Vài ngày gần cuối tháng 3-1975, khối CTCT HQ phân công tác, cấp sự vụ lệnh cử các sĩ quan đi tản mác tới các vùng địa đầu- rất là hoang mang rất ít người còn ở lại BTL-HQ SàiGòn. Tôi được tờ giấy công vụ lệnh lên C-130 bay ra Đà Nẵng, đi trình diện Tư Lệnh Vùng I Duyên Hải, Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại.
Trong lúc đó ở bãi biển bao nhiêu người chờ lên được các chiến hạm, cũng chẳng được phổ biến rõ ràng. Ra đến nơi, tình thế như bất động, không gặp được Tướng Thoại, tôi quyết định trở về Sài Gòn ngay hôm ấy, và may mắn kịp có một chỗ trước cả chính ông Tư Lệnh đã vừa đổi địa điểm, không có mặt trong căn cứ, dời bộ chỉ huy cũng đã 1-2 ngày. May mắn có Trung Tá Thiệp, người bạn chiến đấu lâu năm còn tín hiệu riêng lái tầu nhỏ tìm ra được ông Tướng lúc ấy đang cùng nhóm trong toán chỉ huy lưu động ở Bãi Biển Sơn Trà.
Sau 26 năm tính từ ngày rời khỏi Việt Nam… rất đông cựu chiến sĩ TQLC và HQ đã tạm ổn định cuộc sống tị nạn. Các sinh hoạt ca nhạc, video và CD nhạc hoài niệm SàiGòn. Trong các sinh hoạt ca nhạc hình ảnh và tiếng hát của Ngọc Lan được xem là một trong các ca sĩ nổi bật qua các sinh hoạt ca nhạc, sân khấu thời ấy, đã nở rộ tại Little SaiGon-Hoa Kỳ trong lúc mức thu tài chánh của các trung tâm ca nhạc rất khó khăn vì tình trạng sang băng lậu bán lấy tiền, trong khi không phải đầu tư tốn kém như các trung tâm. Vào ngày 6 tháng 3-2001, ở Quận Cam một ngôi sao sáng của Trung Tâm Hollywood Night của Trần Thăng chợt tắt – Một huyền thoại về một người nổi tiếng đã khép lại. Tin trung tâm ca nhạc này ngưng hoạt động được loan truyền chính thức từ đó… Năm đó cũng vừa đánh dấu chặng đường 10 năm thành công, đã đi qua với nhiều thành tựu của trung tâm này. Và “màn nhung đã khép lại”; cũng bởi vì một lý do khác nữa: Không còn bán được sản phẩm vì băng đĩa in lậu, cướp công sức từ vốn liếng các trung tâm đổ ra..
Thật ra vì sao chợt tắt sớm này là người thân thiết của Hollywood Night- Mây’s Productions, mà tôi cũng có ít nhiều gần gũi cùng với đạo diễn nhiều sáng tạo và tài năng được trời phú cho, để khẳng định rằng, ngôi sao và ông bầu: một trong hai đều cần có nhau, chắp cánh cho nhau, họ không thể thiếu nhau….
Ngôi sao đó đã như ngọn nến dần cạn kiệt, từ Hollywood Night 11 – Người Tình Mùa Đông – tại “Đại Hý Viện Fifth Ave” Seattle dịp Valentine 1996, trong dịp này nàng đã tránh gặp mọi người ở phòng ăn, phòng trang điểm, chỉ đứng tránh mọi người, đứng lấp ló sau cánh gà hậu trường, nàng mở to đôi mắt thẹn thùng, nhìn ra ngoài, nơi ba tầng lầu khán giả đang chờ nghe tiết mục chính của nàng sẽ ra hát…
Một ngày trước, báo chí ở Seattle, Seattle Times cũng có loan tin và in trang màu chào đón chương trình ca nhạc có tầm vóc lớn, vì trong chương trình này ngoài Ngọc Lan còn có cả Ý Lan và danh ca Lobo nổi danh với “How Can I Tell Her About You?”. Đối với buổi diễn lớn, linh hồn và tên tuổi các ngôi sao sáng, mà khán giả chờ đợi đã được producer Trần Thăng sắp đặt và promote chính yếu vẫn là Ngọc Lan. Cô chập choạng với nụ cười vu vơ, vẫn đứng yên sau cánh gà Fifth Ave Theater nhìn xuống hàng khán giả đầy kín.
Cho đến bây giờ khó lòng để nhớ cô đã hát, diễn và mặc các bộ áo thay đổi như thế nào, những những gì producer đã ân cần chăm sóc chọn bài hát hoặc chuyển ngữ cho cô thì thật khó quên, vì chúng tôi là hai người bạn cùng bao toàn bộ show diễn về chi phí, bán vé, địa điểm và luôn ủng hộ, quý mến anh với nỗ lực gặt hái thành công… Chưa kể trước đó một tuần, Sở Cảnh Sát Seattle đã muốn hủy bỏ chương trình không được phép diễn.
Sau mỗi lần thu hình như thế, chúng tôi còn tiếp tục gặp nhau có Trần Thăng, Ngọc Lan, chuẩn bị cho một chương trình mới.. ở một số buổi thu hình sân khấu khác để chuẩn bị cho các buổi thu hình tiếp nối… đến các tiểu bang, và sang tận Vancouver BC nữa.. Tôi quý mến sự bảo bọc của ông bầu dành cho một “tuyển thủ chiến” của đội, một “ngôi sao sáng” của Trung Tâm mà đội khác cũng canh chừng mong muốn dành lấy về cho Trung Tâm của mình.
Nói đúng ra, những ca khúc trong những băng video nhựa từ thời ấy được chuyển thành DVD và gần đây được đăng lên YouTube bây giờ xem và nghe lại , dù vắng bóng sự tinh xảo của cả ánh sáng lẫn âm thanh so với các tác phẩm hiện đại. Nhưng quan trọng là danh tiếng để lại đến mai sau của “ngôi sao sáng” vẫn còn được khán giả yêu chuộng dài lâu…
Chất chứa trong từng cách diễn tả, có sức thu hút tự nhiên trong hàng loạt ca khúc, tự nhiên và bay bổng hàng loạt ca khúc lãng mạn nhạc Việt hoặc nhạc Pháp chuyển ngữ đều được khán thính giả đón nhận, nâng niu, nhiều người nghe, và vẫn còn nhắc tới, và nghe lại nhiều lần…
TỪ khi khám phá ra bạo bệnh, cả ông bầu, lẫn ngôi sao cùng cố vượt qua mọi khó khăn. Tìm lại những ca khúc như “Khóc Một Dòng Sông” (Đức Huy), “Chết Trên Sàn Diễn” đặc biệt như là của riêng và cuối đời của tiếng hát Dalida, thì đạo diễn Trần Thăng cũng sắp đặt riêng “Sau Bức Màn Nhung” và vẫn tạo cho nàng, những thong dong tung tăng ca hát như thuở ban đầu khởi nghiệp huy hoàng trong cả sự nghiệp 10 năm sau “Mặt Trời Bên Kia Mùa Hạ”, và cánh màn nhung “khép lại” bằng ca khúc buồn, nhưng can đảm d8i tới với định mệnh dành cho cả hai tài danh.., Dù rằng nàng vẫn không thể che đi “nụ cười buồn trống vắng” thay vì là nước mắt chia tay.
Nếu đầu thập niên 1980, anh “hứa” thực hiện tặng cô vào năm 1991 các video “Mặt Trời Bên Kia Mùa Hạ” gồm 2 phần, dù trước đó (1989) đã hoàn tất “Như Em Đã Yêu Anh” mà đạo diễn danh tiếng và cameraman do Trần Thăng hợp đồng thực hiện với Trần Đình Thục, lúc đầu đã bế tắc muốn bỏ vì Ngọc Lan không thích. Công phu, nhưng vẫn không thay cho cô được lớp áo mới, một dáng dấp mới. Để rồi trong vai ông bầu, Trần Thăng phải đảm trách từ công việc là cameraman thu hình tới đạo diễn. “Nếu có được các video sáng tạo mới thay đổi hình thức cũ trong làng ca nhạc thì Ngọc Lan sẽ độc quyền với Mây Production”.
Trần Thăng đã hoàn tất một mình, đơn lẻ và lặng lẽ, hoàn thành trọn vẹn hơn mọi mong ước, cho đến khi cô đã tỏa sáng trên sân khấu thì cũng là lúc anh cũng khó khăn vì vốn liếng đầu tư, phải dần dần khép lại sân khấu của mình đã tạo dựng, đã khởi đầu bằng cách tự học hỏi, cống hiến đam mê và thiết tha hình thành ca khúc người nhạc sĩ đã soạn riêng cho Dalida được chuyển ngữ lời Việt cho ngôi sao của mình, được hiểu như một dấu lặng (pause) trong bản trường thiên tình buồn… và cả hai vì sao sáng đã dần chìm khuất cả hai từ đó.
***
Vẫn nỗi buồn tháng 3 mỗi năm trở lại… Của từng bước giày trân của những người lính tan tác ở bãi Mỹ Khê, cửa Thuận An, trôi dạt về đến Sài Gòn để rồi ly tan … Như hồi tưởng nước mắt của nhà văn TQLC Tô Văn Cấp. Rồi nổi trôi đến nơi này, bao giấc mơ xây dựng vẫn luôn mong vượt qua khỏi nguy khó chắn bước?
Bắt tay nhau cùng Trần Thăng đồng hành từ 1991 (“Mặt Trời Bên Kia Mùa Hạ”) và từ giã sân khấu với “Mourir Sur Scène” do hai tác giả soạn lời dành cho Dalida dù cô từ chối hát, vì theo cô quá đỗi bi quan sầu thảm – cũng được Mây’s Production chuyển ngữ và Ngọc Lan hát.
Sự sắp đặt của Chúa, đã dẫn dắt cô từng bước và từ khoảng 1996 như ý Chúa đã muốn gọi cô ra khỏi những hào quang vây quanh bằng bao oan nghiệt. chẳng khác gì những chiến sĩ cùng bên nhau đi đến ở cuối đường… Cùng số phận. ngôi sao cần sự tương tác giữa ngôi sao và đạo diễn, như cản bước vì Ngọc Lan bị bạo bệnh, “Ta lần mò đi mãi” để đến ngày 6 tháng 3 năm 2001. Sau 10 năm đánh dấu một thời huy hoàng của Mây’s Production. Cũng là “khi màn nhung khép lại”, Ngọc Lan đón nhận vòng thiên tuế chính thức bay ra khỏi trần gian
Và cũng từ bờ Bắc sông Mỹ Chánh và từ bãi biển Thuận An , từ ngày 27-3-1975 cuộc chiến đã dứt. Cánh cửa khép chỉ còn sót lại không nhiều người xuôi Nam, chứng kiến ngày Saigon thất thủ. Cũng chỉ là những vòng thiên tuế (Wrath) trong thiên tai, mất mát. Một cuộc chiến đấu phải cần cấp chỉ huy chỉ đạo và chiến sũi, như một sân khấu cần ông bầu và những ngôi sao tỏa sáng- không thể thiếu nhau- thiếu một trong trong hai. Những người lính Dù, lính TQLC- cũng trở thành lạc lõng. Không thể chỉ còn một trong hai mà đứng vững, mà tòn có thể tồn tại được. Thật vậy như một ví dụ nhỏ: Trần Thăng cũng bỏ cuộc một khi thiếu Lan…
Trong một trí tưởng hoài niệm cuối tháng 3 đến cuối tháng 4, không một hồi kèn tiễn đưa vào 30 tháng 4-1975 cho những con người trở về từ các chiw61n trường bỏ bỏ ngỏ, từ Đà Nẵng, bãi biển Thuận An.. , chia tay thất thủ …
Tưởng nhớ cuối tháng 3-1975, khóc từ bãi biển Thuận An cho những người lính hồn đã lìa đời, dù xác thân còn vất vưởng, quặn lòng. Tưởng niệm tháng 3 từ bãi biển Thuận An Đà Nẵng. Mọi mệnh lệnh đã gián đoạn… mọi thứ đều khép chặt – như không còn lối vể, dù chỉ là một lần nữa trong đời ./.
PHẠM KIM
Source: Nguoi Viet NW