TRẦN CHÍ PHÚC VIẾT BÀI HÁT KHÔNG ĐẶC KHU CHO NGOẠI BANG
Phạm Kiên Trung
Cuộc đấu tranh giữa đồng bào Việt Nam và bọn lãnh đạo CSVN về chuyện cho ngoại bang tức Trung Quốc thuê 99 năm 3 đặc khu kinh tế đang đến hồi quyết liệt. Ngày 10 tháng 6 năm 2018, trên nhiều tỉnh thành như Sài Gòn Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Dương, Bình Thuận, Đồng Nai, Hà Tĩnh, Nghệ An, Nha Trang… hàng chục ngàn đồng bào đã xuống đường biểu tình với những biểu ngữ như Không Cho Trung Quốc Thuê Dù Chỉ 1 Ngày…
Mặc dù trong dự luật đặc khu không nhắc tới tên Trung Quốc tức là Tàu nhưng mọi người ai cũng hiểu dự luật về 3 đặc khu kinh tế Vân Đồn ( Quảng Ninh), Bắc Vân Phong ( Khánh Hòa ), Phú Quốc thuộc 3 khu vực sát biển của miền Bắc, miền Trung, miền Nam sẽ cho Trung Quốc thuê 99 năm.
Và Trung Quốc sẽ di dân hàng triệu người Tàu đến 3 đặc khu này ở trong vòng 99 năm. Sau 99 năm họ sẽ tuyên bố tự trị và sáp nhập vào Trung Quốc thì Việt Nam với sức yếu so với Tàu sẽ không làm gì được.
Bài học lịch sử bán đảo Crimeria của Ukraine do đông dân Nga sinh sống và năm 2013 họ đã tuyên bố tự trị và sáp nhập vào nước Nga làm cho Ukraine tức giận nhưng chẳng làm gì được vì nước Nga quá mạnh.
Bộ Chính Trị Cộng Sản Việt Nam đã bị Bắc Kinh mua chuộc và uy hiếp bằng quyền lực và tiền bạc cho nên đã thỏa thuận chuyện đặc khu kinh tế với Trung Quốc từ nhiều năm trước. Đây là một hành động bán nước của bọn tay sai cho Bắc Kinh tức là nhà cầm quyền Hà Nội hiện tại. Chúng muốn đưa ra Quốc Hội để biểu quyết cho hợp pháp để sau này không ai có thể thay đổi được. Cho nên dân chúng Việt Nam đã phẫn uất xuống đường biểu tình bất chấp sự đe dọa và đàn áp của nhà nước tại Hà Nội.
Hình ảnh biểu tình của đồng bào tràn ngập trên các trang mạng và tạo sự xúc động và cảm hứng để nhạc sĩ Trần Chí Phúc viết nên ca khúc đấu tranh mang tên KHÔNG ĐẶC KHU CHO NGOẠI BANG.
Nét nhạc hùng hồn, lời ca giản dị mà mạnh mẽ :
KHÔNG ĐẶC KHU CHO NGOẠI BANG
Không đặc khu, cho ngoại bang, ngàn năm đô hộ dân mình
Không đặc khu, cho ngoại bang để chúng cướp luôn nước ta
Đà Nẵng Nha Trang, Bình Thuận Đồng Nai, Sài Gòn Hà Nội, Nghệ An Hà Tĩnh
Bình Dương. Trên khắp phố phường đồng bào ta xuống đường.
Cất cao tiếng nói quê hương, dẫu cho áp bức đau thương, giữ gìn non sông Việt
Nam.
Không đặc khu, cho ngoại bang, ngàn năm đô hộ dân mình
Không đặc khu cho ngoại bang để chúng cướp luôn nước ta.
Đồng bào ơi hãy đứng lên, Đồng bào ơi, hãy xuống đường, ta đấu tranh vì đời con
cháu mai sau
Đồng bào ơi hãy đứng lên, Đồng bào ơi , hãy xuống đường, ta đấu tranh, giữ từng
tấc đất quê hương.
TA ĐẤU TRANH GIỮ TỪNG TẤC ĐẤT QUÊ HƯƠNG…….
Nhạc sĩ Trần Chí Phúc đã đàn và hát bài Không Đặc Khu Cho Ngoại Bang và đưa lên Youtube cùng những hình ảnh biểu tình của đồng bào ngày 10 tháng 6 năm 2018 và làm người xem xúc động.
Quốc Hội CSVN trước sự phản đối mạnh mẽ của dân chúng cho nên đã dời chuyện biểu quyết đặc khu kinh tế cho ngoại bang vào kỳ họp cuối năm nay tức khoảng tháng 10 năm 2018. Có thể chúng sẽ thay đổi một vài chi tiết nhỏ như từ 99 năm xuống còn 70 năm nhưng bản chất cũng không khác gì mấy so với dự luật đã đưa ra.
Hi vọng là sự đấu tranh mạnh mẽ của đa số dân chúng trước nguy cơ mất đất, trở thành thuộc địa của Trung Quốc sẽ đạt được kết quả- hủy bỏ dự luật đặc khu .
Cuộc đấu tranh còn tiếp tục, gian khó , mục đích là hủy bỏ dự luật đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc- không cho Trung Quốc thuê dù chỉ 1 ngày.
Nhạc sĩ Trần Chí Phúc từng viết những ca khúc tình yêu và chủ đề vượt biển, tị nạn, thương nhớ Sài Gòn và những bài hát về biển đảo như Xác Em Nay Ở Phương Nào ( 1982), Sài Gòn Em Ở Đó, Chiều Winnipeg (1979), Hoàng Sa Trường Sa Quần Đảo Quê Ta, (2005) Cờ Vàng Bay Trên Thành Phố Ta Lưu Vong, Miền Trung Biển Chết ( về biến cố Formosa 2016) và hôm nay Không Đặc Khu Cho Ngoại Bang (2018 ).
Xin vào Youtbe gõ chữ Không Đặc Khu Cho Ngoại Bang để nghe bài hát này hoặc
Bấm vào : https://www.youtube.com/watch?v=NxuKAIZSV28
Xin quí đồng hương tiếp tay phổ biến ca khúc này để tiếp tay hỗ trợ đồng bào trong nước đấu tranh chống việc cho ngoại bang Trung Quốc thuê các đặc khu kinh tế của bọn tay sai bán nước. Dưới đây là bản nhạc có nốt nhạc và lời ca.