Đại dịch virus Vũ Hán quả là năng động, bùng phát và đánh mạnh vào một số địa điểm và một số nhóm người, sau đó giảm dần rồi đôi khi lại bùng phát ở đâu đó. Chúng ta dựa vào dữ liệu để theo dõi sự bất thường của đại dịch; nhưng dù các bộ dữ liệu có đồ sộ đến mấy, thì hạn chế vẫn luôn luôn xuất hiện.
Giải thích cho sự hóc búa này, tổ chức phi lợi nhuận Our World in Data (trụ sở tại Oxford) cho hay:
“Không có dữ liệu thì chúng ta không thể hiểu được đại dịch. Chỉ từ dữ liệu tốt thì chúng ta mới có thể biết được dịch bệnh lây lan như thế nào, tác động như thế nào đối với người dân trên thế giới, và liệu các quốc gia có thành công hay không khi đưa ra các biện pháp ứng phó.
Tuy nhiên, ngay cả những dữ liệu tốt nhất về đại dịch virus Corona cũng còn cách xa sự hoàn hảo”.
Có vẻ như rõ ràng là không có biểu đồ, hình vẽ, hoặc chỉ số đơn lẻ nào đủ để đưa ra một bức tranh có ý nghĩa về tình huống của COVID-19; nhưng cũng có một số thông tin lưu hành trên internet với rất ít lời giải thích, như thể chúng có khả năng khái quát được tình thế hiện nay.
Ví dụ như vào đầu tháng 6, một số kênh (1) truyền thông (2) đã đề cập về một thực tế tại Hoa Kỳ: quốc gia này báo cáo số ca tử vong do COVID-19 cao nhất so với bất kỳ nước nào khác, nhưng lại không có bất kỳ lời giải thích nào hay nói gì về bối cảnh. Thực tế này thì đúng, nhưng nếu xén đi bối cảnh, người ta có thể suy luận rằng: Hoa Kỳ đang xử lý yếu kém trong khủng hoảng.
Yếu tố đầu tiên cần xem xét và rõ ràng nhất là Hoa Kỳ có dân số đông hơn các nước phát triển khác. Các quốc gia có quy mô dân số tương đương Hoa Kỳ là Pakistan, Indonesia, Nigeria; nhưng đó là các nước thuộc thế giới thứ ba và chính phủ của họ không thể có đủ nguồn lực để kiểm tra và theo dõi với mức độ tương đương của Hoa Kỳ. Theo lẽ thường, chúng ta khó mà có thể so sánh nước Mỹ với các quốc gia đó.
Vậy có công bằng không nếu chúng ta so sánh tỷ lệ bệnh ở các nước phát triển khác với Hoa Kỳ? Trong một chừng mực nào, nếu những khác biệt trong việc xét nghiệm và dữ liệu được đưa vào để cân nhắc.
Báo cáo của các kênh truyền thông hồi đầu tháng 7 đã so sánh số liệu của Hoa Kỳ với Liên minh châu Âu (EU), do quy mô dân số có thể tạm gọi là tương đồng: 328 triệu dân ở Hoa Kỳ và 446 (3) triệu người ở 27 quốc gia thuộc EU.
Theo dữ liệu từ website của Our World in Data vào 5/7 năm nay, Hoa Kỳ có 2.9 triệu ca nhiễm COVID-19 và 132.000 ca tử vong; trong khi đó, EU báo cáo 1.3 triệu ca nhiễm và 134.000 ca tử vong. Hoa Kỳ đã báo cáo số ca nhiễm nhiều hơn gấp đôi của EU, nhưng tỷ lệ tử vong thì chỉ cao hơn một chút: 0,04% tại Hoa Kỳ, so với 0,03% tại EU.
Tuy nhiên, còn một số yếu tố đằng sau những chỉ số này cần phải xem xét.
Thứ nhất là những người hay vật nào đang được tính vào sổ để xét nghiệm. Không có tiêu chuẩn quốc tế nào về những gì đang được theo dõi, quốc gia khác nhau sử dụng những cách tính khác nhau. Có nước đếm số người được xét nghiệm, có quốc gia tính theo số lần xét nghiệm được thực hiện, cũng có những nước thay đổi tiêu chỉ báo cáo giữa chừng – ví dụ như Y và Pháp.
Yếu tố thứ hai là quy mô của thử nghiệm. Cũng theo Our World in Data (4), hầu hết các nước thuộc EU (19 quốc gia) chỉ xét nghiệm những người đã có triệu chứng, trong khi Hoa Kỳ vẫn đang xét nghiệm kể cả những người không có triệu chứng.
Nói cách khác, Hoa Kỳ đang tiến hành thử nghiệm mạnh mẽ hơn. Còn trong 27 quốc gia EU, chỉ có Luxembourg, Đan Mạch, và Bồ Đào Nha tiến hành thử nghiệm trên đầu người nhiều hơn so với Hoa Kỳ.
Tất nhiên, thử nghiệm nhiều hơn thì sẽ phát hiện ra nhiều trường hợp hơn, và số lượng người được xét nghiệm hàng ngày vẫn đang tăng lên tại Hoa Kỳ, còn Châu Âu thì không mấy thay đổi.
Tỷ lệ tử vong không nhất thiết chỉ ra tình trạng tử vong
Tỷ lệ tử vong là tỷ lệ phần trăm giữa số trường hợp tử vong đã biết và số ca nhiễm đã biết. Có một quan niệm sai lầm phổ biến là: tỷ lệ tử vong cho thấy mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh. Điều này không hẳn là chính xác.
Ví dụ: Có hai người đến bệnh viện và họ đều xét nghiệm dương tính với cùng một bệnh mới, sau đó cả hai đều tử vong vì bệnh này, vậy thì tỷ lệ tử vong trên ca bệnh trong trường hợp này là 100%.
Tuy nhiên, ở những quốc gia tiến hành xét nghiệm nhiều như Hoa Kỳ, tỷ lệ tử vong sẽ thấp hơn. Tỷ lệ này tại Hoa Kỳ là khoảng 4,6% (theo tính toán của Đại học Johns Hopkins vào 12/7 là 4,2%), còn của EU vào 5/7 là 10,3%.
Cách đánh giá tỷ lệ tử vong là khác nhau
Có một số tiêu chí để phân loại tử vong với nguyên nhân là COVID-19.
Trong cuộc họp báo vào tuần đầu tiên của tháng Tư (2020), Tiến sĩ Deborah Birx – Điều phối viên của Lực lượng đặc nhiệm chống Covid-19 thuộc Nhà Trắng, cho biết: “Tôi nghĩ, ở đất nước này, chúng ta đã thực hiện một cách tiếp cận rất rộng rãi đối với tỷ lệ tử vong”.
Cô ấy nói rằng ở các quốc gia khác, nếu ai đó có biểu hiện nhiễm COVID-19 từ trước, sau đó đến bệnh viện, rồi tử vong vì bệnh này, thì trường hợp đó có thể không được tính là một cái chết do bệnh virus Vũ Hán; còn Hoa Kỳ có thể sẽ tính khác.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật (CDC) Hoa Kỳ, các trường hợp tử vong tại nước này được phân loại là do COVID-19: “có thể bao gồm… các trường hợp mắc bệnh chưa được xác nhận từ phòng thí nghiệm”.
CDC thừa nhận rằng, việc thiếu những kết quả xét nghiệm sẽ gây ra sai số về số liệu tử vong đối với COVID-19, viêm phổi, cúm, và các bệnh giống như cúm.
“Tử vong do COVID-19 có thể sẽ bị phân loại sai, do viêm phổi hoặc vong do cúm, nếu không có kết quả xét nghiệm dương tính, viêm phổi hoặc cúm có thể xuất hiện trên giấy chứng tử là tình trạng hôn mê. Ngoài ra, các triệu chứng bệnh của COVID-19 cũng có thể tương tự như các bệnh giống cúm, các trường hợp tử vong vì vậy cũng có thể bị phân loại nhầm là cúm. Do đó, sự gia tăng số ca tử vong do viêm phổi và cúm có thể là chỉ số thặng dư liên quan đến tỷ lệ tử vong do COVID-19”.
Ở các nước EU bị ảnh hưởng nặng như Ý và Pháp, cần có xác nhận trong phòng thí nghiệm.
Trọng Nguyên
– Theo The Epoch Times.