Từ khi bức tường ô nhục Đông Đức bị phá bỏ, từ đó người Việt hải ngoại đã mở rộng ra tầm nhìn về “Cộng đồng người Việt tại Đông Âu”, con số có thể khởi nguồn vào khoảng trên 200,000 người gốc Việt nay đã tăng nhanh đến khoảng nửa triệu người gốc Việt thuộc nhiều thành phần xã hội Việt Nam định cư trong vùng này.
Gần đây khi thực hiện DVD tại Tiệp Khắc, Trung Tâm Vân Sơn cũng đã mở ra một cái nhìn qua một vài góc cạnh tình cảm trong đời sống mới nơi xứ người tại Đông Âu. Ưu điểm tương tự này cũng ghi nhận từ Viện Việt Học khi quan tâm tới một sinh hoạt của người gốc Việt mở rộng biên cương tới tận Đông Âu, cùng có một mẫu số chung trong việc phát triển văn hóa Việt Tộc.
Đây là một trong những sinh hoạt có ý nghĩa của Viện Việt Học tại California, qua phần trình bày của nhà văn Phạm Quốc Bảo, dựa trên tác phẩm “Dấu Vết Văn Hóa Việt Trên Đường Bắc Mỹ” trước đây từ thập niên cuối của thế kỷ thứ 20. 22 năm sau, dựa trên những nghiên cứu này, qua tác phẩm tìm hiểu nghiên cứu bước đầu nói trên, đã mở ra một quan tâm đoàn kết chung, tạo nỗ lực đấu tranh, điển hình như nhu cầu bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam không để mất vào tay ngoại bang.
Cũng xuyên qua những nghiên cứu và tìm hiểu này đã mở ra một quan tâm chung: Làm thế nào nhìn thấy một cộng đồng nỗ lực chống Trung Cộng nhân vụ biến động Biển Đông là đề tài nghiên cứu từ 20 năm qua, được mang ra trình bày tại Viện Việt Học vào cuối tuần qua.
Ảnh trên: là một buổi sinh hoạt lớp Việt Ngữ tại Viện Việt Học California là một trong những hướng phát triển của Viện, trong chủ trương phát trển văn hóa Việt tộc cũng như duy trì tiếng Việt xuyên qua công tác giảng dậy Việt ngữ càng ngày càng có nhu cầu cho thế hệ tiếp nối duy trì văn hoá Việt tại hải ngoại.