“Cuộc chiến tranh của họ . . .”
hay “A paternalizer-subordinate dichotomy”
Cho dù cuộc chiến VN đã chỉm trong quá khứ nhiều thập niên, nhưng tiếp tục là đề tài nóng bỏng, mỗi khi được nhắc tới, trong số người Việt hải ngọai và trong nước. Đối với Hoa Kỷ diễn ra tương tự, giữa người tham chiến với học giả Mỹ tháp ngà nghiên cứu chiến tranh qua tài liệu, sách vở. Nguyên do còn nhiều chứng nhân, trực tiếp chiến đấu hiện còn sống. Họ thuộc thành phần chuyên viên, Cố vấn, chiến binh vv . . . trở thành nhân chứng sống, kể lại những điều mắt thấy tai nghe về chiến tranh. Phía Hoa Kỳ qua sách vở đã được ấn hành, tài liệu phổ biến khá tiêu cựu. Rất hiếm hoi ghi chép vai trò tích cực của chính phủ VNCH & QLVNCH xuất hiện trong suốt cuộc chiến tranh. Hình ảnh, các chiến lược, kế họach chiến tranh của miền Nam VN xuất hiện phải nói mờ nhạt. Đến độ nhiều người Việt – Thế hệ trẻ VNCH – Nhất là những người ngọai quốc ngoài người Mỹ ngộ nhận cho rằng, chỉ có Quân đội Mỹ chiến đấu chống CS Hà Nội hay sao?. Trên thực tế hòan tòan không như vậy, lịch sử Chiến tranh VN chứng minh điều đó. Ai cũng biết chính phủ VNCH chiến đấu ngay giai đọan chuyển tiếp từ chính phủ Quốc gia VN (chính phủ Bảo Đại 1949-1955) tới VNCH kéo dài cho tới năm 1964 – Thời điểm chính thức quân đội Mỹ đổ bộ vào miền Nam, ào ạt như đã xẩy ra (Xem nội dung phần Background của Julie Phạm). Những vấn đề đó gây thắc mắc lớn cho thành phần trẻ Việt tại Hải ngọai; vì lý do gì, và tại sao? Hoa Kỳ muốn dấu nhẹm sự thực đó trên trang sử hiện đại Mỹ – Hoặc ngay cả tài liệu Bộ Ngọai giao và Ngũ giác đài Mỹ vv . . . hay nếu có, chỉ ghi chép một cách hời hợt hình ảnh chiến đấu chống CSBV của VNCH? Hành động khó lý giải, phải chăng ý đồ của Mỹ muốn biện giải cho sự thất bại của siêu cường Mỹ trong cuộc chiến? Họ muốn gán cho VNCH và QLVNCH thiếu tinh thần chiến đấu dẫn đến kết qủa ngày 30-4-1975, “Sai gòn sụp đổ.” Lối biện giải tỏ rõ sự ngây thơ “lầy thúng úp voi” và thiếu tinh thần trách nhiệm, nếu không muồn nói là phản bội một Đồng minh từng nhiều năm sát cánh chiến đấu trên chiến trường Đông Dương.
Tại Seattle mới đây – Julie Phạm, ái nữ của Ông Phạm Kim – Một nhà báo kỳ cựu sinh sống tại Tiều bang Washington – Cô tốt nghiệp PhD Sử học tại Đại học Cambridge University cho phát hành vào tháng 9 năm 2019 một Thesis viết bằng tiếng Mỹ, nhan đề “Their War: The Perspectives of the South Vietnamese Military in the Words of Veteran-Émigrés” – Đề tài nhiều liên quan tới chiến tranh VN dưới sự bảo trợ của chương trinh “Haas Scholars Program.” Sách do Amazon in dưới dạng Large Print (7x 9in), gồm 12 đọan, trong đó 10 đọan quan trọng dính dáng tới Cuộc chiến VN. Đọan “Introduction” (Giới thiệu): Tác gỉa Julie Phạm kể lại, Cô phỏng vấn một số thành viên QLVNCH kinh nghiệm về chế độ VNCH. Người đó trả lời: Bạn không bao giờ tìm thấy những bài viết về Quân đội VNCH trong lãnh vực truyền thông Hoa Kỳ như họ đã dành cho Cộng Sản Việt Nam.” (Jolie Phạm; “Their war: . . .”; 2019; Julie Phạm, :1). Rồi một người khác thêm vào: “Lý do như vậy bởi vì chúng ta là kẻ thua trận.” Dựa trên trả lời đó khiến tác giả – Cô Julie Phạm nỗ lực tìm hiểu cuộc chiến tranh trong bối cảnh đầy mâu thuẫn giữa Việt-Mỹ. Julie Pham viết: “I discovered that many of the South Vietnamese military veterans I interviewed had the same sense about place in America now as these two men, that the RVNAF had not just the war, but also their place in the history of the war” (Jolie Pham; Ibid.; :2; “Tôi đã nhận ra: Rất nhiều cựu chiến binh VNCH mà Tôi từng phỏng vấn cùng một nhận xét rằng QLVNCH đã chẳng những không thất bại cuộc chiến, mà còn có vị trí trong lịch sử cuộc Chiến tranh VN).
Tiếp theo ngay sau đó, Cô Julie đưa ra hai vấn đề: Chính đây là đọan văn dài nhất, trong phần “Introduction.” Tác gỉa Julie Phạm dùng làm nền tảng lý luận cho tòan tác phẩm “Their War. . .”. Thứ 1, QLVNCH được người Mỹ hiểu ra sao, và mô tả như thế nào? Theo Julie, Tôi nghiên cứu cách Mỹ mô tả giới Quân sự VNCH qua Điện ảnh và Văn chương thấy họ rõ ràng lập đi lập lại QLVNCH thuờng là thiếu tinh thần chiến đấu, không hữu dụng và tham nhũng, hối lộ. Để hiểu biết về Chiến tranh VN, các Nhà văn Mỹ và Giới điện ảnh thường chia ra hai phe: Kẻ chiến thắng và kẻ chiến bại. Lý luận đó cho người Mỹ là kẻ thất bại và đẩy phía Nam VN tất nhiên là đóng vai phụ. Thật mỉa mai, kẻ thất bại thực sự thuộc thành phần Quân sự miền Nam, là nhân vật phụ cho cho hai thành phần khác. So với CSBV thì QLVNCH là kẻ bán nước, không có tinh thần chiến đấu. Và theo người Mỹ, họ chỉ là Tay sai như tác gỉa Neil Sheehan mô tả QLVNCH. Trẽn phương diện Điện ảnh thời hậu chiến mối tương quan giữa Mỹ và miền Nam VN vẫn tiếp tục được củng cố bằng quan niệm Chủ nhân ông và Thuộc hạ khá rõ rệt.” (“My analysis pinpointed tropes repeatedly used to characterize the RVNAF apathy, incompetence, and corruption. In order to try to understand the Vietnam War, American writers and filmmaker often categorize the participants as the winners and the losers. This strategy then cast the Americans as the ‘losers’ and relegate the South Vietnamese to being their sidekicks. Ironnically, the real ‘losers,’ the South Vietnamese military, are only defined in relation to the other two parties. Compare to the North Vietnamese, they are the Westernized sell-outs who couldn’t even fight and to the Americans, they are their ‘Vietnamese surrogates,’ as Neil Sheehan describes them. In the postwar representations, the relationship between the Americans and the South Vietnamese is underpinned by a paternalizer-subordinate dichotomy.” Jolie Pham; Ibid.; :2; ).
Phần II: Dựa trên lập luận, phân tích trên, Tác gỉa Julie Phạm viết tiếp phần II tác phẩm. Để minh chứng cho phương pháp sử luận của Tác giả. Cô tiến hành phỏng vấn các cựu thành viên QLVNCH hiện đang sống tại Hoa Kỳ, trên 40 người (Julie Pham; Ibid.; :69+.) Tác gỉa viết; “Tôi đã thấy nhiều cựu chiến binh QLVNCH tiết lộ rằng: Họ không cảm thấy đang chiến đấu trong cuộc chiến tranh không phải của mình, mà đang chiến đấu với vai trò Đồng minh bình đẳng với người Mỹ, là hình ảnh một cách nào đó, chúng ta nghĩ rằng có thể đúng có thể sai.” (Julie Phạm; Ibid.; :3; ). Nhưng thực tế qua các cuộc phỏng vấn cựu chiến binh QLVNCH hiện đang sinh sống tại Hoa Kỳ của Cô Jolie cho thấy: Những gì thực sự đã xẩy ra, qua kết qủa phỏng vấn trên, Tôi không tin vào kiểu suy nghĩ cho rằng, người Mỹ là Chủ nhân ông của miền Nam VN, còn QLVNCH chỉ là Kẻ dưới quyền. Từ đó, Tôi bắt đầu tự hỏi, tại sao những suy nghĩ trên có được. Tôi cho rằng, suy nghĩ trên đều chỉ dùng để xác định QLVNCH, cũng như đổ tội cho Miền Nam VN và QLVNCH là nguyên nhân của bại trận. Không như các tác phẩm Văn chương và Phim ảnh sau chiến tranh của Mỹ mô tả. Những điều, Tôi nghiên cứu chỉ dựa trên một câu hỏi là “Cái gì đã xẩy ra tại VN?” mà không quan tâm tới “sự thất bại của miền Nam VN là do phe nào?”Tôi cho rằng, đó cũng là những gì mà Cựu chiến binh QLVNCH thường nhắc tới, và những gì họ nói về người Mỹ và CS. Họ không cho rằng, họ là tay sai của người Mỹ. Tại vì những gì Tôi đang viết, giống như các tác phẩm Văn học, Điện ảnh Mỹ thường nhắc tới “truyện VN.” Những cuộc phỏng vấn Cựu chiến binh QLVNCH nhỉn theo một phương hướng khác, mà chúng ta phải xem xét lại trong Chiến tranh VN.
Phần đáng chú ý khác nữa chính là “Methodology” (Tạm dịch Phương pháp luận). Tác gỉa Julie giải thích cách sưu tập tài liệu, chứng minh mục đích như trình bày ở trên. Chúng ta theo bước chân của Tác giả trẻ thuộc thế hệ 2 Việt hải ngọai đưa ra Phương pháp sử học. Đây chính là trang bị cần thiết cho các Nhà nghiên cứu. Từ đó đối chiếu, tổng hợp và lọai đi các dữ kiện lịch sử. Cô Julie Phạm đã trực tiếp hay gián tiếp gửi đi bản câu hỏi cần thiết quanh đề tài nghiên cứu, tới các đối tượng liên quan, kinh nghiệm về Chiến tranh VN về quan điểm, tư tưởng của họ ra sao? Đây là công việc phức tạp đòi hỏi cả nhóm người làm việc trong một thời gian dài mới có thể hòan thành – Tuy nhiên điều đáng khâm phục Tác giả Julie chỉ một mình đơn độc thực hiện suốt từ năm 1999 (Julie Pham; Ibid.; :70.) Phương pháp giúp các Sử gia dựa trên các tài liệu đó, định lượng, phân tách vấn đề, đưa ra câu trả lời chính sác cho đề tài nghiên cứu. Hiếm thấy trong số Tác giả nghiên cứu Lịch sử ngừơi Việt. Vẫn theo Cô, phỏng vấn nhân chứng thường diễn ra tại Seattle, Sacramento, San Jose và Orange County thuộc bờ Tây Hoa Kỳ. Ngôn ngữ chính thường bằng tiếng Anh hoặc Việt. Có một số trực tiếp hỏi bằng tiếng Anh. Thời gian kéo dài khỏang 30 cho tới 2 giờ rưỡi. Nói tóm lại Tác giả rất thận trọng tìm hiểu, nghiên cứu theo đề mục hòan thành tác phẩm “Their War . . .”. Chúng tôi tin rằng chính tác phẩm tâm huyết đầu tay tạm dịch ra tiếng Việt: “Cuộc Chiến của Họ: Quan Điểm của Giới Quân Sự Miền Nam Qua Lời Cựu Chiến Binh Tỵ Nạn.” Kích thước sách tuy nhỏ, nhưng nôi dung chứa chất những vấn đề lớn – Cô đã mở cách cửa bước vào thế giới Sử học đầy mâu thuẫn trong Cuộc chiến tranh VN; chúng tôi chờ đợi Tác phẩm của Julie Phạm trong tương lai gần.
* Trần Nguyên Sơn(15-10-2019)được đăng tải trên Tuần Báo Phương Dông