Nếu tất cả các lá phiếu được gọi là quan trọng, thì tại sao các ứng cử viên (thiếu sót) rất ít quan tâm để tiếp cận cộng đồng sắc tộc thiểu số chiếm tỉ lệ, có vai trò đáng kể của TB Washington qua báo chí truyền thông?
Có nhiều tổ chức truyền thông sắc tộc thiểu số trao đổi nhau, đang cùng lúc đặt ra những câu hỏi này!. Trong khi truyền thông dòng chính đang ít nhiều bị giảm xuống, truyền thông sắc tộc thiểu số đang tăng triển, đi lên để đáp ứng nhu cầu của khối “người Mỹ mới”. Sắc tộc các dân tộc thiểu số (bao gồm cả người Đông Âu, người Nga…) chiếm hơn 20 phần trăm của 6.7 triệu người tại Tiểu Bang Washington qua census. Đa số người tiêu dùng chiếm trên 20 phần trăm dân số này rất ưa chuộng theo dõi, thông tin, quảng cáo, tin tức từ chính trong làng truyền thông, báo chí thiểu số.
Có nhiều chủ bút sắc tộc thiểu số và các chủ nhiệm khẳng định rằng các nhà chính trị dòng chính chỉ tự hại họ, khi họ không nhận thấy được những người bỏ phiếu trong các sắc dân thiểu số, chẳng hạn như cộng đồng Việt rất là đáng kể!.
“Tôi đã từng tiếp xúc những ứng cử viên chính trị dòng chính tới lui, xin phép, xin giới thiệu để tiếp xúc các trưởng bộ lạc Da Đỏ, để gặp gỡ thành viên cộng đồng này. Gặp gỡ, sau đó, họ đi … biệt” ông Ronnie Washines, người điều hành báo Yakama Nation Review và cựu chủ tịch Hội Phóng viên Người Mỹ Da Đỏ xác nhận chua chát: “Chúng tôi không nghe tin gì về họ nữa, cho dù họ thắng hay thua. Cho đến mùa bầu sau.”
Tổ chức sắc tộc thiểu số thường là nhỏ. Đa số phát hành thông tin… “miễn phí”, và thu nhập trang trải mọi tốn phí, dĩ nhiên chỉ dựa trên quảng cáo. Ông Washines nói ông đưa các danh thiếp tên địa chỉ liên lạc cho những ứng cử viên và mời họ đăng quảng cáo, nhưng ‘chưa bao giờ thấy có ai trong khối người đông đảo của họ gọi lại.”
Không chỉ có Báo Yakama Nation Review là báo duy nhất, được “đãi ngộ”. Trong 33 tổ chức sắc tộc thiểu số được trao đổi, phỏng vấn, tìm hiểu khi thực hiện tổng hợp nhiều dữ kiện trong bài bình luận này. 11 tổ chức sắc tộc thiểu số cho rằng (trong năm 2009) họ không có thu được quảng cáo chiến dịch có lệ phí. (May mắn!) Khoảng hơn 16 tổ chức sắc tộc thiểu số cho rằng trong trọn năm 2009 tiền quảng cáo bầu cử không tới $500 tính trọn năm trong tiền quảng cáo chiến dịch bầu cử.
Điều trái ngược và thật nghịch lý là, dù 33 tổ chức sắc tộc thiểu số hình như rất ít được nhận tiền quảng cáo bầu cử, trong khi thực chất: các ứng cử viên chính trị Washington và ban tổ chức đã đầu tư nhiều tiền (đánh giá quan trọng) vào quảng cáo.
Theo luật Public Disclosure Commission của tiểu bang, những chi phí và đóng góp gọi là “quảng cáo” hay là “media” tổng cộng lên tới $3.4 triệu vào năm 2009.
Nhưng tiền thu nhập cho cả 33 tổ chức sắc tộc thiểu số khiêm tốn chỉ nhận được dưới $25,000. Ngược lại, chỉ có .7 phần trăm (nhỏ hơn 1/100) của cả ngân sách chiến dịch vào năm 2009; được dành cho các cộng đồng sắc tộc thiểu số tại Washington.
Đa số báo chí sắc tộc thiểu số được phổ biến bằng tiếng mẹ đẻ và nhằm phục vụ những cộng đồng hạn chế về ngôn ngữ. Cả tiểu bang, theo thống kê Census: hiện có 7.6 phần trăm người dân nói tiếng Anh “không giỏi.” Tại quận hạt King, số phần trăm đó vượt quá 10.8%. Hầu hết những người trong số này dựa trên báo chí sắc tộc thiểu số. Chưa kể “hầu hết” người thiểu số đều đọc báo của nguồn gốc ngôn ngữ của họ vì những đòi hỏi gần gũi, sự phục vụ chuyên biệt, và niềm tự hào thầm kín.
Những người phụ trách chiến dịch bầu cử có thể lý luận đa số tiền quảng cáo của chiến dịch vào TV và radio. Đáng lẽ công bằng mà nói, các tổ chức truyền thông sắc tộc thiểu số được hưởng một chút tiền quảng cáo vì đa số là báo giấy. Nhưng thực tế, phần lớn tiền quảng cáo chiến dịch tranh cử để tiếp cận các cộng đồng sắc tộc thiểu số nếu có cũng chỉ thấy trên báo giấy…
Đài Univision Seattle có lượng khán giả là 320,000 người gốc Tây Ban Nha báo cáo họ không có tiền quảng cáo chiến dịch tranh cử trong năm ngoái và cũng nghĩ năm nay, rồi cũng chẳng có !!. Anh David Cho, chủ tịch của đài AAT- TV, mạng lưới đa ngôn ngữ trong cộng đồng gốc Á xem miễn phí- tại vùng Tây TB Washington, cho rằng lần cuối được phát quảng cáo chiến dịch, mãi từ năm 2007. Gần đây có đôi khi có gợi ý quảng cáo TV, nhưng chỉ muốn chi dưới $500 cho toàn bộ cả chiến dịch. Chúng tôi phải từ chối vì tiền thu nhập thấp quá.”
Có trường hợp cho rằng đăng quảng cáo với truyền thông sắc tộc thiểu số có nhiều lợi thiết thực trên đầu tư kiếm được nhiều phiếu. Tại TB California, ứng cử viên thống đốc Đảng cộng hòa Meg Whitman đã cắt vai trò thắng thế của ứng cử viên Đảng Dân Chủ Jerry Brown từ 23 điểm năm ngoái đến nay chỉ còn cách biệt 3 điểm vào tháng 9 năm nay. Theo thăm dò mới nhất của Field Poll: Bí mật của bà? Thắng lợi này chính là quảng cáo mạnh trên truyền thông sắc dân thiểu số tiếng Tây Ban Nha.
Những nhà chính trị tại Washington không muốn đầu tư tiền tranh cử nhắm tới tiếp cận các sắc tộc thiểu số vì họ nghĩ (sai lạc) vì những cộng đồng này không đi bầu nhiều, cho nên họ không cần đầu tư ? Hay là vì họ họ đang thắng thế ở cộng đồng đó, hoặc ngược lại. take for granted những cộng đồng này? Dù do bất cứ lý do gì, họ đã bỏ lỡ mất những cơ hội quan trọng để gắn bó với một thành phần đáng kể một số lượng phiếu “chưa quyết định”, nhưng giữ vai trò thay đổi rất còn “nghiêng ngả” của những người đi bầu tại Washington. Hơn thế nữa khi người bầu phiếu đọc thấy những quảng nhận ra được sự thân thiện, gần gũi, khiến họ không thể quên… dịp bầu cử.
Có thực người gốc Á Châu, người nói tiếng Tây Ban Nha, và người gốc Phi (Mỹ đen) có thẻ cử tri, bầu phiếu thấp hơn so với người Mỹ Trắng tại Washington khoảng 20-25%. Nhưng khi thấy nhà các nhà chính trị khi ra ứng cử ít quan tâm và ít đầu tư vào cộng đồng của họ, thì thực ra, sự khác biệt nên lớn hơn, Càng xa lạ càng khiến cho họ cảm thấy ít quan tâm tới bầu cử!
Nhưng cần nhắc nhớ các ứng cử viên tranh cử một điều rất căn bản: Họ có tiềm năng rất lớn tại tiểu bang như Washington để vận động những người sắc tộc thiểu số bầu cử. TB Washington hiện xếp hàng thứ 4 trong các tiểu bang về đăng ký đi bầu cử của người gốc Á Châu và hạng thứ 8 giữa người gốc Tây Ban Nha. Thực ra, Trước đây chỉ có thấy tài liệu bầu cử bằng tiếng Anh và tiếng Hoa thôi. Sau con số kết quả từ thống kê của Census 2010 được đếm chính thức, thì các cơ quan tổ chức bầu cử dự kiến in thêm tài liệu bầu cử sẽ ấn loát kèm bằng tiếng Tây Ban Nha, Đại Hàn, và tiếng Việt. Vì vậy các nhà chính trị ứng cử viên đến lúc biết rằng họ cần nên bắt đầu tiếp cận những “cử tri” này qua hệ thống truyền thông ngôn ngữ và săc dân của họ.
Hoặc còn một lý do khác? Có lẽ các nhà chính trị này tin cậy một vài cộng đồng sắc tộc thiểu số có lập trường chính trị “nhất định” rồi, không cần “thuyết phục giành phiếu nữa chăng?!. Sự hiểu sai lầm này dựa trên giả định truyền thông sắc tộc thiểu số thường minh định một khuynh hướng khó đổi thay.. không cố gắng khách quan uyển chuyển như truyền thông dòng chính.
“Không quan trọng họ là Đảng Dân Chủ hay Đảng Cộng Hòa—độc giả của chúng tôi rất muốn biết những ứng cử viên này là ai,” ông Miguel Blanco, chủ nhiệm của Êl Aguila, một báo song ngữ tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh phc vụ vùng Puget Sound phía Nam Seattle.
Cả hai Đảng, và cũng có cả ứng cử viên gốc sắc tộc thiểu số, đều không dùng đến truyền thông sắc tộc thiểu số như họ vẫn chỉ dành quảng cáo với báo chí, truyền thông dòng chính!
Có những nhà chính trị cho rằng những nhà chiến lược của chiến dịch bầu cử (thay họ) quyết định chi tiền quảng cáo và lịch trình gặp gỡ cử tri… Truớc sau, ứng cử viên phải đạt ưu tiên của mình là gì. Ứng cử viên không có cố gắng nào để thực hiện nhịp cầu nối giữa các thông tin đến sâu rộng (giữa cả chính họ) với các cộng đồng sắc dân thiểu số và dòng chính khi họ đang có chiến dịch tranh cử. Thì chắc họ cũng chẳng có cơ hội hoặc chẳng thiết tới, để có thêm d kiện hoạt động khi được bầu vào chức dân cử rồi!
Nhưng ít ra cũng phải tự nhìn lại từ phía những tổ chức sắc tộc thiểu số, Không phải là không có trách nhiệm trong vấn đề “hố xa cách” này!. Có nhiều tổ chức truyền thông sắc tộc thiểu số xuyên qua bản nghiên cứu này, cho biết cơ quan tổ chức của họ, công nhận vì thời gian của họ rất hạn chế hay cũng vì tập quán, nhận thức cản trở để tìm hiểu đi sâu vào thế giới chính trị, công quyền.., họ không theo đuổi kiếm quảng cáo các chiến dịch bầu cử hay chẳng muốn “mặn mòi” phỏng vấn những ứng cử viên. Như những người phụ trách vận động chiến dịch cần phải đánh giá cao vai trò của truyền thông sắc thộc thiểu số; như truyền thông sắc tộc thiểu số cũng phải nỗ lực làm việc để chiến dịch chính trị biết biết cộng đồng mình… cho dù không phải chính vì để mưu quảng cáo…
Julie Pham, PhD, đã thành lập chương trình Sea Beez và cũng theo dõi truyền thông sắc tộc thiểu số tại vùng Tây Bắc cho