Chương trình kỷ niệm Vinh Danh Á Châu (Celebrate Asia) năm thứ Bẩy tại Benaroya
Ghi nhận của Aaron Grad
Chuyển ngữ bởi Người Việt Tây Bắc
Nhạc sĩ Richard Rodgers (1902-1979) được biết đến với sự hợp tác của ông cùng tác giả viết lời cho ca khúc Lorenz Hart và Oscar Hammerstein II. Nhóm soạn nhạc của Rodgers và Hart đã viết rất nhiều ca khúc từng nổi tiếng hàng đầu trên sân khấu Broadway và Hollywood, bao gồm cả vở “Blue Moon” và “My Funny Valentine.” Sau đó, Rodgers và Hammerstein còn cho ra đời hàng loạt nhạc kịch đầy huyền thoại nhưOklahoma! (1943), The King and I (1951), và The Sound of Music (1959).
Rodgers và Hammerstein đã cùng hợp soạn “South Pacific” (Nam Thái Bình Dương) vào năm 1949, cho các vở diễn có cốt chuyện về thời chiến bởi James Michener. Qua vở ca kịch Overture to South Pacific, cho đến khúc nhạc dạo đầu trong “Nam Thái Bình Dương” được bắt đầu với những âm thanh huyền bí của ca khúc “Bali Ha’i,” tên của một thiên đường núi lửa có thể được nhìn thấy từ một hòn đảo từng là nơi đóng quân bởi các binh sĩ và y tá Mỹ trong Thế chiến II. Các khúc nhạc dạo- mở đầu cũng giới thiệu những giai điệu cổ điển của “There is Nothing Like a Dame” và “Some Enchanted Evening.”
Yugo Kanno (sinh năm 1977) là một nhà soạn nhạc phim hàng đầu tại Nhật Bản. Ông đã từng sáng tác Revive (Hồi sinh) cho dàn nhạc giao hưởng Seattle Symphony và Japan Philharmonic Orchestra, với sự hỗ trợ đóng góp bởi Yoshi Minegishi, chủ tịch của Celebrate Asia. Tác phẩm hợp tấu (Concerto) của nhạc sĩ Kanno bao gồm các phần độc tấu của hai nhạc cụ truyền thống của Nhật Bản: Đàn koto (một nhạc cụ dây gảy) và sáo shakuhachi (sáo tre).
Kanno sáng tác Revive (Hồi Sinh) để thể hiện về các trận động đất và thảm họa sóng thần (tsunami) đã tàn phá, làm lay chuyển Nhật Bản vào ngày 11 tháng 3, 2011. Dựa trên nhan đề, nhạc sĩ Kanno giải thích, “Tôi trao gửi xúc cảm sâu sắc của mình vào tựa đề này để diễn tả sức mạnh đích thực của người dân Nhật Bản, những người tiếp tục những bước chân kiên trì tiến lên phía trước để khôi phục lại phố xá của chúng tôi và để tái hòa nhập lại cộng đồng của chúng tôi. “
Trong phần mở đầu, tấu khúc Sunrise, được độc tấu bởi đàn koto tiếng nhạc như đại diện cho “lịch sử của Nhật Bản”, trong khi dàn nhạc hòa tấu “cho thấy sự diễn đạt sức mạnh nghị lực từ trung tâm của Địa Cầu.” Phần diễn tả thứ hai có giai điệu của nhan đề, “Pray”. Các “nhịp điệu thiêng liêng” của hồi kết thúc mang tên “Future“, “nói lên sức mạnh của con người … những con người không bao giờ quay mặt trốn tránh trước những thảm họa.”
Nhà soạn nhạc phim gốc Ấn Độ A. R. Rahman (sinh năm 1967) đã trở thành thân thuộc với khán giả Mỹ vào năm 2008 qua Slumdog Millionaire, câu chuyện về một cậu bé thoát khỏi cuộc sống trong một khu ổ chuột Mumbai và kết thúc trên một chương trình đố vui truyền hình. Dòng nhạc Rahman, từng đoạt được hai giải thưởng Oscar, pha trộn hoà lẫn vào dòng nhạc thế giới mang đến gần với nhau, pha trộn âm thanh cổ truyền của nhạc Ấn Độ với các thiết bị điện tử, cùng giọng hát và các tiếng đàn guitar.
Sự hòa nhạc này của Slumdog Millionaire, bởi nhạc sĩ người Anh và nhạc trưởng Matt Dunkley, vận chuyển các ý tưởng của nhạc sĩ Rahman vào một dàn nhạc hợp tấu lớn. Nó bắt đầu với những âm thanh nâng cao tinh thần của “Latika’s Theme,” âm nhạc kết hợp với bạn trang lứa thời thơ ấu của cậu bé. Phần trình diễn tổ khúc kết thúc với tấu khúc mang tên “Escape”, bắt đầu độc tấu với một chiếc đàn sitar (giống Tây Ban Cầm- hồ cầm) và kết cấu thành một cao trào dồn vang như tiếng sấm dội.
Ye Yanchen (sinh năm 1992) là người từng thắng giải trong cuộc tranh tài của Celebrate Asia. Danh tiếng của nhà soạn nhạc trẻ tuổi này đang nhanh chóng lan xa vượt ra ngoài cả nơi sinh trưởng tại Trung Quốc, với tài âm nhạc lan rộng đến Nga (nơi nhạc sĩ từng theo học nhạc viện), cả Vương quốc Anh và hiện nay đến Hoa Kỳ.
Phần nhạc dạo đầu sôi động của Ye, Xizi, có tiêu đề bắt nguồn từ truyền thống của các diễn viên trong vở opera Trung Quốc trong triều đại nhà Minh và nhà Thanh, có niên đại từ 1368. “Không giống như sự trọng vọng của xã hội hiện đại của các nghệ sĩ biểu diễn,” Ye giải thích, “con người người luôn thường có thái độ hay giả hình, tính tình hay thay đổi, ấn tượng như là người thủ lợi trong các vai diễn viên trong vở hát bội. Hầu hết các diễn viên duy trì một sự thờ ơ bên trong trong khi biểu diễn với cảm xúc phong phú và sâu sắc. “Âm nhạc sử dụng một chiêng nhỏ Trung Quốc và cụm từ sống động hàm ý” đầy màu sắc” và “sân khấu” bên cạnh các diễn viên, trong khi “nhịp điệu không ngừng” và một “tiếng nhạc nền không thay đổi” bao hàm sự “trống rỗng dưới lực biểu cảm.”
Nhạc sĩ Tan Dun (sinh năm 1957), sinh ra ở Trung Quốc và bây giờ có trụ sở tại New York, viết nhạc phản ánh những kinh nghiệm của mình lớn lên ở vùng nông thôn tỉnh Hồ Nam và chơi vĩ cầm với một đoàn nhạc kịch Bắc Kinh. Ông chủ yếu là sáng tác cho các phòng hoà nhạc và các nhà hát opera, nhưng danh tiếng được nổi bật của ông là từ bộ phim Crouching Tiger, Hidden Dragon (Ngọa Hổ Tàng Long) đã trở thành một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của người nhạc sĩ, kể từ khi phim đã thắng giải Oscar và Grammy Awards năm 2000.
Nhạc sĩ Tan đã kết hợp các phần của từng điểm mục trong bộ phim để tạo ra phần nhạc mang tên: Crouching Tiger Cello Concerto. Các hợp tấu khúc gợi lên nét âm nhạc truyền thống của Trung Quốc, như trong các giai điệu cello trượt bắt chước phong cách của đàn erhu (đàn nhị), một nhạc cụ hai dây. Trong đoạn nhạc cuối kết thúc của Crouching Tiger, Hidden Dragon, tiếng đàn trung hồ cầm (cello) hòa cùng tiếng trống của trống bongo. Âm thanh càng lúc càng trở nên hoang dã hơn, cho đến khi kết thúc bằng tiếng đàn cello bập bùng với một tiếng đàn guitar nổi trội vuợt lên những âm thanh khàn khàn ồm ồm của trong hàng loạt tiếng trống làm nền.