Anh Phan Vinh không còn bao giờ bước chân vào căn nhà mà anh đã từng sống ở chung với cha mẹ tại thành phố Olympia nữa!.
Anh đã qua đời vào ngày mùng 3 tháng 7 năm 2007 tại Alaska khi làm việc trên Tàu F/T Enterprise, một cơ xưởng sản xuất hải sản trên biển. Theo báo cáo U.S. Coast Guard, anh đang chuyển cá ra từ hầm chứa, bất ngờ một cửa hydraulic bị bật lên, đập vào đầu của anh. Cha mẹ và bốn anh chị em đồng ý họ cùng phải làm một việc: kể chuyện này cho toà án nghe. “Chúng tôi thật tin tưởng vào hệ thống do toà án quyết định tại Hoa Kỳ sẽ nêu ra những sự thật và thông qua những sự thật đó, sẽ có sự công bằng,” anh Phan Ken, em trai của anh Vĩnh nói.
“[Việc kiện cáo] sự trông cậy vào, và đương nhiên, đó không thể nào thay thế được mạng của người đã mất, nhưng làm việc này vẫn nhằm tôn kính người đã khuất,” Corrie Yackulic, luật sư của gia đình lên tiếng.
Vào tháng 2 năm 2009, anh Phan Ken, con trai thứ nhì, làm đại diện cá nhân cho di sản của người anh quá vãng là Phan Vinh; và đệ trình việc kiện cáo chống công ty O’Hara Corporation, gồm chủ nhân và người điều khiển của F/T Enterprise.
Vào ngày 21 tháng 9, công ty công nhận có trách nhiệm, và quan toà của Tòa Thượng Thẩm Quận Hạt King tuyên án quyết định phần thắng cho bên gia đình anh Phan Vinh. “Bang Phan và Tron Bui là người hưởng di sản từ người quá cố dựa theo Luật “Death on the High Seas Act” (Luật Quy Định Về Tử Vong Khi Làm Việc Trên Biển) …được thừa hưởng $522,362.50 ” theo bản văn công bố chung cuộc bởi quan tòa Gonzalez. Kết cuộc không có chống án
“Số tiền này sẽ giúp người thừa kế được giải quyết các vấn đề tài chính vì người quá cố là người đóng góp nhiều vào tài chính gia đình…Sẽ cho họ được dễ thở…” Luật sư Yackulic nói thế. Như những văn hoá Á Châu khác, văn hoá Việt Nam cho rằng trưởng nam trong gia đình sẽ phụng dưỡng cha mẹ về tài chính và họ sẽ sống chung cùng con tại nhà của người con. Anh Phan luôn tuân hành trách nhiệm đó.
“Quan toà Gonzalez nhận thức được sự việc anh Vinh định phụng dưỡng bố mẹ cho đến khi cuối đời,” cô luật sư Yackulic nói. “Nếu quan toà không nghĩ như vậy, một khi gọi là cha mẹ không tổn hại thì mối tổn hại sẽ là không, và phía kia sẽ lý luận như thế.”
“Tôi nghĩ, Trọn đời anh Vinh, chắc chắn có ý định phụng dưỡng bố mẹ,” cô Yackulic nói. “Chỉ có điều trong việc thưa kiện, phải đo lường số lượng mất mát là bao nhiêu?. Chỉ có những người thân thuộc trong gia đình mới có thể nói lên cho đủ, mà thôi.”
Luật sư Yackulic nói vấn đề này bao gồm sự mất đi nguồn trợ cấp tài chánh của người quá cố dành cho song thân, cũng như mất đi sự đóng góp tài chánh chi tiêu quá khứ và tương lai, từ chính anh Phan (quá cố) bao gồm cả tiền mua thức ăn ở chợ. Gia đình họ Phan
Phan sinh ra vào ngày 21 tháng 2 năm 1979 tại Việt Nam. Cha anh Vinh là ông Phan Bang, nguyên Trung Úy trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Anh Vinh đã đến Hoa Kỳ cùng với bố mẹ, những chị em gái, Hannah Trương, Kim Phan, và Kaylie Phan, và em trai, Ken Phan, dưới chương trình dành đón nhận cựu Sĩ Quan -Viên Chức Miền Nam Việt Nam, được định cư tại Hoa Kỳ.
Sau ngày mất nước, ông Phan Bang cùng cả gia đình vượt biên đến Cambodia và sau đó dời đến Thái Lan, nơi họ ở lại một trại dành cho người tị nạn chờ đợi được thanh lọc là người tị nạn và được có người bảo trợ đến Hoa Kỳ.
Anh Vinh được 14 tuổi khi mới đến Hoa Kỳ vào năm 1993. Anh theo học tại Trung học Black Hills vào năm 20 tuổi, đã tốt nghiệp vào năm 1999, đạt hạng thứ 63 trong lớp có 133 người. Anh Vinh giữ đạo Phật, giống như bố mẹ. Theo Yackulic, những đứa em thì không theo đạo Phật. “Điều đó chứng tỏ anh duy trì truyền thống văn hoá gia đình,” cô nói.
Một ví dụ khác để minh chứng, anh Vinh cống hiến cho gia đình như thế nào là đã về Việt Nam lấy người vợ tên Tran Kim Thuy. Nhưng cả hai đã nộp đơn ly dị vào tháng 12 năm 2006. Quan Tòa Gonzalez phán quyết: hôn nhân ‘không còn tồn tại nữa khi anh ấy đã chết.”
Người em trai tên Phan Ken, nói về sự cống hiến của anh trai rằng “Anh đã trưởng thành thừa kinh nghiệm để nhận ra rằng cha mẹ đã hy sinh, những khó khăn của bố mẹ là để tạo cho các con có cơ hội qua đây, để cho chúng tôi có thể được là người Mỹ gốc Việt.”
Sau khi học một thời gian, nhưng chưa tốt nghiệp Trường Đại Học Crown tại Tacoma, anh Vinh đã mở một doanh nghiệp bán cây loại lá quanh năm xanh”salal”. Anh đã thuê những người khác để đóng gói các cây này. “Họ gửi cây tới tiệm Hoa người Đức và người Hà Lan,” cô Yackulic nói về những tháng đầu tiên của doanh nghiệp. Nhưng doanh nghiệp thất bại vào năm 2005, và vào năm 2006, anh Vinh bắt đầu làm việc trong công nghiệp đánh cá tại Alaska. Công ty O’Hara không trả lời yêu cầu phỏng vấn của người viết bài.
“Vì tôi đã đại diện cho nhiều bậc phụ huynh mất đi đứa con, tôi nghĩ người mất mát không bao giờ thấy vơi hết đau lòng,”
Cô Yackulic nhấn mạnh. “Phòng cuả anh vẫn còn giữ y nguyên trong căn nhà của họ.”
James Tabafunda/Northwest Asian Weekly
Phạm Hoài Hương, chuyển ngữ
English original published in Northwest Asian Weekly: http://www.nwasianweekly.com/2010/12/vietnamese-american-family-gets-more-than-500000-from-the-death-of-son-and-brother/