Không có lắm người phản đối mối quan hệ chặt chẽ giữa ngôn ngữ và văn hoá. “Những người như tôi mà phải học ngôn ngữ thứ hai mới thấy rõ sự quấn quýt giữa cả hai”. Tôi hiểu biết văn hoá Việt Nam thông qua ngôn ngữ, không phải chỉ vì đi Hội Chợ “Tết in Seattle” hay vì “ăn phở”. Bất cứ người Mỹ trắng nào cũng có thể làm hai việc đó, nhưng có rất ít có thể vừa làm vừa nói tiếng Việt.
Khi tôi nói, tôi không phải chỉ truyền đạt mà tôi cũng còn chia sẻ thói quen thực hành và nội dung truyền thống thông qua lời lẽ, ngôn từ. Khi tôi dùng những câu tục ngữ, thì tôi nói về giá trị văn hoá và lịch sử. Do đó, có những tác phẩm cổ điển có thể đánh giá cả một nền văn minh, như “Tứ đại tác phẩm cổ xưa” của Trung Hoa và “Truyện Kiều” của Việt Nam. Có nhiều sự gợi ý tế nhị phát hiện qua cách nói chuyện, chẳng hạn như người Hoa chào nhau bằng câu, ‘Có ăn gì chưa?’ và người Nhật để ý đến từ nói về mùa thay đổi nhiều và khoảng trăm ngôn đại từ của tiếng Việt.
Đối với những nhóm sắc tộc thiểu số đang cư ngụ ở hải ngoại mà phải hòa nhập vào xã hội họ đang sống, thì ngôn ngữ còn quan trọng hơn về khả năng liên kết và giữ vững văn hoá mình. Điều khó khăn xảy ra đặc biệt là cho thế hệ lớn lên xa quê hương nhưng vẫn muốn giữ lối sống đa văn hoá (chẳng hạn như người Mỹ gốc Hoa, người Việt gốc Pháp, người Canada gốc Nhật, v.v…) Nếu ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong đặc tính văn hoá, thì những người chỉ biết nói một ngôn ngữ thôi có thể gọi mình đa văn hoá chăng?
Tại buổi thuyết trình của Hội Thân Hữu Người Việt–Seattle, nhằm đánh giá sức mạnh và ước vọng của cộng đồng người Việt địa phương, tôi chứng kiến một nhóm thanh niên nam và nữ chia sẻ tham gia vào dự án nghiên cứu này để giúp họ tự cảm thấy gần gũi hơn với cộng đồng. Nhưng tôi thấy chỉ có một người trong cả nhóm nói bằng tiếng Việt. Tôi cũng thấy thắc mắc khi có hai người nói họ cảm thấy không thoải mái khi sử dụng tiếng Việt vì họ không nói giỏi. Dù họ vẫn thấy rất rõ ràng nói được bằng tiếng Việt giữ vai trò quan trọng, nhưng họ không nói được mà thôi! Dự án này cho rằng đa số người lớn và thanh niên được quan sát đã đồng ý rất quan trọng cần bảo tồn văn hoá. Khi làm dự án nào, thì ý thức văn hoá của thanh niên đương nhiên đã tăng lên, nhưng đối với những người không biết nói tiếng Việt, thì sự trở ngại ngôn ngữ này đã hạn chế cho thành quả mong muốn.
Vấn đề này cũng xảy ra trong các thế hệ trẻ của những cộng đồng sắc tộc thiểu số khác nữa. Lời phàn nàn có chung của thanh thiếu niên là “Người lớn không bao giờ lắng nghe chúng tôi!” Tôi tin là họ cũng lắng nghe đấy chứ! Nhưng có thể vì họ không hiểu tiếng Anh rành lắm. Nếu khi trò chuyện mà có thể nói cùng chung một ngôn ngữ thì chắc chắn sẽ đạt được nhiều kết quả hơn. Nhưng xin nhớ: đừng mong chờ những người lớn tuổi nhanh chóng học ngôn ngữ mới.
Dù giới trẻ sẽ gánh chịu trách nhiệm giữ những mối quan hệ văn hoá, nhưng việc dạy ngôn ngữ, và cốt lũy, phát triển duy trì văn hoá, vẫn nằm trong tay của thế hệ tiền bối. Mỗi người đều biết trẻ em học ngôn ngữ của bố mẹ rất tự nhiên. Khi bậc phụ huynh cha mẹ, và ông bà nội ngoại không khai thác cơ hội dạy con cái ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, thì họ đã lỡ để cho một phần lớn của di sản văn hoá của họ biến dần mất đi.
Quay lại với buổi thuyết trình nói trên, có những người cao niên tham dự, lắng nghe và theo dõi, có nở nụ cười kỳ vọng trên nét mặt dù chắc họ chỉ hiểu được rất ít. Khi buổi thuyết trình kết thúc, một thiếu nữ trẻ, từng xuất hiện trước đó, và chỉ nói bằng tiếng Anh đứng một mình trước đám đông, và rồi vụng về, dáng khó khăn, gởi lời cảm ơn bằng tiếng Việt trước khán giả. Liền đó cả phòng họp tưng bừng hẳn lên, ào ạt tiếng vỗ tay hoan nghênh.
Thông qua tiếng huyên náo, có một người đàn ông phía sau phát biểu vang lên: “Cháu nói tiếng Việt rất giỏi!”
Bảo Nguyễn
(Bài đã được đăng trên báo International Examiner, NVTB trích dịch và đăng lại)