Nói chung, tôi chưa tự nhận tôi là một người làm chính trị. Tôi không thuộc đảng nào.
Đối với mỗi ứng cử viên, mỗi dự luật, tôi từng nghiên cứu, từng lắng nghe để quyết định đề cử cho ai?. Điều nào có hợp lý cho tình hình hiện giờ, và cũng cùng nghĩ tới tương lai. Như vậy, thì tôi mới đi bầu.
Từ quan điểm một người Việt trẻ và với vai trò người làm báo, tôi biết nhiều người Việt, cùng với nhiều người vì hạn chế Anh ngữ, không có thời gian, điều kiện, tài liệu Anh ngữ để nghiên cứu về quá trình bầu cử. Cho nên họ không nắm vững để đi bầu. Hay nguy hiểm hơn, họ bỏ phiếu với bất cứ ứng cử viên nào họ thấy quen tới với cộng đồng của họ, dù mình không hiểu chi tiết ứng cử viên đó đại diện cho những điều gì, hoặc nói ra đề nghị!.
Trong mùa bầu cử này, tôi đã học nhiều điều. Trước hết, có nhiều ứng cử viên và tổ chức chính trị chỉ nói họ quan tâm tới cộng đồng người sắc tộc thiểu số nói chung. Theo hồ sơ Public Disclosure Commission, năm ngoái, các ứng cử viên đầu tư $3.4 triệu vào tiền quảng cáo chiến dịch. Trong số tiền lớn đó, 33 tổ chức truyền thông sắc tộc địa phương được hưởng $25,000 – nghĩa là, chưa đến 1 phần trăm của số tổng cộng của cả đống tiền đầu tư vào quảng cáo chiến dịch. Số dân thuộc các sắc tộc thiểu số tại tiểu bang này chiếm hơn 20 phần trăm của dân số.
Tôi nêu ví dụ này không có nghĩa đòi hỏi nhà chính trị phải đăng quảng cáo trên báo NVTB hay các báo Việt ngữ khác để ‘mua’ sự ủng hộ. Nhưng tiền quảng cáo chiến dịch là một cách khoa học “làm quen”, để đánh giá ứng cử viên có quan tâm thật tới mình hay không trong khi họ ứng cử.
Có một nhà chính trị người Mỹ gốc Á phục vụ ở một thành phố Eastside viết email cho tôi, nói nhà chính trị không đăng quảng cáo cho chiến dịch tranh cử với báo chí sắc tộc thiểu số vì những người sắc tộc thiểu số không ‘quan tâm’ tới chính trị. Hơn nữa, ông này trách “sai lạc” là người gốc Á ít khi góp tiền ủng hộ bầu cử.
Tôi thừa nhận, người sắc tộc thiểu số tham gia bầu cử ít hơn người Mỹ trắng, nhưng điều đó không có nghĩa họ ít quan tâm tới chính sách, chính trị ảnh hưởng tới đời sống của mình. Người bầu ít hơn phải chăng có nghĩa là họ có giá trị ít hơn?
Có nhiều người quan sát TNS Murray và ông Dino Rossi đầu tư mấy trăm nghìn đồng vào quảng cáo trên TV. Tiền một ngày quảng cáo TV là đủ mua quảng cáo 1 tuần trên mười báo chí sắc tộc thiểu số địa phương.
Trong chiến dịch tranh cử, cũng như trong kinh doanh, người ta thường nghĩ tới ‘lợi nhuận trên đầu tư.’ Ứng cử viên muốn nhiều đóng góp vào quỹ tranh cử của họ. Thế thì, một cá nhân mua một vé $200 đi tham dự buổi gây qũy để ủng hộ ứng cử viên cùng mấy trăm người ủng hộ khác có giá trị bằng một ứng cử viên mua một quảng cáo $200 tiếp cận mấy nghìn độc giả Anh ngữ hạn chế không xem truyền thông dòng chính được. Kết quả nào có lợi ích trên tiền đầu tư hơn?
Nếu những nhà chính trị (ứng cử viên) không đầu tư (không quan tâm, hoặc đóng góp) vào những cộng đồng thiểu số này vào trọng tâm mùa bầu cử, thì họ còn đợi đến bao gìờ? Chắc gì họ đầu tư hơn sau chiến dịch đã hoàn tất (hoặc đã thắng cử)!
Để giải quyết vấn đề này, hai bên phải bước tới với nhau. Chúng ta cần ứng cử viên đến lắng nghe cử tri, không phải chúng ta cảm thấy mừng khi ứng cử viên đến với mình mà họ cảm thấy cử tri thấy thoả mãn lắng nghe họ thôi. Phải hiểu sức mạnh của mình. Đừng coi thường mình, đừng thấy những lời chào đón (xã giao) là đủ, thì ứng cử viên sẽ thấy họ phải vận động thêm để có phiếu của mình.
Ông Rossi khẳng định ông sẽ cắt ngân sách… nhưng làm sao để thuyết phục ông sẽ nghĩ tới nhu cầu riêng của các cộng đồng sắc tộc thiểu số, Anh ngữ còn hạn chế?
Chúng tôi vẫn chỉ là thiểu số thôi. Họ muốn có thấy ‘kết quả’ như thế nào trước khi họ thấy “nhóm này”đáng đầu tư?!
Chương trình Anh ngữ cho con cái mình có cơ hội hòa nhập vào xã hội dòng chính có chỗ trong kế hoạch ngân sách của ông Rossi chưa? Giúp người di dân bất hợp pháp muốn chịu khó làm việc để đạt được ước mơ trở thành công dân cách nào? Giúp những người làm việc, lương thấp, mà lại không được bảo hiểm chính phủ, lại không đủ tiền mua bảo hiểm tư bằng cách nào?!
Chắc quý vị biết nhiều chính khách cách xã giao như vậy trong cộng đồng chúng ta.
Lúc nào tôi nghe ông Rossi, tôi cũng nghe về tổ tiên di dân chịu khó của ông. Dù rất cảm ơn ông có cảm tình với cộng đồng di dân của tôi, quần chúng đang muốn biết rõ mình sẽ sống hiện giờ như thế nào?
Pham Julie