Thái Hóa Lộc
Cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ đã được bắt đầu từ ngày 3.11.2020 cho đến nay hơn một tuần lễ trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ, và đã trở thành một cuộc chiến pháp lý bắt đầu từ ngày 9 tháng 11 năm 2020 khởi đi từ Liên danh Donald Trump-Mike Pence tố cáo liên danh Joe Biden-Kamala Harris GIAN LẬN PHIẾU BẦU CỬ.
Người Việt tị nạn khắp nơi thực sự đã quá mệt mỏi với những tin tức liên quan đến bầu cử Mỹ năm 2020 trên các hệ thống truyền hình, báo chí và mạng xã hội. Rất nhiều người “cuồng Trump” thì chuyển từ thái cực “Trump thắng chắc” sang chửi bới phe “Thổ tả” gian lận, làm rất mất mặt những người ủng hộ Trump chân chính. RẤT NHIỀU NGƯỜI nhầm lẫn. Bất kể hãng thông tấn lớn nào như CNN, Fox News, MSNBC, RCP, WSJ… dù có đưa projection rằng “Trump đã chiến thắng hay “Biden đã chiến thắng đều KHÔNG CHÍNH THỨC.
Chỉ có duy nhất Uỷ ban Bầu cử Tiểu bang mới là đơn vị cung cấp kết quả chính thức tại tiểu bang của họ. Và công bố này thường là rất muộn, có nơi có thể kéo dài vài tuần. Điều này có nghĩa mặc dù CNN hay FoxNews “project” là Biden đã giành 270 Đại Cử Tri hay 300 Đại Cử Tri thì nó vẫn chỉ là “dự báo” mà thôi và kết quả thực tế sẽ có thể sẽ rất khác.
Ở các kỳ bầu cử bình thường khi có sự thắng bại rõ rệt, một ứng cử viên giành được số Đại Cử Tri vượt xa con số 270 (ví dụ mùa bầu cử 2016 Trump được projected là thắng 306 ĐCT) thì các projections đó với kết quả chính thức được công bố về sau thường sẽ giống nhau.
Vì lý do này, mọi người vẫn lầm tưởng là projection là kết quả chính thức. Thực ra không phải vậy! Các tiểu bang vẫn tiếp tục kiểm đếm tất cả số phiếu hợp lệ (mặc dù có thể chiến thắng đã ngã ngũ) và sẽ chỉ công bố sau khi hoàn thành kiểm đếm 100% số phiếu này. Nếu hiểu điều này thì mọi người sẽ không bị lừa bởi những fake news kiểu như “theo luật thì phải dừng kiểm đếm vào cuối ngày bầu cử” hay “chỉ có bang ABC xin phép Tối cao Pháp viện kéo dài thời gian kiểm đếm mà giờ có bang XYZ lại làm thế không xin phép. Thế là gian lận”. Mỗi tiểu bang có luật riêng về cách kiểm đếm, thời gian kiểm đếm và công bố… Họ cũng có cơ chế cho người của các ứng viên tham gia giám sát quá trình kiểm đếm. Nếu có gian lận, sai phạm thì sẽ có quy trình để các bên liên quan khởi kiện, yêu cầu tái kiểm hoặc huỷ bỏ số phiếu nào đó…Do đó, ứng cử viên Phó Tổng Thống Joe Biden chưa chính thức là tổng thống đắc cử.
Lịch sử Hoa Kỳ cũng đã xảy ra 3 lần tranh chấp về kết quả bầu cử: Năm 1864, có một thương gia người Mỹ vô tình khám phá ra âm mưu gian lận lá phiếu bầu cử qua thư phức tạp nhất trong lịch sử nước Mỹ. Và mục đích đen tối của việc gian lận này là để nhằm hạ bệ Tổng thống Abraham Lincoln tái đắc cử vào năm 1864 nhưng sau đó ông bị ám sát. Tổng Thống Harry S. Truman tái tranh cử với Thị trưởng New York Thomas E. Dewey năm 1948. Báo chí truyền thông đưa tin ông Dewey thắng cử nhưng sau đó đã đảo ngược. Gần hơn, 20 năm về trước sự tranh chấp giữa ứng cử viên Goerge W. Bush và Al Gore, Ủy ban bầu cử Florida tuyên bố ông Bush thắng sít sao nhờ hơn đối thủ 537 phiếu, chỉ tương đương gần 0,009% trong tổng số 6 triệu lá phiếu bầu tại tiểu bang này. Song, ông Al Gore không chấp nhận kết quả và tiến hành khởi kiện. Các rắc rối và tranh cãi nảy lửa bùng phát từ đây, khiến cuộc đua giành ghế tổng thống Mỹ kéo dài tới hơn một tháng (26/11). Chính vì cuộc bầu cử chưa kết thúc và sự khởi kiện đã bắt đầu nên không thể xác định tổng thống đắc cử là ai, Cơ quan Chuyển Giao Quyền Lực (General Services Administration) gọi tắt là GSA trực thuộc chính phủ. Người đứng đầu hiện nay là bà Emily Murphy đã được nhận chức vào tháng 12 năm 2017. Bà phụ trách giám sát 11.200 nhân viên trên toàn quốc, hơn 370 triệu feet vuông bất động sản của chính phủ và khoảng 75 tỷ đô la hợp đồng hàng năm. Nhiệm vụ GSA có nhiệm vụ ký một bức thư chuyển giao quyền lực từ đương kim Tổng Thống sang Tổng Thống được đắc cử. Bà đã từ chối ký thư cho phép nhóm chuyển tiếp của “Tổng thống đắc cử Joe Biden theo media” chính thức bắt đầu công việc trong tuần này.
Cuộc bầu cử năm nay có một số vấn đề không rõ ràng và không hợp lệ, và những người có đủ dữ kiện và thẩm quyền để lên tiếng là các luật sư và các vị quan tòa của Tối Cao Pháp Viện…
Sau khi được gọi là “vị tân cử”, cựu Phó TT Joe Biden nồng nàn kêu gọi đoàn kết, tất cả công dân Mỹ hãy ngồi lại với nhau. Kêu gọi rất dễ và nên làm điều êm dịu ấy. Nhưng sự hưởng ứng sẽ không đến dễ dàng vì những lời cáo buộc thiếu thành thật cách đây không quá một tuần: “TT Trump là nguyên nhân của các đám cháy rừng, là nguyên nhân của trên 200 ngàn người chết vì Covid, Trump đã chửi các binh sỹ Mỹ tử trận là “ăn hại” (losers) là khờ khạo (suckers) v.v. vẫn còn vang dội trong tâm tư của những người ủng hộ ông Trump.”
Một vài tiểu bang số phiếu của hai liên danh khít khao dưới 1% thì tự động phải đếm lại. Cộng thêm với sự phán xét của các quan tòa về các vụ thưa kiện về vấn đề bầu bán bất hợp lệ. Sau đó mới có thể chính thức công bố liên danh nào thắng cử.
Tuy nhiên truyền thông Hoa Kỳ đã long trọng giới thiệu liên danh Biden – Harris như là “phe thắng cuộc”. Không phải bây giờ họ mới giới thiệu phe nào thắng cử mà đã có cả một tiến trình định hướng và đàn áp dư luận trong suốt bốn năm qua, cộng thêm với sự toa rập thô bạo của các mạn truyền thông xã hội internet. Giống hệt trường hợp báo chí Hoa Kỳ đã giết chết VNCH ngày định mệnh 30 tháng 4 năm 1975.
Một số đông người Mỹ đã vội vàng ăn mừng sự thành công của liên danh Biden – Harris. Luật chơi của dân chủ là vậy. Cứ mỗi bốn hay tám năm là có một phe ra đi trong nước mắt và một phe hí hửng về “giải phóng” thủ đô. Khác một điều là cuộc bầu cử năm nay đã chia rẽ người dân Mỹ nhiều hơn, vết thương sâu và khó lành hơn. Nhiều người câm nín mai phục nằm vùng trong những người ủng hộ ông Trump, giờ nhảy ra vui mừng.
Nhưng với văn hóa xóc óc trịch thượng và kiêu binh, họ chế giễu người “thua cuộc” cho thỏa sự ấm ức tích tụ lâu ngày. Phe ủng hộ bà Hillary Clinton và Joe Biden tạo cảm tưởng họ có cùng một đặc thù là sự kiêu ngạo khinh người. Họ thường gọi những người ủng hộ ông Trump là ngu dốt hổng biết gì, nhưng sự thiệt ngoài đời chưa chắc gì ai hơn ai về địa vị và nền học vấn. Có lẽ sự kiêu ngạo ấy tiêm nhiễm từ báo chí, từ bà Clinton và cựu TT Obama. Bà Clinton khinh miệt gọi những người ủng hộ ông Trump là một đám hổng ra gì (basket of deplorables). Còn TT Obama thì giận dữ chụp mũ rập khuông “stereotype” những cử tri miền Trung Tây Hoa Kỳ là bọn chỉ biết ôm chầm súng và tôn giáo (cling to guns or religion).
Cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ ngày hôm nay đã cùng biến chất. Đảng Cộng Hòa “orthodox” chính thống hậm hực cho rằng đảng đã bị ông Trump đánh cướp “highjack” biến thành đảng Donald Trump, và đảng Cộng Hòa Donald Trump được giới bình dân, thiểu số Latino và người da đen ủng hộ nhiều hơn Đảng Cộng Hòa chính thống trước đây. Có không ít đảng viên Đảng Cộng Hòa chính thống đã bỏ ngũ chạy sang bỏ phiếu cho ông Biden để trả thù. Ông Trump có nhiều kẻ thù hơn ông Biden. Ngơ ngơ ngác ngác vậy mà có nhiều người thương và tin hơn.
Ngược lại đảng Dân Chủ ngày hôm nay là của dân nhà giàu, của tài phiệt “Thung Lũng Vàng Silicon Valley”, của đế quốc truyền thông xã hội, của các ông kẹ trong hệ thống cầm quyền và kỹ nghệ vận động hành lang. Người nghèo và dân thiểu số chỉ là công cụ cho quyền lực của giới lãnh đạo thượng lưu của đảng Dân Chủ.
Cũng có một số người cực đoan ủng hộ ông Trump và thô lỗ với cựu TT Obama. Chúng ta phải biết kính trọng chức vụ Tổng Thống của bất cứ đảng cầm quyền nào vì đó là phân nửa lá phiếu ủy nhiệm của dân chúng Mỹ. Gọi TT Donald Trump, TT Obama, Phó TT Biden là “thằng”, gọi bà Kamala Harris là “con”, chỉ chứng tỏ sự thiếu sót giáo dục gia đình của mình.
Nếu luật chơi dân chủ bắt ông Trump phải thất cử thì ông đã để lại cho lịch sử Hoa Kỳ một di sản chống Trung Cộng mà không có một Tổng Thống Hoa Kỳ nào có cam đảm làm vì họ bị lệ thuộc vào kỹ nghệ vận động hành lang “lobbying”. Mà kỹ nghệ vận động hành lang lại bị tài phiệt Mỹ thân Trung Cộng chi phối.
Chiến lược liên minh quân sự Ấn Độ – Nhật Bản – và đặc biệt là Đài Loan nhằm bao vây Trung Cộng là của chính quyền Donald Trump. Trong nhiệm kỳ của ông Trump mỗi năm Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ chi tiêu hơn 600 tỷ đô la để chỉnh trang quân đội không phải để đối đầu với một Liên Bang Nga nghèo khó mà chính là để đối phó với Trung Cộng. Dưới áp lực của Hoa Kỳ về mọi mặt như ngoại giao, kinh tế và quân sự, Trung Cộng sẽ yếu đi chớ không mạnh hơn. Khi Trung Cộng yếu thì Việt Nam có nhiều cơ may thoát Trung hơn. Đó là lý do tại sao có nhiều người Việt ủng hộ Donald Trump.
Trong khi chờ đợi kết quả sau cùng mọi người hãy bình tâm, kỷ luật, tôn trọng sự lựa chọn của công dân Mỹ. Sự thật không đến từ gian lận hay mạnh được yếu thua mà chính là công lý và chính nghĩa.