Lê Uyên thố lộ: ” Từ 40 năm qua, mọi người (đồng bào / đồng hương) của mình đã sống trải nghiệm qua đầu đủ, vui buồn, gian khổ, thương đau…
Tất cả rồi cũng qua đi, Lê Uyên chỉ muốn mang về lại trong ký ức những dấu mốc, qua âm nhạc của gần 50 năm đã qua đó…”
“… Tiếng hát Lê Uyên gợi kỷ niệm xưa, tạo không khí của một thời quá khứ được khơi dậy mà mọi người đều đến để chờ đợi rất chăm chú Lê Uyên đã mang về bao ngày tháng thanh xuân…
Tiếng hát đầy thuyết phục, khoẻ, mãi vang lên lời ngân nga ca ngợi tình yêu
(ý kiến của Nhà Thơ Tuyết Sơn-Nguyễn Văn Thu, nói lên ý kiến chung của bạn hữu nhận lời tham dự đêm nhạc Lê Uyên)
“... Tiếng hát Lê Uyên một thời đáng yêu, quá khứ được khơi dậy mà mọi người đều thấy hạnh phúc, ngồi nghe “chứng nhân” kể lại những chặng đường lịch sử dân tộc cho đến ngày nay
(ý kiến của Bác Sĩ Nha Khoa Thanh Dung)
… Người ta có thể đốn cây, phá rừng nhưng gốc rễ thì vẫn còn đó “...
Tiếng hát Lê Uyên đã mang tôi trở lại một thời tuổi vàng luôn đáng ghi nhớ, có người gọi đó là thời nhạc “Phản Chiến “Folk life”, thời của Make Love not War, của “Rừng NaUy của Beattles, đã mang tôi về bao ký ức, khiến nứơc mắt tôi giàn giụa.
Tôi ngưỡng mộ sự nhắc nhớ của chị Lê Uyên (qua từng ca khúc). Thế hệ của cha mẹ tôi đã hy sinh bản thân, cống hiến sinh mạng cho mọi người, cho thế hệ chúng tôi, mà trong số này có nhiều lớp tuổi cùng trang lứa -CDOM –( Con Đẻ Ở Mỹ) hầu như đã không nhớ nguồn gốc, truyền thống cội nguồn. Chúng ta cần có người nhắc nhớ…
(ý kiến của Pascal Trần tác giả phim bộ: My people, My Homeland. -1993)
“… cả Bố, Mẹ em và tất cả các chị em- ngay cả Thu Lai là anh chàng không màng gì đến chuyện văn nghệ, đàn hát cũng đều mê nhạc LUP anh ạ. Em chưa nghe Lê Uyên hát trên sân khấu bao giờ nhưng hôm đó có người bạn làm báo ở Seattle rủ đi nghe- nên em dẫn Mẹ em đi luôn- và như là cả một vùng trời kỷ niệm ngày cũ lại mở ra…. Vâng ! em thấy ai cũng nhìn thấy bóng mình trong ca từ cuả Lê Uyên Phương ”yêu nhau trong lo âu- biết bao lần tha thiết nhớ mong”..
(ý kiến của Lai Phương Hạnh- Seattle)
“... Mãn nguyện với chương trình của Lê Uyên, như là một tặng phẩm… quý báu
(ý kiến của Phương Nguyễn)
“… Tôi đã có được toàn bộ 7 CD của Lê Uyên, Tiếng hát của Lê Uyên và nhạc của Lê Uyên-Phương làm vợ chồng chúng tôi nhớ điên cuồng những ngày ở đảo tị nạn qua ca khúc “Ở Đây- Thôi Ở Đây Đành…”
Cám ơn những ca khúc như: Chiều Trên Phá Tam Giang, hoặc “Người Tình không Chân Dung”- Hoàng Trọng, “Chuyện giàn Thiên Lý” nhạc Anh Bằng (trong tuyển tập nhạc Tình Yêu- Chiến Tranh). Chưa bao giờ ở đây (thành phố tôi đang sống) mọi người đến nghe một cách trầm lắng, say đắm. Mỗi từng bài chờ đợi lắng nghe, cùng nhau trở về một quãng đường đời từ 1965-1975, và tiếp tục năm tháng sau đó qua: “Khi Xa Sài Gòn”, ở trại tị nạn và trong cuộc sống bây giờ…”
(ý kiến của anhNguyễn Việt Hưng, Trưởng đại diện Đài Phát Thanh Đáp Lời Sông Núi vùng Tây Bắc HK”
“... Một đêm nhạc giá trị quý giá nhờ tài năng, sức thu hút lôi cuốn với những lời tâm tình mạch lạc, chân thực, lớp lang và tiếng hát Lê Uyên mãi còn sống động đến bây giờ….
(ý kiến của Lệ Vinh: một khán giả yêu nhạc thính phòng)
“… Tôi nghĩ: Lê Uyên xứng đáng được nâng lên, đang giữ vị thế ca sĩ tiền bối, để đứng lấp chỗ cho thế hệ cùng thời dần dần…tự họ chọn chỗ đứng mờ phai….
Lê Uyên đã lọc lựa cho mình những ca khúc xứng đáng, quý giá trong kho tàng âm nhạc miền Nam, nhờ tài năng, sự phán đoán công tâm và chuẩn mực trải qua một thời “Chiến Tranh & Tình Yêu”. Nếu phải làm một việc gì đó mang tính cống hiến… Tôi hy vọng Lê Uyên sẽ xứng đáng đi tiếp…sự nghiệp cống hiến, không phản bội lại chính Lê Uyên… Tôi chờ đợi và cầu chúc…
(ý kiến của : một cây bút văn nghệ yêu nhạc thính phòng)
(Trích chương trình thính phòng tại Frankfurt- Đức 02-01-00)
Nhà hàng Tea Palace tại 2828 Sunset Lane NE Renton, WA 98057 WA 98057 , Chương trình nhạc bắt đầu từ 8:giờ 30 tối thứ Bảy 10 tháng 5-2014 với sự phối trí của Jacqueline Phuong Nguyễn (cựu ca đoàn trưởng ca đoàn Cécilia, phần âm thanh ánh sáng của T T- Sound, Ban Nhạc Evergreen từ Portland Oregon
(www.NVnorthwest.com)