Xin chia tay chào bác Võ Phiến
bài Việt Hải (L.A)
Sáng hôm thứ Ba, ngày 29 tháng 9, 2015 anh Việt Hưng của Việt Phố TV và họa sĩ Lưu Anh Tuấn của Hội NATV thông báo tin nhà văn Võ Phiến đã mãn phần, ngày thứ Hai, 28/09/2015. Tin đến tôi cảm nhận sự se lòng lại với muôn vàn nuối tiếc nhớ câu hỏi chân thật của nhà văn trẻ Lotus Diệp Minh Nguyệt hỏi tôi: “Sao những nhà văn lớn lại ra đi vậy anh?”, khi tin nhà văn biên khảo André Trần Cao Tường đã mệnh chung. Ý tưởng của Lotus Minh Nguyệt chỉ hàm chứa sự tiếc nuối, và rồi bây giờ là nhà văn Võ Phiến.
Thật vậy, Võ Phiến là một đại thụ văn học Việt Nam, tên thật là Đoàn Thế Nhơn. Sinh ngày 20/10/1925 tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Năm 1933, khi ông lên 8 tuổi cha mẹ ông vào Rạch Giá lập nghiệp, Võ Phiến ở lại Bình Định sống với bà nộSáng hôm thứ Ba, ngày 29 tháng 9, 2015 anh Việt Hưng của Việt Phố TV và họa sĩ Lưu Anh Tuấn của Hội NATV thông báo tin nhà văn Võ Phiến đã mãn phần, ngày thứ Hai, 28/09/2015. Tin đến tôi cảm nhận sự se lòng lại với muôn vàn nuối tiếc nhớ câu hỏi chân thật của nhà văn trẻ Lotus Diệp Minh Nguyệt hỏi tôi: “Sao những nhà văn lớn lại ra đi vậy anh?”, khi tin nhà văn biên khảo André Trần Cao Tường đã mệnh chung. Ý tưởng của Lotus Minh Nguyệt chỉ hàm chứa sự tiếc nuối, và rồi bây giờ là nhà văn Võ Phiến
Thật vậy, Võ Phiến là một đại thụ văn học Việt Nam, tên thật là Đoàn Thế Nhơn. Sinh ngày 20/10/1925 tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Năm 1933, khi ông lên 8 tuổi cha mẹ ông vào Rạch Giá lập nghiệp, Võ Phiến ở lại Bình Định sống với bà nội, học trường làng, trung học ở Quy Nhơn. 1942 ra Huế học trường Thuận Hóa và bắt đầu viết văn. Bài tùy bút đầu tiên tựa đề Những Đêm Đông viết năm 1943 đăng trên báo Trung Bắc chủ nhật, ký tên Đắc Lang.
Võ Phiến còn dùng bút hiệu Tràng Thiên, bút hiệu này vốn là một bút hiệu chung của vài tác giả hợp tác với nhóm nhà văn trong Tạp chí Bách Khoa (1957-1975) sau được nhà văn Võ Phiến sử dụng cho các tác phẩm chuyển ngữ như Hăm Bốn Giờ Trong Đời Một Người Đàn Bà (Vingt Quatre Heures Dans La Vie d’une Femme hay Twenty-Four Hours in the Life of a Woman, của nhà văn người Áo Stefan Zweig, 1881-1942), sách dịch được in vào năm 1963. Đọc văn Võ Phiến bao la với tôi, văn ông miêu tả đời sống dồng quê dân dã Việt Nam đến những tư tưởng văn chương phương Tây, nào những Albert Camus, JP Sartre, André Malraux, Victor Hugo, Hector Malot, Gustave Flaubert,…
Trong bài viết về chủ đề “Sách và Nhà”, khi nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng phỏng vấn nhà văn Võ Phiến, Võ Phiến tâm tình văn chương như sau, Võ Phiến kể:
“Đã có một thời, ở Sài Gòn ta, giới văn nghệ hễ mở miệng là toàn Sartre với Camus. Ông lại là giáo sư, dạy văn dạy triết, sớm chiều đụng đầu mấy ông này hàng ngày, chán là phải. Nhưng xin nói ngay là những điều tôi sắp đưa ra không liên quan gì đến triết học với văn chương cả. Chẳng qua chuyện đời sống.
Như ông đã biết, cha mất sớm, Sartre với mẹ về ở nhà ngoại. Ông ngoại là nhà giáo dạy Đức ngữ, cũng có soạn một cuốn sách giáo khoa được in đi in lại. Vậy ngoại là một tác giả, một hãnh diện của gia đình. Tác giả tất nhiên có tủ sách gia đình. Cậu bé Sartre từ nhỏ đã lân la vào phòng sách của ngoại, và sống những giờ mê tơi. Về già, lúc gần tuổi sáu mươi, trong cuốn Les mots, ông viết: “Tôi đã bắt đầu và chắc chắn rồi cũng sẽ kết thúc cuộc đời mình giữa các cuốn sách.” (“J’ai commencé ma vie comme je la finirai sans doute: au milieu des livres.”)
Sống và chết giữa các cuốn sách không giống như sống và chết giữa vựa lúa của một nhà nông, hay giữa kho hàng của một nhà buôn, hay giữa bàn ghế trong công thự của một viên quan lại nào đó trong guồng máy cai trị của các chế độ. Sách là thứ lạ lùng hơn nhiều. Ở một đoạn khác của tác phẩm vừa kể, ông viết: “Tôi đã tìm ra cái tôn giáo của tôi: tôi thấy không có gì quan trọng hơn là một cuốn sách. Cái phòng sách, tôi xem nó như một ngôi đền.” (“J’avais trouvé ma religion: rien ne me parut plus important qu’un livre. La bibliothèque, j’y voyais un temple.”)…
Xem bộ ông băn khoăn mãi về cái “nội dung”. Không hề gì, ông ơi. Phòng sách không phải là kho sách. Kho sách là nơi chứa sách: cốt nhiều. Phòng sách là nơi để đọc sách: cốt ta tìm thấy hứng thú say mê ở trong đó hơn 11 phút mỗi ngày.
Tủ sách của ông ngoại có thể đồ sộ, nhưng cậu bé Jean-Paul Sartre lúc bấy giờ tôi e không đọc được mấy đâu. Đêm đêm cu cậu ôm vào giường cuốn Sans famille của Hector Malot đã thuộc làu. Lớn hơn chút nữa, cậu đọc đi đọc lại hoài đoạn cuối của cuốn Madame Bovary đến nỗi thuộc từng đoạn dài, cậu thắc mắc mãi về chuyện anh chồng mất vợ vừa tìm ra được mấy lá thư và râu anh ta mọc tùm lum: tại sao vậy cà? có phải râu mọc vì thư tình không nhỉ? thắc mắc về cái vụ anh chồng nhìn Rodolphe cách ai oán: ai oán cái gì vậy cà? v.v… Cậu bé loay hoay mãi về những đoạn văn mình hiểu mà vẫn không hiểu, cậu mê tơi về cái hấp dẫn của cuộc sống bí ẩn, hàm hồ… Về già, Jean-Paul Sartre viết mấy nghìn trang về Gustave Flaubert. Có phải mấy nghìn trang nọ đã bắt nguồn mãi tận những ngày lẩn quẩn trong cái phòng sách thời thơ ấu?”.
Tôi nhớ hai anh trong văn giới Phạm Kim và Phạm Quốc Bảo biếu tôi hai bộ sách quý giá, gồm những tư liệu về nhà văn Võ Phiến, là Văn Học Miền Nam và Võ Phiến Tuyển Tập.
Trong Võ Phiến Tuyển Tập được nhà xuất bản Người Việt ấn hành. Bộ sách dầy cộm, tiêu biểu của những góc nhìn trong văn học Việt Nam, mà Võ Phiến là một chân dung văn chương đa diện và là một ngòi bút tận tụy góp mặt hơn nửa thế kỷ văn học, một quảng đường dài, dài hơn kiếp sống của ông Tần Thủy Hoàng (秦始皇, 259 TCN – 210 TCN), hưởng dương 49 tuổi thôi.
Trong sự góp mặt văn học đó được nhà văn cho cảm nghĩ từ góc diện của một người Việt Nam trong hoàn cảnh khá đặc biệt trong lịch sử, thời Pháp thuộc rồi thời đất nước phân ly, rồi cuộc sống ly hương tị nạn,… Trong bài viết Đọc Nguyễn Vy Khanh về Võ Phiến qua “Võ Phiến Những năm 1960” của hai tác giả Hoàng Nam và Lưu Anh Tuấn, những tác phẩm của Võ Phiến đượcNguyễn Vy Khanh điểm qua như “Chữ Tình”, “Mưa Đêm Cuối Năm” đến lúc viết “Thư Nhà”, “Thương Hoài Ngàn Năm”, “Bắt Trẻ Đồng Xanh”, “Nguyên Vẹn”, “Quê”, “Thư Gửi Bạn”, “Đêm Xuân Trăng Sáng”, “Giọt Cà Phê”, … Tôi thích khía cạnh khác của Võ Phiến, ông phân biệt rõ lằn ranh Quốc Cộng, về ý thức hệ chính trị vững chắc và ông nêu tính nhân bản trong bút văn của mình.
Nhà văn Nguyễn Vy Khanh đưa ra nhận định về Võ Phiến như sau:
“Đọc Võ Phiến không dễ, vì đọc ông không phải để cho qua thì giờ. Đọc xong thường người đọc bàng hoàng, nghi ngờ, có thể ý thức mệt mỏi, lo hơn, dằn vặt hơn: những cuộc đời quê mùa, những kẻ bình thường nhưng sao phải khốn cùng, khắc khoải? Nhân vật của Võ Phiến là những con người cục mịch, quê mùa, với những cái tên gợi hình như chị Bốn Chìa Vôi, anh Bốn Thôi, Ba Càng Cua, Ấm Sứt, Hai Mỏ Gẫy, Tư Huệ Héo, gợi cảm như ông tú Từ Lâm, anh Nam Hà, Thập Tam,… Họ, nhiều người nét mặt “rầu rầu, nguội lạnh như một người ngoại cuộc”, một rầu rầu bình thản hoặc rầu rầu vì lạc loài, phải sống âm thầm nhưng tâm hồn thì sôi sục đầy khắc khoải, khát vọng thường cũng rất bình thường, có khi là một nỗi cô đơn hiu hắt, có khi là những mất quân bình đáng thương hại. Họ sống cho kỳ vọng của mẹ cha hoặc sống vì người khác.
Võ Phiến không dựng những nhân vật lạc quan hoặc có cuộc sống hạnh phúc từ đầu đến cuối. Không chiến tranh thì cũng ai đó trong gia đình dòng họ xóm làng làm rốt cuộc đời lặng lẽ. Mà cái lặng lẽ này cũng đầy nghi ngờ vì ngầm chứa những oán thù, nợ nần, truân chuyên… chỉ đợi lúc bùng vỡ. Làm người dân thường như những nông dân của Võ Phiến cũng không dễ, mà những nông dân cục mịch đó cũng ngày càng biến dạng trong văn chương Việt Nam và ở ngoài đời họ cũng đô thị hóa tại chỗ với TV, ca nhạc, vật dụng thường nhật và y phục. Nhưng tâm hồn họ? Trong tình cảnh lưu vong của nhiều người Việt hiện nay, nhất là lưu vong dứt khoát không ỡm ờ, đọc chuyện nông dân của Võ Phiến lại càng thấm thía hơn, một thấm thía trong bất lực, như một dĩ vãng đã quá tầm tay với!”.
Đếm lại tất cả tổng số tác phẩm của Võ Phiến có hơn năm chục cuốn trên nhiều phạm vi văn học khác nhau như tùy bút, thơ, truyện ngắn, truyện dài, phê bình văn học, biên khảo, lý luận văn học. Võ Phiến Tuyển Tập là một công trình quý báu khi mang tất cả những nét đặc thù, những tinh hoa của nhà văn mà hôm nay chúng ta được tin buồn.
Với điều suy tư cá nhân của tôi, một hành trình văn chương hơn nửa thế kỷ Võ Phiến là một ngòi bút tôi mê thích từ thuở trung học rồi ra xừ ngoài, như vậy thì từ những trang sách của Võ Phiến tiêu biểu cho những bài viết tùy bút, những truyện ngắn, những bài biên khảo, tham luận, phê bình văn học cho tôi sự học hỏi, thích thú.
Trong làng văn hải ngoại còn hai đại thụ văn học khác, tuổi Quý Hợi 1923, niên kỷ 92, là Thinh Quang và Doãn Quốc Sỹ, hai cụ vẫn còn khỏe. Cầu Trời cho ý tưởng của Lotus Minh Nguyệt ở về khía cạnh tích cực vậy. Khi bạn bè văn chương chúng tôi thực hiện Sách Kỷ Niệm Về Nhà Văn Doãn Quốc Sỹ, do Văn Đàn Đồng Tâm ấn hành, tôi có xin bài của nhà văn Võ Phiến. Hôm ra mắt sách DQS có ông bà Võ Phiến đến tham dự, tôi đến chào họ. Nhà văn phục sức lịch lãm, khoác veston xám nhạt và đầu đội mũ “kết” (casquette) như mấy ông Tây tài tử cinéma Jean Gabin hay André Bourvil. Có lúc ông bông đùa hỏi: “Chừng nào anh làm sách cho tôi?”. Tôi cười hỏi lại: “Bác cho phép con mới làm được chứ!”, chúng tôi cùng cười bắt tay. Trong cái kỷ niệm cũ có đọc Võ Phiến, tôi có cảm nhận là nói chuyện thoải mái với ông như một người đã nói chuyện ngoài đời như khi tâm sự với ông mang vẻ bên ngoài hiền lành, nhưng bên trong bộ óc ấy là những ý tưởng văn học khó tìm được một Võ Phiến thứ hai, tôi lãng đãng với tâm thức như vậy.
Trong bài viết của Nguyễn Vy Khanh, ông đề cập sự tài ba của bút pháp Võ Phiến, là lối viết được ví là “chẻ sợi tóc làm tư làm tám”, hàm ý là văn ông trình bày những phần sâu thẳm của nội tâm con người, sự thành công khi khám phá được những góc cạnh sâu thẳm của kiếp nhân sinh của chúng ta. Tôi suy tư vì điều này không phải dễ, những trăn trở giằng co trong cuộc sống, như nhuốm triết tính khi ta đi tìm trong những điều bình thường nhưng lậi bất thường, rồi như khi tìm những điều hợp lý nhưng lại nghịch lý. Chính Võ Phiến đã thú nhận văn ông chịu ảnh hưởng tư tưởng của Marcel Proust (1871–1922), tác giả của bộ tiểu thuyết “Đi Tìm Thời Gian Đã Mất” (À La Recherche du Temps Perdu, hay In Search of Lost Time). Tiểu thuyết này được xếp vào trong số 10 cuốn tiểu thuyết được thanh niên Pháp ưa thích nhất trong thế kỷ 20. Tạp chí Time cũng bình chọn tác phẩm này nằm trong số mười cuốn sách vĩ đại nhất mọi thời đại (The 10 Greatest Books of All Time, printed on the Time magazine). Điều này cho thấy sự hiểu hiểu biết của Võ Phiến từ cánh đồng quê Qui Nhơn hay Rạch Giá bung ra tới chân trời Âu châu xa xăm kia.
Nhà văn Nguyễn Quang (phu quân của nhà văn Minh Đức Hoài Trinh) có kể tôi nghe chuyện của thế kỷ trước khi đôi uyên ương nhà văn này sở hữu một căn nhà có hoa anh đào có trúc xanh vàng trước ngỏ, được gọi là Ngỏ Trúc. Nó là nơi mà Nguyễn Quang và Minh Đức Hoài Trinh tiếp đón bạn bè, giới tao nhân mặc khách ghé qua hàn huyên văn chương, văn học. Người em gái của nhà văn Võ Phiến là cô Diệu Ngọc (bạn thân thiết với Minh Đức Hoài Trinh) và nhà văn Võ Phiến vẫn thường ghé qua Ngỏ Trúc. Một kỷ niệm với Võ Phiến theo nhà văn Nguyễn Quang là vào năm 2000 khi nhà văn Minh Đức Hoài Trinh là chủ tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, bà tiến cử nhà văn Võ Phiến tranh giải văn chương Nobel Stockholm, kết quả giải năm 2000 nặng màu sắc chính trị. Tổ chức này cần sự công minh, vì người của phe ta chưa được giải văn chưong Nobel nào cả, ngoại trừ viên CSVN ác ôn đáng ghét được Nobel Stockholm ban cho nửa giải Nobel “hòa bình” dỏm vào năm 1973, chỉ báo hại dân tộc Việt Nam thêm.
Cần nói thêm người đoạt giải văn chương Nobel 2000 là nhà văn Cao Hành Kiện, (Gao Xingjian, 高行健, sinh 4 tháng 1 năm 1940), là một nhà văn, nhà viết kịch, nhà phê bình người Trung Hoa đầu tiên và là công dân Pháp thứ 13 được trao Giải Nobel Văn học trong suốt 100 năm qua. Ông cũng còn được biết đến với tư cách là một dịch giả, đạo diễn sân khấu và họa sĩ. Cao Hành Kiện đã cổ võ, đấu tranh cho quyền từ do sáng tác cho giới văn nghệ. Chính phủ Tàu HD-981 đã coi ông là một phần tử “phản động” chống đối nhà nước Bắc Kinh và các tác phẩm của ông đã bị cấm chỉ lưu hành từ năm 1986. Ông đã từ bỏ Đảng Cộng sản Tàu HD-981 vào năm 1989 sau vụ thảm sát Thiên An Môn. Năm 1988 ông sang Pháp xin tị nạn chính trị và nhập quốc tịch Pháp từ 1998, hiện cư ngụ tại ngoại ô Paris. Tôi lẩm bẩm tại sao là Cao Hành Kiện mà không là Võ Phiến. Mấy ông giám khảo trong Ủy Ban Chấm Giải tại Nobel Stockholm thiên vị biến cố Thiên An Môn, lại mang nhãn hiệu “Littérature française et savants parisiens”, là lá bùa đoạt giải Nobel. Đả đảo Nobel Stockholm, Bravo Võ Phiến!
Nào, bây giờ thử bàn về tác phẩm khác liên quan đến Võ Phiến, ôm bộ sách Văn Học Miền Nam (Tổng Quan) sẽ mỏi tay, gồm 7 tập, một công trình sưu khảo công phu của Võ Phiến. Văn Học Miền Nam: Tổng Quan gồm có ba phần chính, không kể 2 phần Lời nói đầu dẫn nhập và phần Kết luận, tuần tự như sau:
Phần 1: Khái quát như trong phần mà tác giả khảo lược một số vấn đề chính trong sinh hoạt văn học miền Nam như: nhà văn, độc giả, và xuất bản; sau đó, ông lần lượt trình bày các giai đoạn chính và phân tích những đặc điểm nổi bật nhất; cuối cùng, đối chiếu sơ lược văn học miền Nam với văn học miền Bắc và văn học tiền chiến.
Phần 2: Các giai đoạn mà tác giả đào sâu vào các đặc điểm nổi bật trong từng giai đoạn: 1954-63 và 1964-75.
Phần 3: Các bộ môn văn học mà tác giả phân tích năm bộ môn chính là tiểu thuyết, tuỳ bút, thi ca, kịch và ký. Đối với mỗi bộ môn ông duyệt qua bằng cách phân tích chi tiết của sự kiện hầu độc giả thấu rõ quan điểm ông trình bày.
Trong lãnh vực nghiên cứu văn học ở hải ngoại từ sau năm 1975, bộ Văn Học Miền Nam mang tính tham khảo đối với những ai cần đến nó như sự góp nhặt các sự kiện văn học. Mặc dù chính nó cũng tạo ra nhiều tranh cãi sôi nổi, dù là bất đồng hay đồng thuận. Cái giá trị không chối cãi là nó không những giúp người đọc nhận diện một khía cạnh khác thường trong tài năng văn chương của Võ Phiến mà còn cung cấp cho người đọc một khối tài liệu dồi dào, thật đồ sộ và đáng tin cậy về một nền văn học ngỡ đã bị quên lãng. Do vậy diễn trình văn học Miền Nam từ năm 1954 đến 1975 mang ý nghĩa như thế thì bộ sách Văn Học Miền Nam của nhà văn Võ Phiến là một tác phẩm giá trị, vì tác phảm này đã được đón nhận nồng nhiệt. Bộ sách đã được tái bản nhiều lần.
Đã có nhiều nhà văn viết về nhận định tác phẩm của Võ Phiến, và sau đây là phần trích dẫn trong bài viết Thế Giới Nhân Vật của Võ Phiến. Đây là bài phê bình văn học tỉ mỉ của nhà văn Thụy Khuê, Paris:
“Nghệ thuật của Võ Phiến bộc lộ trong những không gian nhỏ, khép kín, từ truyện ngắn đến truyện dài. Có thể nói, bốn tác phẩm Giã từ, Lại thư nhà, Một mình, và Đàn ông, đã tạo nên sườn chính của tư tưởng và nghệ thuật Võ Phiến. Mỗi tác phẩm mang một sắc thái, nhưng đều đạt đến đỉnh cao nghệ thuật, một nghệ thuật tỉ mỉ, sâu sắc. Ngòi bút ông xoáy sâu vào những cử chỉ nhỏ nhặt, vô nghĩa nhất để vẽ nên toàn bộ con người. Thế giới nhân vật của ông được hình thành qua những chân dung rõ nét, cá tính bộc lộ sâu sắc, luôn luôn bị dày vò trong ám ảnh nhục dục. Về mặt tư tưởng, Võ Phiến đi sâu hơn nữa về phía vô thần và duy vật. Về cách thể hiện, ông chuyển từ lối viết truyền thống, sang lối viết hiện đại hơn, tức là ông không còn đứng ở vị trí bên ngoài của người kể chuyện mà dần dần ông thâm nhập vào trong da thịt nhân vật để mô tả. Giã từ cuốn tiểu thuyết đầu tiên, một truyện vừa, khoảng 80 trang, là sự bắc cầu giữa hai lối viết truyền thống và hiện đại. Lại thư nhà, hơn 60 trang, là tác phẩm chủ yếu, cô đọng không gian Võ Phiến, đưa chúng ta vào thế giới những nhân vật của ông. Đàn ông, chiếu vào những nhân vật ấy, nói đúng hơn là những người đàn ông ấy, qua con mắt của Chị Lê, người đàn bà làm điếm, nhìn khách hàng của mình dưới những khía cạnh trần trụi nhất. Chị Lê tìm ra “cái chung” của đàn ông: trong bất cứ hoàn cảnh nào, vẫn là nhục dục, chỉ là nhục dục, là cõi mà họ tự do nhất, cõi mà họ sống thật nhất với chính mình. Một mình phân tâm nỗi cô đơn bệnh hoạn của con người khi chỉ còn có mình đối diện với chính mình.
Võ Phiến dùng những nhận xét tế vi, lấy chi tiết làm nên đại sự, để thăm dò lòng người dưới nhiều hình thức: Bằng phân tâm của Freud chiếu vào nội tâm u uẩn, ẩn ức tính dục của nhân vật. Bằng biện pháp hoán dụ, ông chiếu rọi vào một phần của cơ thể, để nói lên ẩn ức dục tính toàn diện của con người, những người sống ngoài lề xã hội, từ người tù đến gái điếm, từ già đến trẻ. Nhờ ảnh hưởng triết học hiện sinh, con người nhìn lại chính mình, không ai thoát khỏi sự cô đơn. Với những chi tiết chằng chịt, Võ Phiến dệt nên cấu trúc nội tâm phức tạp và bi đát của con người. Lại thư nhà tiêu biểu cho cấu trúc toàn bộ tiểu thuyết của Võ Phiến. Không hiểu sao ông lại xếp Lại thư nhà vào loại tùy bút. Thực ra, đây là một truyện vừa và cũng là tác phẩm nền móng, xây dựng nên vũ trụ tiểu thuyết của ông, với nhân vật Bốn Thôi. Lại thư nhà tạo ra không khí và bối cảnh Võ Phiến, thế giới của những kẻ ở ngoài lề. Bốn Thôi tuy ở trong xứ, nhưng đã bị cách ly với người khác, với thế giới chung quanh. Bốn Thôi là kẻ ly hương trong thân phận mình, là đại diện sâu xa nhất cho những kẻ sau này phải bỏ nguồn cội đi tha phương cầu thực…”
Sau cùng, những ý tưởng riêng tư về khía cạnh tình yêu nậng nghĩa phu thê sâu đậm của nhà văn Võ Phiến, người viết bài xin trích dẫn một điểm đặc sắc mang tính nhân bản mà qua nét bút của nhà văn Túy Hồng viết về một nhà văn bạn trong nhóm Bách Khoa, nhà văn Võ Phiến vừa ra đi. Bài viết có đề cập đến Lê Tất Điều, Mai Thảo, Thanh Nam,… và dĩ nhiên có Võ Phiến, bà kết luận một nhận xét quý giá về cố nhà văn này, một đại thụ văn học miền Nam hay của nước VNCH của chúng ta như sau: “Tôi chưa thấy một người đàn ông nào thương vợ nhiều như thế, yêu vợ kỹ như thế. Vợ anh, vợ anh… cái miệng cứ tía lia vợ anh vợ anh, làm như người ta sắp giựt mất. Bà Võ Phiến tên cúng cơm là Viễn Phố.”
Từ tên vợ, ông đặt bút hiệu cho văn chương mình qua cách nói lái trại đi tí ti. Bravo hai bác Võ Phiến và Viễn Phố. Ôi, thật quý hóa. Ngày tiễn đưa nhạc sĩ Nguyễn Hiền tôi cung kính vị nhạc sĩ lão thành này với ý niệm trân quý về người phối ngẫu của ông. Và giờ đây là nhà văn Võ Phiến, hay bác Võ Phiến, học trường làng, trung học ở Quy Nhơn. 1942 ra Huế học trường Thuận Hóa và bắt đầu viết văn. Bài tùy bút đầu tiên tựa đề Những Đêm Đông viết năm 1943 đăng trên báo Trung Bắc chủ nhật, ký tên Đắc Lang.
Võ Phiến còn dùng bút hiệu Tràng Thiên, bút hiệu này vốn là một bút hiệu chung của vài tác giả hợp tác với nhóm nhà văn trong Tạp chí Bách Khoa (1957-1975) sau được nhà văn Võ Phiến sử dụng cho các tác phẩm chuyển ngữ như Hăm Bốn Giờ Trong Đời Một Người Đàn Bà (Vingt Quatre Heures Dans La Vie d’une Femme hay Twenty-Four Hours in the Life of a Woman, của nhà văn người Áo Stefan Zweig, 1881-1942), sách dịch được in vào năm 1963. Đọc văn Võ Phiến bao la với tôi, văn ông miêu tả đời sống dồng quê dân dã Việt Nam đến những tư tưởng văn chương phương Tây, nào những Albert Camus, JP Sartre, André Malraux, Victor Hugo, Hector Malot, Gustave Flaubert,…
Trong bài viết về chủ đề “Sách và Nhà”, khi nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng phỏng vấn nhà văn Võ Phiến, Võ Phiến tâm tình văn chương như sau, Võ Phiến kể:
“Đã có một thời, ở Sài Gòn ta, giới văn nghệ hễ mở miệng là toàn Sartre với Camus. Ông lại là giáo sư, dạy văn dạy triết, sớm chiều đụng đầu mấy ông này hàng ngày, chán là phải. Nhưng xin nói ngay là những điều tôi sắp đưa ra không liên quan gì đến triết học với văn chương cả. Chẳng qua chuyện đời sống.
Như ông đã biết, cha mất sớm, Sartre với mẹ về ở nhà ngoại. Ông ngoại là nhà giáo dạy Đức ngữ, cũng có soạn một cuốn sách giáo khoa được in đi in lại. Vậy ngoại là một tác giả, một hãnh diện của gia đình. Tác giả tất nhiên có tủ sách gia đình. Cậu bé Sartre từ nhỏ đã lân la vào phòng sách của ngoại, và sống những giờ mê tơi. Về già, lúc gần tuổi sáu mươi, trong cuốn Les mots, ông viết: “Tôi đã bắt đầu và chắc chắn rồi cũng sẽ kết thúc cuộc đời mình giữa các cuốn sách.” (“J’ai commencé ma vie comme je la finirai sans doute: au milieu des livres.”)
Sống và chết giữa các cuốn sách không giống như sống và chết giữa vựa lúa của một nhà nông, hay giữa kho hàng của một nhà buôn, hay giữa bàn ghế trong công thự của một viên quan lại nào đó trong guồng máy cai trị của các chế độ. Sách là thứ lạ lùng hơn nhiều. Ở một đoạn khác của tác phẩm vừa kể, ông viết: “Tôi đã tìm ra cái tôn giáo của tôi: tôi thấy không có gì quan trọng hơn là một cuốn sách. Cái phòng sách, tôi xem nó như một ngôi đền.” (“J’avais trouvé ma religion: rien ne me parut plus important qu’un livre. La bibliothèque, j’y voyais un temple.”)…
Xem bộ ông băn khoăn mãi về cái “nội dung”. Không hề gì, ông ơi. Phòng sách không phải là kho sách. Kho sách là nơi chứa sách: cốt nhiều. Phòng sách là nơi để đọc sách: cốt ta tìm thấy hứng thú say mê ở trong đó hơn 11 phút mỗi ngày.
Tủ sách của ông ngoại có thể đồ sộ, nhưng cậu bé Jean-Paul Sartre lúc bấy giờ tôi e không đọc được mấy đâu. Đêm đêm cu cậu ôm vào giường cuốn Sans famille của Hector Malot đã thuộc làu. Lớn hơn chút nữa, cậu đọc đi đọc lại hoài đoạn cuối của cuốn Madame Bovary đến nỗi thuộc từng đoạn dài, cậu thắc mắc mãi về chuyện anh chồng mất vợ vừa tìm ra được mấy lá thư và râu anh ta mọc tùm lum: tại sao vậy cà? có phải râu mọc vì thư tình không nhỉ? thắc mắc về cái vụ anh chồng nhìn Rodolphe cách ai oán: ai oán cái gì vậy cà? v.v… Cậu bé loay hoay mãi về những đoạn văn mình hiểu mà vẫn không hiểu, cậu mê tơi về cái hấp dẫn của cuộc sống bí ẩn, hàm hồ… Về già, Jean-Paul Sartre viết mấy nghìn trang về Gustave Flaubert. Có phải mấy nghìn trang nọ đã bắt nguồn mãi tận những ngày lẩn quẩn trong cái phòng sách thời thơ ấu?”.
Tôi nhớ hai anh trong văn giới Phạm Kim và Phạm Quốc Bảo biếu tôi hai bộ sách quý giá, gồm những tư liệu về nhà văn Võ Phiến, là Văn Học Miền Nam và Võ Phiến Tuyển Tập.
Trong Võ Phiến Tuyển Tập được nhà xuất bản Người Việt ấn hành. Bộ sách dầy cộm, tiêu biểu của những góc nhìn trong văn học Việt Nam, mà Võ Phiến là một chân dung văn chương đa diện và là một ngòi bút tận tụy góp mặt hơn nửa thế kỷ văn học, một quảng đường dài, dài hơn kiếp sống của ông Tần Thủy Hoàng (秦始皇, 259 TCN – 210 TCN), hưởng dương 49 tuổi thôi.
Trong sự góp mặt văn học đó được nhà văn cho cảm nghĩ từ góc diện của một người Việt Nam trong hoàn cảnh khá đặc biệt trong lịch sử, thời Pháp thuộc rồi thời đất nước phân ly, rồi cuộc sống ly hương tị nạn,… Trong bài viết Đọc Nguyễn Vy Khanh về Võ Phiến qua “Võ Phiến Những năm 1960” của hai tác giả Hoàng Nam và Lưu Anh Tuấn, những tác phẩm của Võ Phiến đượcNguyễn Vy Khanh điểm qua như “Chữ Tình”, “Mưa Đêm Cuối Năm” đến lúc viết “Thư Nhà”, “Thương Hoài Ngàn Năm”, “Bắt Trẻ Đồng Xanh”, “Nguyên Vẹn”, “Quê”, “Thư Gửi Bạn”, “Đêm Xuân Trăng Sáng”, “Giọt Cà Phê”, … Tôi thích khía cạnh khác của Võ Phiến, ông phân biệt rõ lằn ranh Quốc Cộng, về ý thức hệ chính trị vững chắc và ông nêu tính nhân bản trong bút văn của mình.
Nhà văn Nguyễn Vy Khanh đưa ra nhận định về Võ Phiến như sau:
“Đọc Võ Phiến không dễ, vì đọc ông không phải để cho qua thì giờ. Đọc xong thường người đọc bàng hoàng, nghi ngờ, có thể ý thức mệt mỏi, lo hơn, dằn vặt hơn: những cuộc đời quê mùa, những kẻ bình thường nhưng sao phải khốn cùng, khắc khoải? Nhân vật của Võ Phiến là những con người cục mịch, quê mùa, với những cái tên gợi hình như chị Bốn Chìa Vôi, anh Bốn Thôi, Ba Càng Cua, Ấm Sứt, Hai Mỏ Gẫy, Tư Huệ Héo, gợi cảm như ông tú Từ Lâm, anh Nam Hà, Thập Tam,… Họ, nhiều người nét mặt “rầu rầu, nguội lạnh như một người ngoại cuộc”, một rầu rầu bình thản hoặc rầu rầu vì lạc loài, phải sống âm thầm nhưng tâm hồn thì sôi sục đầy khắc khoải, khát vọng thường cũng rất bình thường, có khi là một nỗi cô đơn hiu hắt, có khi là những mất quân bình đáng thương hại. Họ sống cho kỳ vọng của mẹ cha hoặc sống vì người khác.
Võ Phiến không dựng những nhân vật lạc quan hoặc có cuộc sống hạnh phúc từ đầu đến cuối. Không chiến tranh thì cũng ai đó trong gia đình dòng họ xóm làng làm rốt cuộc đời lặng lẽ. Mà cái lặng lẽ này cũng đầy nghi ngờ vì ngầm chứa những oán thù, nợ nần, truân chuyên… chỉ đợi lúc bùng vỡ. Làm người dân thường như những nông dân của Võ Phiến cũng không dễ, mà những nông dân cục mịch đó cũng ngày càng biến dạng trong văn chương Việt Nam và ở ngoài đời họ cũng đô thị hóa tại chỗ với TV, ca nhạc, vật dụng thường nhật và y phục. Nhưng tâm hồn họ? Trong tình cảnh lưu vong của nhiều người Việt hiện nay, nhất là lưu vong dứt khoát không ỡm ờ, đọc chuyện nông dân của Võ Phiến lại càng thấm thía hơn, một thấm thía trong bất lực, như một dĩ vãng đã quá tầm tay với!”.
Đếm lại tất cả tổng số tác phẩm của Võ Phiến có hơn năm chục cuốn trên nhiều phạm vi văn học khác nhau như tùy bút, thơ, truyện ngắn, truyện dài, phê bình văn học, biên khảo, lý luận văn học. Võ Phiến Tuyển Tập là một công trình quý báu khi mang tất cả những nét đặc thù, những tinh hoa của nhà văn mà hôm nay chúng ta được tin buồn.
Với điều suy tư cá nhân của tôi, một hành trình văn chương hơn nửa thế kỷ Võ Phiến là một ngòi bút tôi mê thích từ thuở trung học rồi ra xừ ngoài, như vậy thì từ những trang sách của Võ Phiến tiêu biểu cho những bài viết tùy bút, những truyện ngắn, những bài biên khảo, tham luận, phê bình văn học cho tôi sự học hỏi, thích thú.
Trong làng văn hải ngoại còn hai đại thụ văn học khác, tuổi Quý Hợi 1923, niên kỷ 92, là Thinh Quang và Doãn Quốc Sỹ, hai cụ vẫn còn khỏe. Cầu Trời cho ý tưởng của Lotus Minh Nguyệt ở về khía cạnh tích cực vậy. Khi bạn bè văn chương chúng tôi thực hiện Sách Kỷ Niệm Về Nhà Văn Doãn Quốc Sỹ, do Văn Đàn Đồng Tâm ấn hành, tôi có xin bài của nhà văn Võ Phiến. Hôm ra mắt sách DQS có ông bà Võ Phiến đến tham dự, tôi đến chào họ. Nhà văn phục sức lịch lãm, khoác veston xám nhạt và đầu đội mũ “kết” (casquette) như mấy ông Tây tài tử cinéma Jean Gabin hay André Bourvil. Có lúc ông bông đùa hỏi: “Chừng nào anh làm sách cho tôi?”. Tôi cười hỏi lại: “Bác cho phép con mới làm được chứ!”, chúng tôi cùng cười bắt tay. Trong cái kỷ niệm cũ có đọc Võ Phiến, tôi có cảm nhận là nói chuyện thoải mái với ông như một người đã nói chuyện ngoài đời như khi tâm sự với ông mang vẻ bên ngoài hiền lành, nhưng bên trong bộ óc ấy là những ý tưởng văn học khó tìm được một Võ Phiến thứ hai, tôi lãng đãng với tâm thức như vậy.
Trong bài viết của Nguyễn Vy Khanh, ông đề cập sự tài ba của bút pháp Võ Phiến, là lối viết được ví là “chẻ sợi tóc làm tư làm tám”, hàm ý là văn ông trình bày những phần sâu thẳm của nội tâm con người, sự thành công khi khám phá được những góc cạnh sâu thẳm của kiếp nhân sinh của chúng ta. Tôi suy tư vì điều này không phải dễ, những trăn trở giằng co trong cuộc sống, như nhuốm triết tính khi ta đi tìm trong những điều bình thường nhưng lậi bất thường, rồi như khi tìm những điều hợp lý nhưng lại nghịch lý. Chính Võ Phiến đã thú nhận văn ông chịu ảnh hưởng tư tưởng của Marcel Proust (1871–1922), tác giả của bộ tiểu thuyết “Đi Tìm Thời Gian Đã Mất” (À La Recherche du Temps Perdu, hay In Search of Lost Time). Tiểu thuyết này được xếp vào trong số 10 cuốn tiểu thuyết được thanh niên Pháp ưa thích nhất trong thế kỷ 20. Tạp chí Time cũng bình chọn tác phẩm này nằm trong số mười cuốn sách vĩ đại nhất mọi thời đại (The 10 Greatest Books of All Time, printed on the Time magazine). Điều này cho thấy sự hiểu hiểu biết của Võ Phiến từ cánh đồng quê Qui Nhơn hay Rạch Giá bung ra tới chân trời Âu châu xa xăm kia.
Nhà văn Nguyễn Quang (phu quân của nhà văn Minh Đức Hoài Trinh) có kể tôi nghe chuyện của thế kỷ trước khi đôi uyên ương nhà văn này sở hữu một căn nhà có hoa anh đào có trúc xanh vàng trước ngỏ, được gọi là Ngỏ Trúc. Nó là nơi mà Nguyễn Quang và Minh Đức Hoài Trinh tiếp đón bạn bè, giới tao nhân mặc khách ghé qua hàn huyên văn chương, văn học. Người em gái của nhà văn Võ Phiến là cô Diệu Ngọc (bạn thân thiết với Minh Đức Hoài Trinh) và nhà văn Võ Phiến vẫn thường ghé qua Ngỏ Trúc. Một kỷ niệm với Võ Phiến theo nhà văn Nguyễn Quang là vào năm 2000 khi nhà văn Minh Đức Hoài Trinh là chủ tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, bà tiến cử nhà văn Võ Phiến tranh giải văn chương Nobel Stockholm, kết quả giải năm 2000 nặng màu sắc chính trị. Tổ chức này cần sự công minh, vì người của phe ta chưa được giải văn chưong Nobel nào cả, ngoại trừ viên CSVN ác ôn đáng ghét được Nobel Stockholm ban cho nửa giải Nobel “hòa bình” dỏm vào năm 1973, chỉ báo hại dân tộc Việt Nam thêm.
Cần nói thêm người đoạt giải văn chương Nobel 2000 là nhà văn Cao Hành Kiện, (Gao Xingjian, 高行健, sinh 4 tháng 1 năm 1940), là một nhà văn, nhà viết kịch, nhà phê bình người Trung Hoa đầu tiên và là công dân Pháp thứ 13 được trao Giải Nobel Văn học trong suốt 100 năm qua. Ông cũng còn được biết đến với tư cách là một dịch giả, đạo diễn sân khấu và họa sĩ. Cao Hành Kiện đã cổ võ, đấu tranh cho quyền từ do sáng tác cho giới văn nghệ. Chính phủ Tàu HD-981 đã coi ông là một phần tử “phản động” chống đối nhà nước Bắc Kinh và các tác phẩm của ông đã bị cấm chỉ lưu hành từ năm 1986. Ông đã từ bỏ Đảng Cộng sản Tàu HD-981 vào năm 1989 sau vụ thảm sát Thiên An Môn. Năm 1988 ông sang Pháp xin tị nạn chính trị và nhập quốc tịch Pháp từ 1998, hiện cư ngụ tại ngoại ô Paris. Tôi lẩm bẩm tại sao là Cao Hành Kiện mà không là Võ Phiến. Mấy ông giám khảo trong Ủy Ban Chấm Giải tại Nobel Stockholm thiên vị biến cố Thiên An Môn, lại mang nhãn hiệu “Littérature française et savants parisiens”, là lá bùa đoạt giải Nobel. Đả đảo Nobel Stockholm, Bravo Võ Phiến!
Nào, bây giờ thử bàn về tác phẩm khác liên quan đến Võ Phiến, ôm bộ sách Văn Học Miền Nam (Tổng Quan) sẽ mỏi tay, gồm 7 tập, một công trình sưu khảo công phu của Võ Phiến. Văn Học Miền Nam: Tổng Quan gồm có ba phần chính, không kể 2 phần Lời nói đầu dẫn nhập và phần Kết luận, tuần tự như sau:
Phần 1: Khái quát như trong phần mà tác giả khảo lược một số vấn đề chính trong sinh hoạt văn học miền Nam như: nhà văn, độc giả, và xuất bản; sau đó, ông lần lượt trình bày các giai đoạn chính và phân tích những đặc điểm nổi bật nhất; cuối cùng, đối chiếu sơ lược văn học miền Nam với văn học miền Bắc và văn học tiền chiến.
Phần 2: Các giai đoạn mà tác giả đào sâu vào các đặc điểm nổi bật trong từng giai đoạn: 1954-63 và 1964-75.
Phần 3: Các bộ môn văn học mà tác giả phân tích năm bộ môn chính là tiểu thuyết, tuỳ bút, thi ca, kịch và ký. Đối với mỗi bộ môn ông duyệt qua bằng cách phân tích chi tiết của sự kiện hầu độc giả thấu rõ quan điểm ông trình bày.
Trong lãnh vực nghiên cứu văn học ở hải ngoại từ sau năm 1975, bộ Văn Học Miền Nam mang tính tham khảo đối với những ai cần đến nó như sự góp nhặt các sự kiện văn học. Mặc dù chính nó cũng tạo ra nhiều tranh cãi sôi nổi, dù là bất đồng hay đồng thuận. Cái giá trị không chối cãi là nó không những giúp người đọc nhận diện một khía cạnh khác thường trong tài năng văn chương của Võ Phiến mà còn cung cấp cho người đọc một khối tài liệu dồi dào, thật đồ sộ và đáng tin cậy về một nền văn học ngỡ đã bị quên lãng. Do vậy diễn trình văn học Miền Nam từ năm 1954 đến 1975 mang ý nghĩa như thế thì bộ sách Văn Học Miền Nam của nhà văn Võ Phiến là một tác phẩm giá trị, vì tác phảm này đã được đón nhận nồng nhiệt. Bộ sách đã được tái bản nhiều lần.
Đã có nhiều nhà văn viết về nhận định tác phẩm của Võ Phiến, và sau đây là phần trích dẫn trong bài viết Thế Giới Nhân Vật của Võ Phiến. Đây là bài phê bình văn học tỉ mỉ của nhà văn Thụy Khuê, Paris:
“Nghệ thuật của Võ Phiến bộc lộ trong những không gian nhỏ, khép kín, từ truyện ngắn đến truyện dài. Có thể nói, bốn tác phẩm Giã từ, Lại thư nhà, Một mình, và Đàn ông, đã tạo nên sườn chính của tư tưởng và nghệ thuật Võ Phiến. Mỗi tác phẩm mang một sắc thái, nhưng đều đạt đến đỉnh cao nghệ thuật, một nghệ thuật tỉ mỉ, sâu sắc. Ngòi bút ông xoáy sâu vào những cử chỉ nhỏ nhặt, vô nghĩa nhất để vẽ nên toàn bộ con người. Thế giới nhân vật của ông được hình thành qua những chân dung rõ nét, cá tính bộc lộ sâu sắc, luôn luôn bị dày vò trong ám ảnh nhục dục. Về mặt tư tưởng, Võ Phiến đi sâu hơn nữa về phía vô thần và duy vật. Về cách thể hiện, ông chuyển từ lối viết truyền thống, sang lối viết hiện đại hơn, tức là ông không còn đứng ở vị trí bên ngoài của người kể chuyện mà dần dần ông thâm nhập vào trong da thịt nhân vật để mô tả. Giã từ cuốn tiểu thuyết đầu tiên, một truyện vừa, khoảng 80 trang, là sự bắc cầu giữa hai lối viết truyền thống và hiện đại. Lại thư nhà, hơn 60 trang, là tác phẩm chủ yếu, cô đọng không gian Võ Phiến, đưa chúng ta vào thế giới những nhân vật của ông. Đàn ông, chiếu vào những nhân vật ấy, nói đúng hơn là những người đàn ông ấy, qua con mắt của Chị Lê, người đàn bà làm điếm, nhìn khách hàng của mình dưới những khía cạnh trần trụi nhất. Chị Lê tìm ra “cái chung” của đàn ông: trong bất cứ hoàn cảnh nào, vẫn là nhục dục, chỉ là nhục dục, là cõi mà họ tự do nhất, cõi mà họ sống thật nhất với chính mình. Một mình phân tâm nỗi cô đơn bệnh hoạn của con người khi chỉ còn có mình đối diện với chính mình.
Võ Phiến dùng những nhận xét tế vi, lấy chi tiết làm nên đại sự, để thăm dò lòng người dưới nhiều hình thức: Bằng phân tâm của Freud chiếu vào nội tâm u uẩn, ẩn ức tính dục của nhân vật. Bằng biện pháp hoán dụ, ông chiếu rọi vào một phần của cơ thể, để nói lên ẩn ức dục tính toàn diện của con người, những người sống ngoài lề xã hội, từ người tù đến gái điếm, từ già đến trẻ. Nhờ ảnh hưởng triết học hiện sinh, con người nhìn lại chính mình, không ai thoát khỏi sự cô đơn. Với những chi tiết chằng chịt, Võ Phiến dệt nên cấu trúc nội tâm phức tạp và bi đát của con người. Lại thư nhà tiêu biểu cho cấu trúc toàn bộ tiểu thuyết của Võ Phiến. Không hiểu sao ông lại xếp Lại thư nhà vào loại tùy bút. Thực ra, đây là một truyện vừa và cũng là tác phẩm nền móng, xây dựng nên vũ trụ tiểu thuyết của ông, với nhân vật Bốn Thôi. Lại thư nhà tạo ra không khí và bối cảnh Võ Phiến, thế giới của những kẻ ở ngoài lề. Bốn Thôi tuy ở trong xứ, nhưng đã bị cách ly với người khác, với thế giới chung quanh. Bốn Thôi là kẻ ly hương trong thân phận mình, là đại diện sâu xa nhất cho những kẻ sau này phải bỏ nguồn cội đi tha phương cầu thực…”
Sau cùng, những ý tưởng riêng tư về khía cạnh tình yêu nậng nghĩa phu thê sâu đậm của nhà văn Võ Phiến, người viết bài xin trích dẫn một điểm đặc sắc mang tính nhân bản mà qua nét bút của nhà văn Túy Hồng viết về một nhà văn bạn trong nhóm Bách Khoa, nhà văn Võ Phiến vừa ra đi. Bài viết có đề cập đến Lê Tất Điều, Mai Thảo, Thanh Nam,… và dĩ nhiên có Võ Phiến, bà kết luận một nhận xét quý giá về cố nhà văn này, một đại thụ văn học miền Nam hay của nước VNCH của chúng ta như sau: “Tôi chưa thấy một người đàn ông nào thương vợ nhiều như thế, yêu vợ kỹ như thế. Vợ anh, vợ anh… cái miệng cứ tía lia vợ anh vợ anh, làm như người ta sắp giựt mất. Bà Võ Phiến tên cúng cơm là Viễn Phố.”
Từ tên vợ, ông đặt bút hiệu cho văn chương mình qua cách nói lái trại đi tí ti. Bravo hai bác Võ Phiến và Viễn Phố. Ôi, thật quý hóa. Ngày tiễn đưa nhạc sĩ Nguyễn Hiền tôi cung kính vị nhạc sĩ lão thành này với ý niệm trân quý về người phối ngẫu của ông. Và giờ đây là nhà văn Võ Phiến, hay bác Võ Phiến.
Cầu chúc bác Võ Phiến về cõi trên được bình an vĩnh cửu.
Trần Việt Hải
Nhà văn Võ Phiến qua đời, thọ 90 tuổi.
……………………………………………………………………………………………………………………..
PHÂN ƯU
Chúng tôi nhận được tin buồn:
Nhà văn VÕ PHIẾN
Ông ĐOÀN THẾ NHƠN
Pháp danh Nhật Trí
Sinh ngày 20-10-1925 tại Phù Mỹ, Bình Định.
Nguyên Chủ Bút tạp chí Văn Học Nghệ Thuật (Nam California).
Đã mãn phần thứ Hai, ngày 28 tháng 9 năm 2015
(Nhằm ngày 16 tháng 8 năm Ất Mùi)
Tại Advanced Rehab Center of Tustin,
Santa Ana, California, Hoa Kỳ.
HƯỞNG THƯỢNG THỌ 90 TUỔI
Xin chia buồn cùng Tang Quyến. Nguyện cầu hương linh nhà văn VÕ PHIẾN
sớm phiêu diêu nơi Miền Lạc Cảnh.
Doãn Quốc Sỹ, Minh Đức Hoài Trinh, Nguyễn Quang, Nguyễn Thanh Liêm, Dương Ngọc Sum, Thinh Quang, Trần Huy Bích, Lưu Trung Khảo, Nguyễn Đình Cường, Trần Mộng Lâm, Toàn Phong-Nguyễn Xuân Vinh,Nguyễn Đạt Thịnh, Song Thao, Luân Hoán, Khánh Trường, Lê Hân, Thanh Thương Hoàng, Lê Văn Khoa, Đỗ Hải Minh, Phạm Phú Minh, Hồ Trường An, Tiểu Tử, Trần Nghĩa Hiệp, Giao Chỉ Vũ Lộc, Diệu Tần, Đông Anh, Hạo Nhiên, Chinh Nguyên, Nguyễn Vy Khanh, Lê Tất Điều, Nguyễn Tường, Thiết, Thụy Khuê, Túy Hồng, Hải Đà Vương Ngọc Long, Ngô Tằng Giao, Phan Anh Dũng, Tâm Hảo, Vũ Đức Âu-Vĩnh Hiền, Phạm Xuân Thái, Phạm Kim, Phạm Quốc Bảo, Phạm Tín An Ninh, Vĩnh Liêm, Trần Thế Khiêm, Yên Sơn, Kiều Mỹ Duyên, Nga Lê Trọng Nguyễn, Võ Thạnh Vân, Trương Huy Cường, Bùi Cửu Viên, Phạm Anh Dũng, Phạm Ngọc Khuê, Hồng Thủy, Bích Huyền, Tiểu Thu, Thanh Đào, Ngoc Mai, Trâm Anh, Nguyễn Thành, Duy Hân, Ái Hoa, Hoài Niệm, Nguyên Nhung, Cát Biển, Trần Thế Phong, Lê Xuân Trường, Ngọc Đan Thanh, Melanie Trần, Đèo Văn Sách, Trần Thế Ngữ, Trần Mạnh Chi, Nguyễn Đình Hải, Trịnh Thanh Thủy, Diệp Minh Nguyệt, Quyên Di, Trần Trung Đạo, Nguyễn Ngọc Linh, Nguyễn Trọng Nho, Vân Bằng, Lê Tuấn, Vân Khanh, Thanh Lan, Lệ Hoa, Băng Tâm, Thanh Thanh, Khánh Lan, Như Nguyệt, Lê Ngọc Hà, Phan Thanh Hằng, Như Hảo, Việt Hưng, Vi Sơn, Phạm Gia Cổn, Vũ Thư Nguyên, Hồng Vũ Lan Nhi, Minh Châu, Võ Tá Hân, Vũ Hối, Vĩnh Điện, Yên Thư, Tăng Đức Sơn, Vũ Duy Toại, Nguyễn Qúy Đại, Trần Bích San, Lê Dinh, Anh Bằng, Dương Viết Điền, Trần Quang Hải, Thái Tú Hạp, Trần Khánh Liễm, Trần Thăng, Trần Khải, Ái Cầm, Kim Liên, Cung Trầm Tưởng, Peter Morita, Mai Ngọc Khánh, Nguyễn Thanh Huy, Trương Ngọc Thạch, Lê Bình, Đào Đức Nhuận, Nguyễn Hữu Thời, Võ Đình Trường, Chu Bá Yến, Tam Giang Hoàng Đình Báu, Lưu Anh Tuấn, Phạm Lưu Đạt, Ngô Thiện Đức, Lưu Mạnh Bổng, Lý Tòng Tôn, John Hòang, Đỗ Văn Học, Lưu Khôn, Lê Thúy Vinh, Nina Nhung, Phạm Khắc Trí, Phạm Đình Long, Pham Hồng Ân, Trần Huy Sao, Nhược Thu, LT Kim Oanh, Khiếu Long, Thúy Anh, ThụyVi, Thụy Mi, Thái Phạm, Nghiêm Tú Lan, Phan Đình Minh, Phan Ni Tấn, Ngọc Long, Jadou Nguyễn, Quế Hương, Hồng Tước, Trần Việt Hải, Hội Minh Đức Hoài Trinh Foundation, và Hội Nhân Anh Tân Văn.
Đồng Thành Kính Phân Ưu
***