Xem vở kịch: Vietgone của Quí Nguyễn tại Seattle Repertory
bởi: Julie Phạm
bởi: Julie Phạm
Cha mẹ tôi đã sống ở nơi đó trước khi tôi được sinh ra. Đây chỉ là một trong những tiết lộ lớn mà tôi nhận được từ khi xem vở kịch của Quí Nguyễn, mang tên Vietgone. Vở kịch được dựa trên cuộc sống của thế hệ cha mẹ chúng tôi trong những tháng trước khi Sài Gòn thất thủ qua đến khi họ gặp nhau và làm nổi bật lên một mối tình lãng mạn tại một trại tạm trú tị nạn ở Arkansas.
Vietgone đang được trình diễn tại Nhà hát Seattle Repertory từ nay cho đến hết ngày 01 tháng 1-2017 và nhiều chương trình được phổ biến rộng.
Là một người trẻ di dân tị nạn ở thế hệ 1.5 người Mỹ gốc Việt, tôi không bao giờ thực sự nghĩ về cha mẹ tôi có một vai trò bên ngoài là một người sinh dưỡng. Điều đó nghe có vẻ tự làm trung tâm, nhưng tôi nghĩ rằng nó cũng giống như nhiều người tị nạn Việt của thế hệ mình. Câu chuyện cha mẹ của chúng tôi cũng ‘bắt đầu với ý nghĩa hy sinh cho con cái…
Tôi không thích nhiều phần của vở kịch này. Vì tôi không đánh giá cao lối hài hước trong đó…, hoặc là phương diện tình dục của mình hoặc sử dụng thô tục laden raps của nhân vật. Nếu những người như cha mẹ tôi xem vở kịch, tôi không nghĩ rằng họ sẽ cảm thông nhiều qua ngôn ngữ sử dụng trong từng tình tiết.
Nhưng tôi thực sự tôi đánh giá cao của vở kịch. Tôi nhận định giá trị các vai trò của các nhân vật nữ độc lập mạnh mẽ những người từ chối trở thành nạn nhân và như các vị tử đạo, sự tương tác giữa người Mỹ và người Việt Nam từ quan điểm của Việt Nam, và sức quyến rũ của vai nam chính người Việt Nam không phải là người đàn ông ẻo lả theo khuôn mẫu Á đông như tôi biết. Thế hệ của cha mẹ tôi chắc sẽ đánh giá cao cách thức tác giả Quí Nguyễn trình bày bằng một cách giải thích khác từ quan điểm phía Miền Nam Việt Nam trong của Chiến tranh Việt Nam cho một đối tượng khán giả rộng lớn chứ không chỉ dành cho người người Mỹ gốc Việt.
Từ trái: James Ryen (Quang) and Will Dao (Nhan– trong quân phục Binh Chủng Dù VNCH) trong buổi diễn tại Seattle Repertory Theatre’s Vietgone. Photo by Navid Baraty.
Lớn lên ở Mỹ, tôi quen thuộc với phương cách truyền thông Mỹ mô tả người Việt Nam như chính là nạn nhân của cuộc chiến tranh này. Vở kịch này đã minh họa không chỉ là sự khác biệt về cách nhìn giữa Miền Nam Việt Nam và quan điểm của Mỹ trong chiến tranh, mà còn có cả sự khác biệt trong suy nghĩ giữa các thế hệ người Mỹ gốc Việt nữa.
Mãi cho đến cuối của vở kịch được trình diễn, khi nhà viết kịch, chính là nhân vật người con trai, phỏng vấn cha của chính ông về chiến tranh, khiến tôi có thể liên tưởng ngay đến đặc tính các nhân vật bởi vì chính tôi cũng đã phỏng vấn tương tự như thế về cách nhìn và quan điểm của Miền Nam Việt Nam trong chiến tranh với cha của mình.
Nhưng thôi thì cũng đành chấp nhận, bởi lẽ: rất nhiều phần trong vở kịch không thể liên hệ đến tôi vì ở một điểm là, vở kịch đó không phải vì tất cả nói về riêng cho mình tôi. Bởi vì những người như cha mẹ tôi, họ cũng từng trải nghiệm một đời sống riêng của họ… trước khi tôi đến với đời sống này và để cùng có những cảm nhận được ít hay nhiều./.
Julie Phạm