Loạt bài đăng 2 kỳ: Phần 1: Nhận thức và quan điểm khác biệt về luật mới ban hành
Luật “Quyền Được Quyết Định Sinh Mạng Của Mình” – từ Washington cũng mới chỉ là Tiểu Bang thứ nhì chấp nhận ban hành trên toàn quốc Hoa Kỳ – để dành quyền tối hậu cho bệnh nhân những người chỉ còn có 6 tháng còn lại (cuối đời) được quyết định muốn “tự quyết định sinh mệnh” sớm với sự trợ giúp của bác sĩ.
Nhưng cô Melissa Barber, thuộc “Trung Tâm Toàn Quốc-Quyền Được Quyết Định Sinh Mạng” nói “gần như không có người cao niên sắc tộc thiểu số “áp dụng” những luật này”. Tại Oregon, bà nói, “quý vị sẽ thấy 97.5% của những người mà dùng luật này trong vòng 12 năm vừa qua đều là người gốc Da Trắng.”
Hàng xóm Oregon là tiểu bang đầu tiên, vào năm 1998 đã cho phép tự quyết về sinh mạng trong những tháng cuối đời khi đau bệnh.
Những người ủng hộ những luật như thế này cũng hiểu thực hiện các đạo luật “gây tranh luận” là hơi khó khăn. Nhưng cô Barber cho rằng tổ chức đang ‘xây dựng nền móng’ tại những tiểu bang vùng New England (phía Đông Mỹ) để có một luật tương tự.
Sự tiến đến với tuổi già một cách nhanh chóng của con người tại Hoa Kỳ có cùng nghĩa việc đối phó với thử thách hiện đại vào thời kỳ cuối của cuộc sống sẽ càng ngày càng quan trọng hơn. Khoa học y tế đưa ra những giải pháp lần đầu tiên trong lịch sử “sự quan tâm” tới mối lo lắng về sự lựa chọn của con người có được vào thời kỳ kỹ thuật hiện đại hiện có thể kéo dài giai đoạn sinh tử trước khi từ trần được thêm vài tháng, hoặc vài năm.
Tại Tiểu Bang Washington, vào năm 2008 kết quả bầu cử cho thấy có gần sáu mươi phần trăm người bỏ phiếu “vote” thông qua Dự Luật 1000. Nay gọi là Quyền Được Tự Quyết Định Sinh Mạng”. Thế mà chẳng riêng bà ‘Tâm Huệ’, 73 tuổi, là một trong những người cao niên gốc Việt không hề biết tới dự luật này, nhưng đi bầu vẫn cũng đã bỏ phiếu cho “Thuận”.
Phỏng vấn với quý vị cao niên người Việt, hoặc người gốc Tây Ban Nha, và người Somali, cùng với người trong lãnh vực phục vụ quần chúng tại Seattle, cho rằng người cao niên sắc tộc thiểu số rất muốn biết thêm về sự lựa chọn sức khoẻ và các luật như thế này được áp dụng ở cuối đời mình, “vì họ không muốn kéo dài cuộc sống bằng cách sống với các máy móc phụ trợ của bệnh viện không tự nhiên, hay không muốn thêm gánh nặng vì phải chăm sóc họ. Nhưng có nhiều người rất e ngại phải đối diện trao đổi, đó là chưa nói đến việc bỏ phiếu thuận, “cho quyền bác sĩ giúp quyết định sinh mệnh cuối đời”.
Không đủ am tường
Không giống nhiều quý vị tại Hội Cao Niên người Việt (VSA) tại Seattle, bà Tâm có đôi lần đã biết qua về Dự Luật 1000 sau khi tham gia một buổi nói chuyện ở bệnh viện về quyền được quyết định vào cuối cuộc sống.
“Tôi đọc về nó khi tôi đọc tài liệu bầu cử vào Cuộc Bầu cử chính thức vào năm 2008. Tôi phát hiện ra Luật này đã có ở Oregon và tôi nghĩ, “tôi muốn có tương tự tại đây” bà Tâm nói như thế Nhưng bà Tâm được xem là người rất hiếm trong số cử tri người gốc Việt để ý đọc và tìm hiểu các dự luật ảnh hưởng đến đời sống người dân. Phần lớn thường chỉ quan tâm bỏ phiếu cho ứng cử viên mà không đọc tài liệu về bầu cử, dự luật….
Thông thường hơn đa số lại giống như trường hợp của bà Nguyễn Thi đã phát biểu: “Tôi chỉ bầu cho chức nghị sĩ, dân biểu và tổng thống. Chúng tôi không có trình độ hiểu những vấn đề của dự luật, để bầu cho những điều khác ấy!. Làm sao tôi có thể hiểu tài liệu bầu cử dầy chằng chịt những chữ và những chuyên đề?”
Có nhiều quan điểm khác nhau
Tại cộng đồng gốc Tây Ban Nha tại Seattle, ít đồng thuận khi nói chuyện công khai, rộng rãi về quyền được quyết định sinh mệnh khi lâm vào yếu bệnh, cuối đời. Những người đồng ý trả lời phỏng vấn, nhận lời nói chuyện phản ánh quan điểm chia đôi (phân hoá), “ủng hộ, lẫn chống” của những nhóm cũng giúp trả lời phỏng vấn cho bài nghiên cứu này.
Ông Cirilo Hernandez, 62 tuổi, đã đến Hoa Kỳ từ Mexico 40 năm trước và là người Công Giáo, từng nghĩ rằng “cộng đồng của mình không nên biết về Dự Luật 1000” vì “con người không nên (được) có quyền chọn khi nào họ chết.”
Nhưng, Elizabeth, 56, một công dân đã nhập tịch từ nước Chile, mà xin không nêu danh tánh, cho rằng, “Đây là một sự lựa chọn khác. Hiện giờ, điều này được phép, người ta không phải đi tù khi chọn cách khác như luật lệ trước đây (khi chưa có luật này). Vẫn tốt hơn khi cho người ta có quyền lựa chọn.”
Elizabeth xác nhận hiện mình không theo tôn giáo nào.
Cùng lúc, tại Trung Tâm Cộng Đồng Người Somali tại Seattle, có 20 quý ông cao niên đã có nhóm họp trao đổi về vấn đề này từ những ngày trước khi họ đi bầu. Lãnh đạo của trung tâm, là Sahra Farah, cho rằng “phụ nữ không muốn nói chuyện về những vấn đề cuối đời, nhưng cô chính là người đã sắp xếp buổi nói chuyện và làm thông dịch với những người đàn ông trong trung tâm.
Đa số người trong nhóm Somali không biết đến về luật này. Nhưng những câu hỏi phỏng vấn đã gây ra một tranh luận sôi nổi. Một đàn ông 80 tuổi cũng nhập cư vào Hoa Kỳ khoảng năm 2004 cho rằng, “Tôn giáo của tôi không cho chúng tôi giết một sinh mạng và lấy người đó đi. Tất cả chúng tôi đều có sự hạn chế tự nhiên.”
Như đối với người Việt và người gốc Tây Ban Nha, khi được phỏng vấn, ‘không muốn phí tiền’, và ảnh hưởng tới kế hoạch quyết định cuối đời của một vài sinh mệnh
“Tôi không muốn sống nhờ máy móc trợ sinh,” một ông người Somali 70 tuổi đã qua Mỹ vào năm 1996 nói. “Rất đắt (tiền)? Sao tiếp tục sống như thế? Chẳng ích lợi gì.”
Rất ít người cộng đồng sắc tộc thiểu số ủng hộ cho luật này
Theo thống kê kết quả bầu cử từ CNN, Với Dự Luật 1000 này khi vừa được bầu thuận. Kết quả: Người Mỹ Trắng chiếm 83 phần trăm của người sống tại Washington đã bầu vào năm 2008; chỉ có 4 phần trăm người Mỹ Đen bầu, 7 phần trăm là người gốc Tây Ban Nha, và 3 phần trăm là người gốc Á. Nói chung thì mức ủng hộ của người sắc tộc thiểu số cho luật này được ghi nhận là rất ít.
Ông Robb Miller, chủ tịch của Tổ Chức “Lòng Thương Xót và Sự Lựa Chọn” (Compassion and Choices), nói khi nhóm này bắt đầu chiến dịch cho sự thông qua của dự luật 1000 vào năm 2007, “chúng tôi không tập trung vào sắc tộc thiểu số.” Tổ chức này tập trung những nguồn tài liệu hạn chế vào “chuyển biến ý hướng những người vẫn có thể lay chuyển quyết định được,” ông nói.
Ông Miller cũng nói, theo những đo lường, quan sát trước cuộc bầu cử từ tổ chức của ông đủ kết luận rằng, “ quá phí công vì tập trung vào những người đặt nặng niềm tin nơi tôn giáo.”
Bà Eileen, chủ tịch của tổ chức “Lòng Nhân Từ Chân Thành” (True Compassions) từng chống Dự Luật 1000, bà cho rằng dù tổ chức của bà ‘liên kết để được lá phiếu của người da màu và sắc tộc thiểu số,” những người ủng hộ dự luật này có ngân quỹ tài trợ nhiều hơn gấp năm lần tiền so với những tổ chức “Chống Quyền Được Chọn Tự Quyết Kết Liễu Sinh Mạng”.
Dù có nhiều tổ chức dựa trên tôn giáo tình nguyện dịch tài liệu qua tiếng Tây Ban Nha, tiếng Việt, và tiếng Phi Luật Tân, bà Geller nói, nhưng những người đi bầu phiếu gốc sắc tộc thiểu số tại TB Washington hiện còn ít đi bầu.
Từ khi có Luật Quyền Được Tự Quyết Sinh Mạng đã thực hiện trong năm đầu tiên: có 98 phần trăm trong số 48 người chọn được quyền chọn quyết định chết sớm theo luật này là người da trắng.
Tại Tiểu Bang Oregon, những con số về tỷ lệ phần trăm cũng gần gần như thế, theo ông George Eighmey, chủ tịch của “Lòng Thương Xót và Sự Lựa Chọn” thì trong tiểu bang đó. Từ năm 1998 đến năm 2009, tổ chức này đã để cho 1,517 người tuộc TB Oregon chọn quyền Kết Liễu Sinh Mạng của mình khi đau yếu cuối đời. Trong số người đó, chỉ có 13 là người Á Châu, 8 người gốc Tây Ban Nha, 7 người Mỹ đen, 7 người gốc lai, và 6 người Da Đỏ.
Đa số chọn không thực hiện quyền này. Những chuyên gia nói có nhiều người nộp đơn xin lựa chọn này “muốn có lựa chọn trong trường hợp không chịu được cái đau đớn nữa”, nhưng tính ra thì vẫn không có nhiều người muốn sử dụng quyền này theo luật cho phép.
Theo Bộ Công Vụ Nhân Sự TB Oregon, trong 460 người chọn được kết liễu sinh mạng dùng thuốc từ Bác Sĩ với quyền luật này từ năm 1998 đến năm 2009, chỉ có 7 người Á Châu, 2 người gốc Tây Ban Nha, 1 người Da Đỏ, 1 người Mỹ gốc Phi, và hầu hết những người trong số này là người Mỹ Trắng.
Hơn nữa, có rất ít sắc tộc thiểu số tình nguyện dù để ủng hộ bên nào về Quyền được quyết định kết liễu sinh mạng. Trong ba nhân viên và 33 tình nguyện viên tại Tổ Chức “Lòng Thương Xót và Sự Lựa Chọn”, ông Eighemy nói, chỉ có hai người gốc Tây Ban Nha, một người gốc Á Châu, và một người Mỹ Đen.
Tôn giáo không nhất thiết quyết định lá phiếu
Người Việt tại Mỹ theo đạo Phật và đạo Ông Bà chiếm tỉ lệ cao hơn cả, trong đó còn có số động đáng kể là theo đạo Công Giáo, rồi đến người theo đạoTin lành, Cao Đài , Hòa Hảo v.v…
Tôn giáo không luôn nhất thiết thể hiện qua cách bầu cử của cá nhân mỗi tín hữu. Quan sát sau khi bầu xong của CNN ghi nhận rằng: Có 47 phần trăm cử tri Công Giáo và 49 phầm trăm cử tri theo đạo Tin Lành tại tiểu bang đã bầu ‘ủng hộ’ qua Dự Luật 1000.
Ví dụ, điển hình như anh Hoàng Phi Khanh, hành nghềi thông dịch tại thành phố Olympia cho rằng, “Từ vai trò của một người Công Giáo, lẽ ra tôi nên chống luật này. Nhưng tôi lại nghĩ khác: “Con người nên có sự lựa chọn…”
Ông Phạm Quang Thái, 68 tuổi một nhà hoạt động tích cực trong Cộng Đồng VN và Cộng Đồng Công Giáo Seattle, khẳng định chống Dự Luật 1000 và nhắc lại: “trước buổi bầu cử năm 2008, cộng đồng Công Giáo Việt Nam tại Washington đưa ra thông báo “từ chối Dự luật 1000- Quyền được tự quyết định Sinh Mạng”.
Thượng Tọa Thích Chân Quán, vị chân tu, trụ trì tại Chùa Nam Quang tại Portland từ nhiều năm qua nói, “Phật giáo để cho ta được quyền có sự lựa chọn, không phải như ở Nhà Thờ Công Giáo.”
“Tôi tin rằng mỗi người nên có sự lựa chọn,” Thượng Tọa Chân Quán nói. “Nhưng tôi đồng thời cũng nghĩ, Con người trong thời gian bệnh hoạn cuối đời đó thật là đau đớn, nhưng chúng ta nên sống sáu tháng còn lại, vì thời gian đó sẽ cho ta cơ hội chuẩn bị và thay đổi “nghiệp” cho kiếp sau.”
Bài của Phạm Hoài Hương/NgườI Việt Tây Bắc và New America Media
Bài nghiên cứu này được viết bằng Anh ngữ được đăng trên một số báo sắc dân thiểu số; được bảo trợ bởi
* New America Media,
* Tổ chức Atlantic Philanthropies,
* Đài Phát Thanh 1680AM Radio LUZ,
* Đài Phát Thanh 1360AM El Rey,
* Báo (gốc Tây Ban Nha) El Mundo Newspaper.
Đón đọc phần 2 trong số báo thứ Ba tuần tới.