Mì gói được nhiều người ưa chuộng, nhưng ăn nhiều thì nó rất không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu mì gói đứng thứ hai thì vẫn còn hai loại thực phẩm khác tranh nhau vị trí quán quân về mức độ độc hại…
Mì ăn liền là sản phẩm phổ biến được bày bán ở hầu hết các cửa hàng. Một tô mì ăn liền có thể ăn sau khi pha chế chỉ từ 3 đến 5 phút.
Chính bởi sự tiện lợi và đa dạng các hương vị, chủng loại nên mì gói là sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng. Thế nhưng ăn mì gói mang lại rất nhiều bất lợi cho sức khỏe, đặc biệt nó ảnh hưởng đến việc thải độc của gan.
Đã có những tin đồn cho rằng: ăn một bát mỳ thì gan sẽ phải giải độc trong vòng 32 ngày. Thông tin này sau đó đã được đính chính. Mì gói không độc đến mức đó, nhưng nó thực sự là một sản phẩm không lành mạnh. Chính chất béo cao có trong bột nhào, natri cao trong gia vị cùng các phụ gia thực phẩm thì đã khiến mì gói trở thành một sản phẩm khá nguy hiểm.
Nếu bạn ăn càng nhiều, nguy cơ có hại cho sức khỏe càng cao – nhất là những người mắc các bệnh mãn tính. Tuy nhiên, nếu mì gói đứng thứ hai thì vẫn còn hai loại thực phẩm khác tranh nhau vị trí quán quân về mức độ độc hại.
Trà sữa
Trà sữa nay đã nổi tiếng khắp các nẻo đường ngõ hẻm, được đông đảo thanh niên nam nữ và trẻ em yêu thích. Các quán trà sữa mọc lên như nấm sau cơn mưa đủ để thấy món đồ uống này đã trở nên thịnh thành chứ không chỉ còn là trào lưu. Nhưng trà sữa có thật sự tốt cho sức khỏe như cái tên của nó không?
Thoạt nghe đến cái tên trà sữa, nhiều người sẽ lầm tưởng trong sản phẩm này sẽ bao gồm hai thành phần chính là trà và sữa. Trên thực tế, nó là một loại sữa thực vật được chế thêm kem không sữa, sữa, và dầu thực vật.
Ngoài ra, trong trà sữa cũng có bao gồm hàm lượng đường. Trà sữa đạt tiêu chuẩn chứa khoảng 10% lượng đường trong đó.
Đối với các bạn có thói quen “uống trà sữa thay cơm” nhưng lại thiếu mất chế độ vận động để tiêu hao phần năng lượng dư thừa, thì thừa cân béo phì là hậu quả tất yếu sẽ xảy ra. Đây lại là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh lý chuyển hóa như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tiểu đường.
Các loại thịt được chế biến sẵn
Các loại thực phẩm này bao gồm các sản phẩm xúc xích giăm bông, thịt viên, thịt xông khói… Ngay đầu năm 2015, Cơ quan Ung thư Quốc tế của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã liệt kê các sản phẩm thịt chế biến là chất gây ung thư loại 1. Thịt đỏ là chất gây ung thư loại 2A.
Chất gây ung thư Nhóm 1 được định nghĩa là chất gây ung thư cho cơ thể. Chất gây ung thư Nhóm 2A là các chất đã được chứng minh là có tác dụng gây ung thư trong các thí nghiệm liên quan trên động vật, nhưng chưa có bằng chứng chắc chắn nào được thu thập trong các thí nghiệm trên người.
Không chỉ thịt chế biến mà những loại thực phẩm chế biến nói chung đều ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí JAMA Internal Medicine, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu và phát hiện ra rằng, ăn thực phẩm siêu chế biến nhiều hơn 10% làm tăng nguy cơ tử vong sớm lên 14%. Không chỉ vậy, nghiên cứu vào năm ngoái của họ còn phát hiện thấy thực phẩm siêu chế biến cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú và nhiều loại ung thư khác.
Để có một sức khỏe tốt, bạn hãy cố gắng tránh xa các thực phẩm siêu chế biến. Đối với các loại thịt, cố gắng ăn thịt luộc và hầm, thịt không ngâm chua. Hãy đảm bảo rằng các chất dinh dưỡng của thực phẩm đủ an toàn để bạn yên tâm sử dụng.
Thùy Linh – NTDVN