Để có con đường phát triển kinh tế Việt Nam.
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt
Nói cho cùng, nghĩ cho sâu, một đất nước muốn phát triển và đi tới, nguồn lực từ trong nước đóng góp vai trò chủ động nhiều hơn phải lệ thuộc nước ngoài
Trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc hay nói đúng hơn bị chi phối một phần lớn vào lãnh vực đầu tư và các doanh nghiệp từ nước ngoài. Tuy thế, Việt Nam trên đường hội nhập vào nền kinh tế thế giới, nhất là những quốc gia Tây Phương. Vì thế, nhu cầu cạnh tranh đang đứng trước rất nhiều thử thách hàng đầu. Cho nên, vai trò nhà nước phải đóng góp tích cực để giúp đỡ các doanh nghiệp trong vấn đề sản xuất và nâng cao chất lượng hàng hoá.
Nhìn vào các mô hình phát triển trong những nước tiên tiến, yếu tố nhà nước là động lực tạo nên sức đòn bẩy cho các doanh nghiệp. Nhà nước đã đóng vai trò tích cực trong việc cho vay vốn trong thời hạn với phân lãi nhẹ cộng thêm giúp đỡ trên lãnh vực quản trị, sản xuất. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu.
Điển hình một hình ảnh Singapore, cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu khi bắt đầu quy trình thành lập nước ông đã phát huy nguồn lực nội tại hiện có. Nguồn lực trên là thành phần chủ lực giống như cổ xe nhằm vận chuyển và chuyển đổi mọi sinh hoạt hằng ngày. Sau khi nguồn lực nội tại được phát huy, trật tự xã hội được ổn định và các điều lệ đầu tư được bảo đảm một cách rõ ràng, khi ấy lôi cuốn doanh nghiệp nước ngoài tự họ tìm đến.
Ví dụ như hiện nay Singapore là trung tâm tài chính lớn thứ nhì thế giới (sau New York). Thứ hai, hải cảng Singapore là nơi nhộn nhịp thứ 2 trên thế giới, và đứng hàng thứ 5 trên thế giới trong lãnh vực vận chuyển containers, và cũng là trạm dừng chân mọi dịch vụ đến cũng như đi khắp nơi trên thế giới.
Dĩ nhiên ông Lý Quang Diệu mang lại kết quả cho đất nước mình môt phần nhờ ở yếu tố địa dư và tầm nhìn mở rộng trong chính sách của Singapore. Và nữa kết quả để đưa đến yếu tố thành công của ông là biết lắng nghe, sửa đổi và quyết định sáng suốt cộng với cái tâm của người lãnh đạo vì đất nước, vì con người cùng với sự sáng tạo của các doanh nghiệp biết đánh giá và khai thác thị trường đúng mức, hợp thời điểm.
Do đó, muốn phát huy nội lực trong lãnh vực đầu tư và thu hút thị trường. Nhà nước nên triển khai các nguyên tắc đơn cử điển hình như sau:
1, Ban hành và cải thiện rõ ràng các điều lệ kinh doanh. Áp dụng biện pháp nghiêm chỉnh để chấm dứt tệ trạng cửa quyền.
2, Khuyến khích và giúp đỡ phương tiện vật chất, động viên tinh thần và khai thác thị trường (nếu có thể) hướng dẫn các nhà kinh doanh nội tại để có thể vươn tay ra ngoài.
3, Giới thiệu hình ảnh đất nước và con người VN trên thị trường thế giới, dành ưu tiên và giúp đỡ mọi phương tiện, kể cả chính sách thuế má đặc biệt với các doanh nghiệp nước ngoài khi họ đầu tư vào Viêt Nam. Ví dụ, cơ quan chức năng sẽ phải quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam để thu hút thêm cơ hội đầu tư. Như trường hợp thành phố Đà Nẵng-Quảng Nam có vị trí địa lý thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa từ đường bộ, hàng không và đường thủy nhờ hải cảng Đà Nẵng và Kỳ Hà (Chu Lai). Là tâm điểm của đất nước có bãi biển đẹp, sạch sẽ và núi Bà Nà là nơi tuyệt vời để du khách có thể nghỉ ngơi, du lịch. Một điểm khác không kém phần quan trọng nữa đó là thành phần lãnh đạo chính quyền Đà Nẵng hiện nay trẻ trung, có tâm và có tầm trong việc điều hành và chỉnh trang thành phố, luôn luôn tạo điều kiện dễ dàng để giúp đỡ cho mọi doanh nhân nước ngoài vào đầu tư tại Đà Nẵng.
Ở một góc cạnh khác, sự thay đổi Hiến pháp trong năm 2014 của Quốc hội cùng Chính phủ ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP và Nghị quyết 19/NQ-CP đã có những động thái thay đổi văn bản về luật đầu tư, luật phá sản nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp. Nhờ sự đổi thay ấy cho nên chúng ta có quyền lạc quan trong tiến trình phát triển kinh tế vào năm 2015. Như thế, dấu hiệu các hiệp định thương mại được ký kết đi vào hoạt động sẽ được triển khai. Tuy nhiên trong vai trò của Chính phủ phải chọn lọc những khâu đột phá, không đặc trọng tâm vào việc sản xuất mà phải giữ vai trò độc lập và tôn trọng mọi quyết định của doanh nghiệp. Riêng về doanh nghiệp, phải nghiên cứu và áp dụng đúng theo nhu cầu thị trường, nắm vững yếu tố cung, cầu cũng như chất lượng và số lượng sản xuất.
Cũng từ những đổi thay của Hiến pháp 2014 và 2 Nghị quyết nêu trên, chúng ta dự báo rằng thị trường bất động sản, vật liệu xây dựng, hàng hóa tiêu dùng hằng ngày sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2015. Ngoài ra đầu tư vào các dự án xây dựng sẽ là thu hút nhiều doanh nhân. Đặc biệt tình trạng lạm phát giảm thiểu, xuất khẩu tăng 8,2% (khoản chừng 50 tỷ USD).
– Về thị trường tiền tệ trong quý đầu của năm 2015 được cho là ổn định, Hệ thống ngân hàng được bảo chứng, tiền vay phân lời giảm, nhờ đó tạo thêm điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất.
– Thị trường chứng khoán phục hồi, chỉ số P/E Ratio (Price-Earnings Ratio) năm 2015 thấp hơn những năm trước. Nhờ đó thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư thêm vào 2,5 nghìn tỷ.
– Số lượng sản xuất về công nghiệp tăng so với những năm trước. Điều ấy chứng tỏ chính sách kinh doanh Nhà nước luôn đòi hỏi sự cải thiện và các hoạt động của các doanh nghiệp trên đường cần phải phục hồi.
Nhìn vào những kết quả đo lường mới nhất và theo những đánh giá của các cơ quan WB, IMF, ADB, HSBC họ cho rằng những kết quả trên phải là do chính Nhà nước thay đổi chính sách và mô hình phát triển. Như thế, với những gợi ý trên trong bài viết nầy đã thật sự đồng tình và cần đi đúng theo những gì mà các tổ chức tài chánh thế giới đưa ra.
Tóm lại, một đất nước muốn được phát triển, vai trò Nhà nước hay nói một cách rốt ráo hơn là Chính phủ cần phải tạo điều kiện và đưa ra đường lối cũng như có chủ trương đứng đắn, tôn trọng tinh thần độc lập và sáng tạo của doanh nhân. Ấy chính là những bước đi đột phá của vai trò Nhà nước trong tiến trình phát triển của nền kinh tế vĩ mô thế giới đang theo đuổi.
Tiến sĩ: Nguyễn Hữu Hoạt