Đăng Vũ- tiếng hát ballad- quê hương: được yêu mến từ khắp nơi trong và ngoài VN
Nhắc đến Đăng Vũ, tôi liên tưởng nhiều đến nhà thơ Trần Tuấn Kiệt, đến Madonna, đến Eva Peron trong nội dung của vở ca nhạc kịch “Evita”, trong phim được nhiều giải thưởng vinh quang: với Madonna qua ca khúc “Dont Cry For Me Argentina“. Mà ước mơ thành ca sĩ , hình như đây cũng chính là chuyện thật bao gồm cả Madonna nữa (?).
Từ một cô bé Evita vùng thị trấn nhỏ lên thành… giống như Đăng Vũ, giống như nhà thơ Trần Tuấn Kiệt cũng thế… ” thích là chơi luôn với giấc mơ bay cao của mình”… họ cùng đón chuyến xe, như Đăng Vũ đi từ Đà Lạt, một thuở con người lính chế độ cũ, sống ở vùng quê nhạt thếch… quyết về thành phố để vưon lên tìm một chỗ đứng trên sân khấu…. “cầm một tấm vé lên chuyến tầu” mong có ngày có được khán giả yêu thương mình.
Giấc mơ trở thành nghệ sĩ, ca sĩ.. Đăng Vũ đã đạt tới
Đăng Vũ (với rất nhiều thành tích, đáng khâm phục). Nhưng đấy là góc cạnh khác, không liên quan tới tiếng hát và phong cách thu hút , quyến rũ khán thính giả của anh. Đăng Vũ vẫn luôn vươn tới, “giấc mơ vinh quang” đạt tới đó chỉ là một mặt bên kia của tấm huy chương dành cho con người như Đăng Vũ ước mơ mình trở thành “ca sĩ”.
Sau những chân thành giàn trải mà không ai có tể phủ nhận. Ngoại trừ những ai yêu mặt nổi cái vỏ của hào quang, cái thùng rỗng của nghệ thuật mà không nghĩ rằng cốt lõi của nghệ thuật, ca nhạc là từ trái tim.
Đăng Vũ là con một cựu chiến binh Việt Nam Cộng Hòa, trong đời thường Boléro đã gieo vào tâm hồn rung cảm của biết bao nhiêu thanh thiếu niên lớn lên ở miền Nam vừa thay thời đổi thế. Từ quán cóc, từ gác trọ, những ca khúc nghe từ những radiovang trong xóm nhỏ, thói quen của những chương trình radio, điển hình như chương trình “phát thanh thương mại”, những ca khúc như “thành phố buồn”.., ” qua lối nhỏ vào nhà em…”, từ những bản nhạc mùi đã len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, cho đến vùng cao nguyên khô cằn… rất khiêm tốn.
Giống nhà thơ Trần Tuấn Kiệt, hoặc nhân vật chính Madonna của vở ca nhạc kịch Evita, là nhờ họ cùng sống hết lòng với nghệ thuật. yêu ca hát, tự học từ trường đời. Và trái tim là người thầy dậy cho thế hệ trẻ như Đan Nguyên, Mélanie NgaMy, Đăng Vũ những cung bậc ấy…
Ra đến hải ngoại vài năm, đứa con của người chiến binh thua trận năm nào, Đăng Vũ yêu không khí tự do và nuôi dưỡng nỗi khát khao, để phải trở lại từng bước ban sơ..
Cuốn CD ” Sương Trắng Miền Quê Ngoại ” là những ca khúc được yêu mến , mà Đăng Vũ vừa thực hiện trong một năm qua.
Rồi ,”Trường Cũ Tình Xưa”, “Xin Gọi Nhau Là Cố Nhân” là một kỷ niệm là dấu ấn đáng nhớ, trước khi Trung Tâm Asia ưu ái phát hành cho Đăng Vũ CD “Nửa Đêm Biên Giới”, tựa đề một sáng tác của nhạc sĩ Anh Bằng mà anh rất ái mộ, và cũng là một người góp cho anh một bàn tay, đẩy anh đi tới…
Từ cuốn DVD Asia-75, “Giọng Ca Huyền Thoại”, là “Rừng Chưa Thay Lá” hát chung với Mỹ Huyền và một số ca sĩ có chút huyền thoại nào đó trong nghề ca hát, Đăng Vũ đã được tiếp cận khán thính giả thật mới mẻ mà anh luôn mong ước, mình sẽ có một vị trí như ước nguyện trong nghệ thuật, đáp được lòng mến mộ của khán giả, và mong được mãn nguyện với chính mình.
Huyền thoại của một người nghệ sĩ trẻ quay quắt cùng sự nghiệp
Sở dĩ những ca sĩ trẻ này đáng được gọi là huyền thoại vì ” nét riêng độc đáo trong Chất giọng của Đăng Vũ, giống như một người bạn ca sĩ thân thiết cùng Asia mà họ sẽ góp mặt chung trong một hoặc hai CD sắp tới. Cả hai cũng có những điểm tương đồng: họ là những tiếng hát lạ, như con chim ngứa cổ hát lẻ loi không ngớt … nhưng cũng thân quen.
Như Tiếng hát (Đăng Vũ) là một kết tinh của những lời nỉ non trầm bổng tạo thành. và hội đủ yếu tố khỏa lấp vào khoảng trống mà mỗi chương trình, hoặc trung tâm đều cân nhắc và muốn bổ sung vào khoảng trống của một thực đơn cho một đại yến không thể thiếu sót…
Thế hệ ca sĩ đàn anh, đàn chị rồi sẽ dần qua đi, âm hưởng âm hưởng còn để lại, Bây giờ là lúc khán thính giả trong và ngoài nước, cảm nhận những hạt giớng trong kho tàng âm nhạc của Miền Nam Việt Nam, từ sau ngày đất nước chia đôi, dòng nhạc nào lưu truyền, dòng nhạc nào tiếp nối.. thì Đăng Vũ là tiếng hát tổng hợp của Chế Linh, Giang Tử, Duy Khánh, Nhật Trường, Phượng Vũ… v.v…
Nếu (tiếng hát Đăng Vũ ) có giống một tiền bối, thì cũng chính là ngôn ngữ chân thật của trái tim cảm xúc kể lể, và sâu đậm hơn nữa: Đăng Vũ như dẫn dắt khán thính giả đồng hương, về một thời quê hương khói lửa từ thập niên 1960, thập niên 70… rồi như dòng suối êm ả, một dòng sông phù sa, cuồn cuộn chảy miết đến bây giờ và mãi không dứt đến mai sau.
Tiếng hát tự trái tim, tự làn hơi mộc mạc trong dòng ngân nga… ballad…
vẫn khát khao tìm tương lai
“Tôi yêu tiếng hát- mộc mạc chân tình của Đăng vũ, ngọt đằm đẵm trữ tình ballad, nhắc nhớ lại một thời… nghẹn ngào… buồn vui ai oán, như thân phận của người Chàm xa xưa, thì ngày nay có khác gì đâu… tôi đây cũng ray rứt khi nghe nỗi ai óan vang lên trong lòng mình (qua Đăng Vũ) nỗi niềm cũng như bao nhiêu người khác đang cảm nhận về quê hương đã khuất, đã xa lìa, dù đang ở ngay tại Việt Nam hay tận Hoa Kỳ, Úc châu… và một chân trời góc biển nào !
***
Tôi chờ cuốn CD mới đang chờ được phát hành trong đó có ca khúc “Tôi Đưa Em Sang Sông”, sẽ được dùng đặt tên chung cho chủ đề; cũng như CD, thực hiện chung với người bạn mới quen thân thiết từ ASIA 75, cả hai cùng góp mặt chung trong một CD sẽ phát hành một ngày không xa.
Chúc mừng những nỗ lực đến tận cùng của người bạn trẻ Đăng Vũ ./.,
KP ( báo Trẻ Magazine- Westminster)
Chú thích ảnh:
Một số CD đã thực hiện trong vòng một năm qua, qua 3 DVD thu hình và một CD dành riêng cho Đăng Vũ do Trung Tâm ASIA phát hành