Mới thoáng đây – Một thoáng vụt qua vậy mà đã là 35 năm
– Một thời gian dài hơn một phần tư thế kỷ mà Thúy Nga – Paris By Night đã gánh vác trên vai đi trên còn đường đầy sỏi đá, chông gai nơi xứ người – Cốt lõi cũng chỉ mong sao cho Văn Nghệ Việt Nam trường tồn và không bị mai một nơi xứ người khi chúng ta đã là những kẻ lưu vong xa quê hương. Âm Nhạc đã là những tế bào của quê hương gắn liền với chúng ta – Và Chúng Ta Đi Mang Theo Quê Hương trong mỗi chúng ta, và chỉ cách biệt ngàn trùng khi chúng ta không còn hiện hữu nữa mà thôi.
Âm nhạc là một trong những nguồn giải trí được coi là phổ biến nhất và là môt bộ phận không thể thiếu của con người hiện nay. Đặc biệt hơn, Cuộc hành trình âm nhạc của Thúy Nga trong 35 năm qua có tác động rất lớn đến quá trình hình thành cũng như phát triển của người Việt Nam xa xứ trong suốt 43 năm từ ngày chúng ta rời xa quê hương đi tìm tự do. 126 chương trình mà Thúy Nga đã thực hiện, chẳng những để bảo tồn Văn Hóa của chúng ta không bị mai một, mà còn làm cho con người ta vơi đi nỗi buồn, giải tỏa muộn phiền và còn mang lại niềm vui cho những người xa xứ.
Ai cũng có một tình yêu lớn dành cho âm nhạc. Phải có âm nhạc để cuộc sống bớt đi sự căng thẳng, để mình thêm yêu đời hơn. Mỗi người tìm thấy ở âm nhạc những thanh âm tuyệt vời của cuộc sống. Âm nhạc luôn luôn là nguồn hạnh phúc cho tất cả mọi người sống trên trái đất. Không có âm nhạc thế giới thực sự sẽ rất buồn tẻ. Âm nhạc xua tan đi nỗi sầu khổ của con người và rót đầy tâm tưởng chúng ta niềm vui sướng hân hoan. Trong trái tim của Thủy, đi trên một chặng đường dài trong suốt 35 năm qua cưu mang một Tình yêu Âm Nhạc, kể từ khi chú Tô Văn Lai ôm ấp một lý tưởng, một hoài niệm cho âm nhạc Việt Nam từ năm 1983 ở Paris.
Thúy Nga-Paris By Night như một bông hoa nở rộ trong một ngày ngập tràn ánh nắng, mang đến cho người Việt nam cả niềm vui và nỗi buồn. Đem đến cho người xa xứ sự bình yên không có nghĩa là một nơi không có tiếng ồn ào, không khó khăn, không cực nhọc. Bình yên ở đây là chính khi chúng ta đang ở trong phong ba bão táp chúng ta vẫn cảm thấy sự yên tĩnh trong trái tim. Đó mới chính là ý nghĩa thật sự của sự bình yên. Và chính những chương trình âm nhạc, Thúy Nga đã giúp cho người Việt nam lưu vong tìm thấy sự tĩnh lặng những khi tâm hồn mình xáo động. Và quan trọng nhất là Chúng Ta Đi Mang Theo Quê Hương qua cuộc hành trình âm nhạc mà Thúy Nga đã cưu mang chỉ với lý tưởng này. Làm thân lưu vong trong suốt 43 năm qua, chúng ta không thể nhìn, không thể ngửi, không thể nếm hương vị của Quê Hương? Nhưng lạ kỳ thay, sự vô hình của âm thanh đã cho chúng ta Nhìn, Ngửi, Nếm, được Quê Hương của mình dù là Nghìn Trùng Xa Cách.
35 năm qua – Thúy Nga đã hàn gắn những vết thương lòng, khơi dậy miền xúc cảm và kỷ niệm, tô màu cho ký ức, vẽ lên những bức họa với đủ các gam màu cuộc sống. Những điều bình dị được tạo bởi âm nhạc vẫn luôn tỏa sáng trong tâm hồn, hướng chúng ta tới suy nghĩ tích cực, là nguồn động viên kỳ diệu để ta trở nên tươi đẹp, bừng sáng hơn. Đạo Chúa không phải để “giữ” mà để “truyền”. Tin Mừng không phải để giấu kín, dành riêng cho bổn đạo mà phải được mọi thành phần dân Chúa làm loa phát đi, không rao phát bằng lời nói mà rao phát bằng đời sống, bằng hành động dấn thân phục vụ tha nhân. Thủy đã dấn thân, đã sống trong âm nhạc từng giây phút của giấc ngủ vội. Thủy đã chuyển tài hàng ngàn ca khúc của những người đã gầy dựng lên độ dầy âm nhạc của 75 năm qua, và nếu không có Thúy Nga thì người Việt Nam chúng ta chẳng còn rễ nguồn. Thủy đã chọn đi con đường gai góc, để đem đến cho giới thưởng ngoạn những giây phút thoải mái.
Chúng ta phải biết ơn những người đã cho chúng ta những món ăn tinh thần hiếm quý này tại xứ người. Chúng ta không bao giờ phụ lòng những người đã một đời đem món ăn tinh thần ấy dâng ta.
Làm việc với Thủy hơn 25 năm qua. Tôi phục tính kiên trì của Thủy, tôi yêu niềm đam mê của Thủy, vì tôi nhận biết được niềm đau hay hạnh phúc, đau khổ hay sung sướng cũng đều như nhau, nhưng chỉ khác có điều là qua những nốt nhạc huyền bí, âm nhạc đã cho Thủy hạnh phúc và dệt trong trái tim của cô những giấc mộng đẹp. Âm nhạc đã cho Thủy quên bớt những chán chường. Âm nhạc đã cho Thủy những niềm an ủi khi con người chưa thực sự trao nhau những mảnh chân tình thật. Trong cuộc đời của Thủy – ÂM NHẠC vẫn mãi mãi và mãi mãi là nỗi đam mê bất tận của một đời hiến dâng tất cả vì nghệ thuật.
Nếu nói rằng ngôn ngữ tách rời loài người ra khỏi những động vật khác thì âm nhạc chính là cái nôi của ngôn ngữ và mãi mãi là một thứ ngôn ngữ chung của toàn nhân loại.
Tôi trao một nụ Hồng này cho Thủy.
Lê Xuân Trường