Lê Xuân Trường: Je t’aime Lara- trong đêm 31-3 tại Saban Theatre – Beverly Hill.
Tiếng hát vỡ toang trong không gian, phá tan những tâm tư u uẩn của những cuộc tình rạn nứt không đoạn kết. Được nhìn thấy Lara, Được nghe cô hát đêm qua. Tất cả hòa quyện một sự quyến rũ, mượt mà đầy tính cổ điển của Châu Âu. Một đêm tuyệt vời không bao giờ tôi quên, người con gái có giọng hát mà tôi thần tượng đã 20 năm. 30 năm ca hát là 30 năm thăng trầm đối với Lara.
Hoa Kỳ không phải là thị trường dành cho Lara. Ai cũng đều biết rằng nước Mỹ không hề có lịch sử, đó là một đất nước của sự giao lưu, hợp chủng các dòng người khác nhau trên thế giới và hội tụ tại đây. Một đất nước mà sự hòa hợp của nhiều chủng người, và đương nhiên mỗi người lại có một “gu” âm nhạc khác nhau. Phần nhiều là sôi động, hướng tới cái mới lạ. Phần còn lại thì thích sự tĩnh lặng, cổ điển, nhẹ nhàng và sâu lắng.
Nếu như phong cách âm nhạc của đa phần người Mỹ như nhiều con sông gặp nhau, là sự giao hòa và tạo nên sự bùng nổ thì phong cách của người Âu Châu lại ngược lại. Luôn là sự sâu lắng, trầm lặng, tinh tế trong thẩm mỹ âm nhạc.
Các cụ đã có câu “Anh Hùng phải gặp thời thế” – Đúng là như vậy, tuy Lara không thể gặp thời thế tại Mỹ. Nhưng đối với tôi Lara thực sự là một người nghệ sĩ sáng tạo, sự sáng tạo trong cách hát, biến tấu giai điệu, cách nhả chữ, phát âm, chứ không chỉ đơn giản là việc phô diễn Runs, Riffs, Melismas thì mới là sáng tạo. Rất hiếm ca sĩ có thể hát live hay hơn cả studio như Lara. Lara hát live đầy sáng tạo, cảm xúc và kỹ thuật còn hơn cả những bài thu âm trong studio, nghe qua CD. Phải đi dự concert của Lara mới thấy sự tài năng của cô, không những hát mà còn trình diễn, làm chủ sân khấu hay và lôi cuốn khán giả. Thần thái khi hát rất hiếm người được như Lara, không cần phải nhảy nhót vũ đoàn, kiểu này, kiểu nọ nhưng những chương trình ca nhạc Việt Nam, mà khán giả vẫn nín thở dõi theo từng cử chỉ. Không phải ai cũng có được thần thái ở ánh mắt, điệu bộ, khẩu hình, sắc thái khuôn mặt như thế. Nếu như âm nhạc là sự thỏa mãn về tai nghe, về tâm hồn qua những giai điệu thì ngôn ngữ là phương tiện để làm những giai điệu đó có hình. sự khác biệt ngôn ngữ là một rào cản lớn nhất trong việc giao lưu, hội nhập. và Lara đã chạm tới ngưỡng mà ít người có thể chạm tới được. Cô có thể nói, đặc biệt là hát được 9 loại ngôn ngữ (Ý, Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Do Thái, Hà Lan, Bỉ, Thổ Nhĩ Kỳ). Chính điều này đã làm Lara được biết đến hơn bao giờ hết.
Nên nhớ, âm nhạc quan trọng nhất là cảm xúc mà nó mang lại cho người nghe. Với một người nghệ sĩ, việc đó là một sự cống hiến hết mình trên sân khấu dành cho khán giả. Một ca sĩ, có kỹ thuật thượng thừa nhưng thiếu cảm xúc khi hát như nhiều ca sĩ Việt Nam bây giờ chỉ chú tâm vào hit những note cao chót vót, và cho đó là ghê gớm, hoặc gào thét, quằn quại đinh tai thì mới máu – Vậy mà họ vẫn đua nhau bắt chước để chứng tỏ công lực của mình trong một phạm vi hạn hẹp, như ếch ngồi đáy giếng – thế mới khổ chứ.
Tôi không gọi Lara là diva, với tôi cô ấy là một nghệ sĩ đích thực – một nghệ sĩ hát bằng cả trái tim khiến biết bao khán giả bật khóc. Cô đã trải qua những thăng trầm của cuộc sống và đặc biệt là tình yêu, đem những cung bậc cảm xúc tột cùng của tình yêu vào những ca khúc của mình; mãnh liệt như Je t’aime, Adagio; ngọt ngào như Broken Vow, Love by Grace,.. Có thể nói, cái tôi cá nhân của một nghệ sĩ là thứ quan trọng nhất của họ. Xa hơn nữa chính là phong cách âm nhạc của nghệ sĩ đó.
“Bạn sẽ chẳng thể nào tỏa sáng nếu như cứ chạy theo đám đông giống mình”.
Je t’aime Lara. (LXT)