Tháng Tư hàng năm, đọc lại phóng sự xưa cũ kể lại các trận chiến một thời anh dũng VNCH làm ta nhớ lại trận đánh Tân Cảnh, Kontum những địa danh Charlie “Đồi Charlie” chiến trường rung chuyển bom từ B-52 với Nguyễn Đình Bảo, chiến trường nghẹn ngào gạt lệ với Lê Đức Đạt (SĐ 22 BB).
Chiến tranh nhìn tận mắt, từ lỗ châu mai, bên trong giao thông hào
Từ Tân Cảnh, Kontum dẫn đến Hòa Đàm BaLê, “Cuộc chiến nhìn từ lỗ châu mai” của Kiều Mỹ Duyên không chỉ có mặt tại những sư đoàn cô yêu mến, hoặc nhìn cuộc chiến bằng máu đổ mà còn bằng rung cảm của trái tim. Lý Tòng Bá- Sư Đoàn 23 BB, Lê Minh Đảo rất được ông John Paul Vann ái mộ, mặc dù không được Tướng Ngô Dzu chọn.
Điều này khiến Tư Lệnh Sư Đoàn Lê Đức Đạt vô tình trở thành “gai mắt” dưới mắt John Paul Vann, dẫn đến thảm cảnh bị bỏ rơi. Trong khi Tư Lệnh Sư Đoàn 23BB, Lý Tòng Bá được đích thân John Paul Vann lao vào lửa đạn, một mình cùng với hoa tiêu, tiếp viện giải cứu căn cứ trong làn đạn và hỏa tiễn vây quanh. Ông John Paul Vann, bạn với Kissinger, cùng là người gốc Do Thái. Ông khẳng định với Tướng Tư Lệnh Quân Khu II là bằng mọi giá phải chiến thắng Tân Cảnh Kontum, để mang lại lợi điểm trả giá cho cuộc thương lượng tại Hoà Đàm Ba Lê.
Người hùng cô đơn và bao nhiêu chiến sĩ tử thủ đã hy sinh trước khi “vỡ mộng” trước một hòa đàm BaLê thua thiệt cho phía người Quốc Gia. Họ không được may mắn sống sót trở về như Stephen Young, như Richard Armitage…
Dù sao thì ông Paul Vann cũng đã có những ngày nắng cháy êm ả: đến tổ ấm Nha Trang trên chiếc máy bay riêng 2 chỗ ngôì. Những ngày hẹn hò, thong dong trên Mercedes Đen Bóng dưới những hàng me êm ả Sài Gòn (êm ả – như chưa nếm mùi chiến tranh). Những nhân vật cố vấn này làm chúng ta nhớ lại ông Richard Armitage, xuất hiện tại SàiGòn những giây phút cuối cùng để bảo đảm đội ngũ hạm đội ra khơi… Lịch sử của đồng minh và cố vấn, chắc cũng sẽ khó quên.
Điều khó hiểu là ông John Paul Vann tự coi mình như người con rể của dân tộc này, và chọn quê hương này để gửi thân, và chính trong nỗ lực chiến thắng trên chiến trường ông đã “đền nợ nước” trên chiến trường trong chuyến bay hành quân ngày 9 tháng 6-1972, trong lúc Hoà Đàm Ba Lê còn đang trả giá. Cái giá phải trao đổi là phải nhường miền Nam để đổi lại quyền lợi của Do Thái, của Ngoại Trưởng Kissinger. Hoặc ông là hiện thân một anh hùng cá nhân, xảy ra một loạt bất bình khi việc tiến cử Đại Tá Lê Minh Đảo. John Paul Vann – Người được xem như nổi vượt hơn Westmorland, Colby, sẵn lòng đưa ra nhã ý cho một thiếu nữ trẻ “đi Mỹ hoàn tất PhD để về lại nước hậu Hoà Đàm Ba Lê, trở thành bộ trưởng Việt Nam”. Một mình như cánh chim cô đơn lạc trong sương mù vào vách núi, hay trúng tầm đạn AK, khi máy bay bay quá thấp. Và rồi, người phụ nữ Việt nam đó nay lưu lạc Quận Cam Hoa Thịnh Đốn hay Paris?. Có chăng một đứa con một nửa giòng máu Việt, cùng DNA, nhưng nay mang khác họ. Đó là những xúc động chùng xuống khi kỷ niệm tiền Hoà Đàm BaLê trở về. Thôn xóm miền Nam tung bay Cờ Vàng. Người đọc có ngậm ngùi ngăn giữ nước mắt khi đọc tới Polei Kleng theo những bước chân trở về căn cứ Lệ Khánh (tên phiên âm một ngôi làng Thượng), len lỏi trong các chiến hào, nhìn qua lỗ châu mai chỉ cách 100, 200 mét là đối phương… Với Polei Kleng, hoặc Tân Cảnh, căn cứ Lệ Khánh, Kontum, tất cả đều là kỷ niệm chiến trường, mà chúng ta có thể nhìn thấy trở lại qua bút pháp, những trang phóng sự chiến trường rất trầm tĩnh của người ký giả dân sự, có mặt trên chiến trường. Những tấm ảnh chụp từ căn cứ Hỏa Lực 42 ở Pleiku, như mang chúng ta về với “Đồi Charlie” với Nguyễn Đình Bảo, Lý Tòng Bá Sư Đoàn 23 BB, với Tư Lệnh Lê Đức Đạt (SĐ 22 BB) nhưng không thù oán, không than van, mà là những trang sử còn hâm hấp nóng hổi ấm áp tình người.
Mà những gan dạ trên chiến trường đó đâu chỉ có các anh hùng Lê Đức Đạt, Nguyễn Đình Bảo, Trịnh Tiếu mà cả những ông Tướng Ngô Dzu, Nguyễn Văn Toàn, Paul Vann khi lằn ranh tên đạn chỉ cách nhau vài trăm mét, và bom và đạn từ B-52 vang trời nhức óc, ngay sát bên mình. Có nghĩa như tử thần, và những người lăn mình vào cuộc chiến chỉ cách nhau, một tầm tay với…
Chinh Chiến Điêu Linh mở ra những câu hỏi cho thế hệ trẻ, cho những người nối tiếp một vận mệnh, để nhìn thấy, cuộc chiến qua những giải pháp trên quê hương, được giải quyết từ những nguồn gốc dân tộc khác, những địa danh khác: tại Paris, hoặc tại Hoa Thịnh Đốn, bởi Kissinger, hay những người hùng ở địa đầu giới tuyến, chấp nhận sống và chết, cách nhau, một sợi tơ mong manh như John Paul Vann cũng từng cam chịu!. Con người có đầy hỉ nộ ái ố, anh hùng lẫn tầm thường, yêu thương thiết tha, lẫn thù hận và tị hiềm.
Thú vị của cuốn sách là cuốn người đọc theo vào những giả thiết, và những chữ “nếu”… Ông Vann tiếp xúc với giới văn nghệ làm gì khi ông đã hồi hưu, và trở lại chiến trường. Những bí ẩn của chính sách, hay bí ẩn trong một ngăn riêng tư của trái tim?.
300 năm sau và những trang sử còn vương vấn
Khác với những phóng viên tiền tuyến dân sự khác, Lam Hồng Cúc, sống thực với cuộc chiến tuyến, bỏ mình khi mới độ 26 tuổi. Lam Thiên Hương, phóng viên Đoan Khánh (Báo Trắng Đen, có Phan Trần Mai (Báo Trắng Đen) rất chuyên môn về quân sự chữ nghĩa quân đội của một cựu sĩ quan Dù, giải ngũ. Riêng Kiều Mỹ Duyên – An Nguyễn (Báo Hòa Bình), dù chỉ là ký giả dân sự, được cấp thẻ báo chí của Tổng Tham Mưu của Trung Tướng Nguyễn Văn Mạnh. Những bài viết Kiều Mỹ Duyên, vội vã những dòng chữ rung cảm và nhân bản…. chen lẫn tiếng đạn bom và tiếng chim hót, cho đến hình ảnh ghi nhận về những người lính đối phương “vô cảm” tràn ngập căn cứ, pha lẫn bìa rừng êm ả, sông xanh, mây bạc ở một trang ký phóng sự khác. Cho nên từ 392 trang sách, 22 chương, 22 phóng sự chiến trường, và lời tựa đẹp như một bài thơ lãng mạn ký tên Nguyên Sa, vẫn là một tuyển tập, đuợc những người một thời gắn bó với chiến trường, và những sôi nổi vì lý tưởng trân trọng, không phải là loại phóng sự “chiến trường” nóng hổi không ai muốn nhắc đến như nhan đề: “Ôâng Tướng nào đã yêu tôi?”..
Người ta có thể chết, đổ máu đào cho quê hương, mà cũng có những người trong các phóng sự này được mô tả là đã chết vì lòng quay quắt nhớ quê hương, nhớ tiếng chim kêu, nhớ núi rừng, chiến trường khốc liệt đôi khi nhẹ hẫng như “trên trời cao có những giải mây tuyệt vời” mây trời xanh bay qua. Như Nguyễn Du thường tự hỏi, 200 hoặc 300 năm sau mấy ai còn nhớ tới những câu thơ? Như Cảo thơm, các trang sách có thể trôi dạt mất đi, nhưng những người nằm xuống cùng góp mặt trong “một thời chinh chiến” và “cùng” viết lên trang sử, góp mặt trong “một thời-Chinh Chiến Điêu Linh”, chắc không bao giờ “khuất bóng.
Chắc hẳn là như nhà thơ Nguyên Sa viết về những bài viết tìm thấy lại, như những trang nhật ký Ann Frank còn cất dấu, … và tôi (cũng) rất yêu cuốn sách này của Kiều Mỹ Duyên!!
PHẠM KIM
Liên lạc với tác giả: Kieumyduyen1@yahoo.com
ĐT: 714-636-2299 L/L: Anna Funding; 10900 Westminster Ste # 10 Garden Grove, CA 92843
Đón đọc: các bài chủ đề Hoài Niệm tháng Tư trên báo thứ Ba và thứ Sáu ấn hành trong tháng Tư..