Trong năm qua có nhiều chuyển biến chính trị trên thế giới từ Châu Á! đến Châu Âu, Trung Đông đến Bắc Phi đáng được đề cập sau đây:
1, Lực lượng ISIS lớn mạnh, tình trạng khủng bố càng ngày càng gia tăng.
2, Sự sụp đổ nền tiền tệ Nga Sô do việc Hoa Kỳ và các nước Âu Châu trừng phạt, nguy cơ chiến tranh lạnh xảy ra.
3, Lần đầu tiên trong 5 năm giá dầu đã giảm môt cách bất ngờ. Riêng tiểu bang Oklahoma là nơi giảm giá dưới $2.00/galon trước tiên trên toàn nước Mỹ..
4, Hoa Kỳ và Cuba đã mở cửa sau 53 năm đoạn giao.
5, Sau 20 năm bang giao Hoa Kỳ đã nới rộng vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Tất cả các “diễn biến” và “diễn tiến’ trên là dấu ngoặc đánh dấu một chu trình mới trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, đối diện với sự trỗi dậy của Trung Cộng lại là môt bài toán mà Hội đồng An ninh Quốc gia đã lên tiếng báo động. Hơn nữa các chuyên gia quân sự cho rằng trong năm 2015 ngân sách quốc phòng của Trung Cộng tăng lên 238.2 tỷ mỹ kim, so với ngân sách quốc phòng trong cả khu vực Đông Nam Á 232.5 tỷ mỹ kim, gấp 5 lần ngân sách của Nhật Bản và 6 lần so với Ấn độ. Lý do được giải thích trong vấn đề nầy, Trung Cộng cho rằng vì Hoa Kỳ đã xoay trục về Châu Á nên họ cần đề phòng những biến động có thể xảy ra. Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng lý giải thêm cho dù ngân sách Quốc phòng của họ tăng nhưng sẽ không đe doạ đến nền an ninh của bất kỳ quốc gia nào. Mục đích của vấn đề tăng ngân sách là để bảo vệ an ninh và duy trì hòa bình trong vùng Đông Nam Á.
Khác với những gì Bắc Kinh nói, HIS Jane’s của Hoa Kỳ cho biết, họ có bằng chứng cho thấy ngân sách 238.2 tỷ mỹ kim chỉ căn cứ trên giấy tờ và miệng lưỡi của lãnh đạo Trung Cộng, còn thực tế họ đã chi tiêu nhiều hơn nữa. Bằng chứng ngân sách năm 2011 trên giấy tờ ngân sách 91.5 tỷ nhưng thực tế họ đã tăng thêm 12.7 % và trong những năm kế tiếp 2012, 2013, 2014 ngân sách vẫn tăng thêm từ 13% đến 15% mỗi năm.
Trong tình huống đó phải chăng Bắc Kinh đang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh cướp biển giành đất trong tương lai? Với những bắng chứng ấy chúng ta tin rằng công nghệ quân sự của họ sẽ tiến xa hơn nữa trong năm 2015. Hiện nay Trung Cộng đã cải tiến kho vũ khí hạt nhân mang đầu đạn nguyên tử có thề bắn ra được lần thứ 2. Trên phương diện kinh tế Hoa Kỳ hầu như (?) đã đánh mất vai trò số 1 trên thế giới, giờ đây ngôi vị ầy đã chuyền tay về Bắc Kinh? Đây chính là điều then chốt, khi nền kinh tế Bắc Kinh vượt trội dĩ nhiên các yếu tố khác như quân đội sẽ được bành trướng nhờ ngân sách quốc phòng tăng. Thêm nữa, khi nền kinh tế thịnh vượng tiếng nói Bắc Kinh sẽ trở nên giá trị và nặng ký hơn. Nhất là hiện nay Bắc Kinh và điện Cẩm Linh đang mặn nồng do yếu tố cấm vận của Hoa Kỳ và Âu Châu. Ngoài ra bàn tay nối dài Trung Cộng cũng đã dang ra Ấn Độ, Pakistan, Iran và các quốc gia Trung- Phi. Chưa hết, lợi dụng những bầt đồng giữa điện Cẩm Linh và Hoa Thịnh Đốn, bộ tham mưu của Tập Cận Bình đã tìm cách tiếp cận Putin tạo nên hàng rào ngăn cách giữa Mỹ và Nga trầm trọng hơn.
Song song với chính sách dang tay nối dài, kỹ nghệ quốc phòng Trung Cộng theo các chuyên gia quân sự cho rằng đến năm 2020 họ có thể bắt kịp Hoa Kỳ. Điều đáng quan tâm hơn, hiện nay Trung Cộng có kế hoạch sản xuất tàu ngầm, máy bay chiến đấu, tàu khu trục và tàu tấn công, kể cả vũ khí hạt nhân. Đặc biệt các loại tên lửa của Trung Cộng có thể xuất phát từ những khu vực Thái Bình Dương chung quanh Hawaii. Chưa kể đền việc hơp tác giữa Nga Sô và Trung Cộng qua động thái Nga Sô bán lại cho Bắc Kinh tiềm thủ đỉnh tấn công loại Amur 1650.
Nhìn qua c ác chuyển động trên, các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ đã có một câu hỏi trong 5 năm tới đây kỷ nghệ quốc phòng của Trung Cộng sẽ tiến xa tới đâu, và rồi Hoa Kỳ cùng những quốc gia trên thế giới sẽ phải phản ứng và chịu những áp lực và ảnh hưởng như thế nào? Trong đó kể cả vấn đề chinh phục không gian và ngành công nghệ thông tin đánh cắp của Hoa Kỳ.
Trong một tầm nhìn khác, rồi đây, trong năm 2015 khi Trung Cộng không còn chủ trì các hội nghị quốc tế, Bộ chính trị Trung Cộng sẽ triễn khai “giấc mơ Châu Á” – mà Tập Cận Bình đã đề ra trong kỳ Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương lần thứ 22. Tuy nhiên muốn thực hiện được giấc mơ ấy họ phải tiếp tục bành trướng các hoạt động chiếm đoạt Biển Đông. Và điều ấy họ đã và đang làm, qua hành động thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) chung quanh Biển Đông hoặc đang xây căn cứ quân sự trên các đảo của Việt Nam và Phi luật Tân.
Riêng trong tuần qua Ngoại trưởng trong khối ASEAN đã bày tỏ quan ngại về việc Trung Cộng lấn chiếm hầu hết biển Đông và thể hiện các hành động quyết đoán của họ. Do đó Phi Luật Tân đã lên tiếng kêu gọi các quốc gia Đông Nam Á hãy cùng đứng lên tố giác Trung Cộng trước dư luận thế giới và tất cả đi đến một hiệp ước phòng thủ chung. Mặc dầu hiện nay về sức mạnh quân sự, Trung Cộng đứng hàng thứ 3, sau lưng Mỹ và Nga. Hiện họ đang có 2,2 triệu quân tại ngũ với 190 tướng lãnh. Hoa Kỳ có 300 tướng, Anh quốc 200. Riêng nhà nước Việt Nam đứng hàng thứ 23, nghĩa là theo sau Trung Cộng 20 lần, nhưng lại có đến 489 người mang quân hàm cấp tướng.
Đứng trước sự trỗi dậy của Trung Cộng, Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ và các nhà làm ra chính sách đã khuyến cáo giới lãnh đạo hành pháp “put your foot down”. Và điều đó đã xảy ra “your foot” đã “down”, nghĩa là các loại vũ khí chiến lược dần dà đã được di chuyển sang các quốc gia Đông Nam Á, cũng như sự nhích gần giữa Hoa Kỳ với Nhật Bản, Phi Luật Tân, Mã Lai và Việt Nam như một trở lực ngăn chận bước xâm lăng của Trung Cộng trong một mức độ chừng mực nào đó.
Tóm lại sự trỗi dậy của Trung Cộng không còn là một ẩn số mà nó đã trở nên thực thể. Do đó, với kế hoạch xoay trục Biển Đông của Bạch Ốc là hàm số tất nhiên. Do đó, để ngắn chận thế lực bành trướng của Bắc Kinh, các quốc gia trong khối ASEAN muốn tồn tại cần phải đoàn kết và nói cùng ngôn ngữ với Hoa Kỳ. Đổi lại được sự bảo bọc từ phía Mỹ như trường hợp Nhật Bản và Phi Luật Tân./.