động thấy được trong vở opera. Có nhiều người xem là còn là thanh niên vào thời chiến, khiến gợi cho họ nhớ, như ông Hagen đã nói, chiến tranh này đã ảnh hưởng cuộc sống của người Mỹ như thế nào trong đời sống người Mỹ vài thập niên kế tiếp đi sau.
Qua vở Opera này có một cặp vợ chồng người Việt khi xem cũng thấy niềm đau đớn như chính cô Amelia từng đau đớn, vì đã mất người thân yêu trong chiến tranh. Hai quan điểm văn hoá đều được trân trọng ngang bằng nhau.
Bà Sandra Gilbert, một người đi xem Seattle Opera thường xuyên, cũng đã mất người chồng đầu tiên trong cuộc chiến, đã phát biểu: “Thực ra, có ba thể hiện về vai trò trong bản bi kịch trong vở opera này, đó là với người Mỹ, với bộ đội Bắc quân Việt Nam, và với quần chúng, người dân Việt truyền thống- tất cả mọi người bị ảnh hưởng..”..
Có hai người khán giả trẻ nói họ thích các phân đoạn trong vở tại Việt Nam không quá lố như các vở kịch có những giao tranh, các trận đánh nhau thường thấy. “Thể hiện được như vậy thật là gan góc – can đảm và tuyệt vời,” cô Shannon McMullen nói về các phân đoạn, hiện trường có cả người Việt và người Mỹ bị trúng đạn , sát cánh bên cạnh nhau.
Qua so sánh này, sự thể hiện chân thực và xúc cảm của từng nhân vật và mối quan hệ thực tế thể hiện giữa hai văn hoá được trưng bày, đã làm say đắm khán giả nhiều nhất.
Cô McMullen và bà Gilbert, cùng với những khán giả khác, liên kết những nỗ lực thử thách và nỗ lực với chủ đề chính trong “Amelia” mang theo cả kinh nghiệm Hoa Kỳ tham chiến tại Iraq và Afghanistan hiện giờ, chứng tỏ mấy thế hệ người Mỹ vẫn tìm thấy những giai đoạn này có xác đáng và giai đoạn giá trị lịch sử.
Caption: Vở opera mang tên Amelia vừa diễn tại Hí Viện Seattle Opera- McCaw Hall, cuối tuần qua, với phần soạn nội dung của Daron Aric Hagen, và sự tham gia cố vấn của một nhạc sĩ người Việt, nhạc sĩ Bạch Quang Cậy và một diễn viên nói-hát tiếng Việt, Karen Vương. Trước đây trên hai thập niên, vở “Miss SàiGòn” cũng nhắc tới hoài niệm về cuộc chiến tại Việt Nam nhưng theo quan niệm sai cần phải được sửa đổi. Nay qua vở Amelia, thành cái nhìn “mới”, đã “tái duyệt lại ” vai trò Mỹ và QLVNCH trong cuộc chiến Việt Nam. Amélia là tên người con gái có cha, một lính Không Quân Hoa Kỳ bỏ mình cho cuộc bảo vệ tự do, không khác gì những hình ảnh của nhiều gia đình người Việt có thân nhân hy sinh cho chính nghĩa tự do của VNCH. Ảnh trái Karen Vương bên cạnh soạn giả Hagen
Tác giả: BRIANA WATTS, sinh viên khoa Báo chí, trường ĐH Washington
Thông dịch viên: Phạm Hoài Hương
Hình: Phạm Bảo Đon