Chỉ còn vài ngày nữa là Tết Tân Sửu… nhớ về những Hội Chợ Tết các năm xưa.
Mọi sinh hoạt mừng Xuân truyền thống có tổ chức lớn quy mô tại Seattle năm nay ngưng đọng… phần vì đại dịch Covid, phần vì bao khó khăn khác do đại dịch tạo ra tình hình buôn bán khó khăn, thế hệ tịnạn thứ nhất đã bắt đầu thấy oải. Chúng ta sẽ tìm thấy ở những con số đan cử minh chứng ở kết luận-cuối bài…
***
Từ Tết Việt tổ chức trong Kingdome … đến Tết chua Cổ Lâm những năm đầu.
Chúng ta đã bước vào những ngày Tết Tân Sửu, và đang bước thêm sang một năm mới âm lịch. Chợt nhớ về những năm xưa (1986-1987) lúc ấy các nhà sinh hoạt cộng đồng ai cũng trẻ trung, nhiệt huyết hơn bây giờ tới 34-35 năm tuổi chứ ít gì.
Lúc ấy thành phố đã cấp chút ngân khoản tạo điều kiện về địa điểm tổ chức, cho mọi sắc dân đến thăm khu du lịch danh tiếng, ủng hộ cho giới trẻ tổ chức Tết Việt ở Seattle Center. Trong lúc cộng đồng Người Việt Quốc Gia Seattle cũng từng tổ chức được một cái Tết thật đồ sộ bằng công sức và góp chung sức tự túc: Tết bên trong nhà vòm thể thao danh tiếng Kingdome, do cộng đồng Người Việt Quốc Gia tiểu bang Washington chung sức đóng góp và tự đóng góp tài chánh (trong đó có cả Hội Thân Hữu Người Việt Tị Nạn, sau cải danh là VFA)*
Hội chợ Tết từ Chùa Cổ Lâm 1987 đáng nhớ…
Vào khoảng 35 năm trước Hội chợ Tết Chùa Cổ Lâm luôn được kể là một nơi sinh hoạt hội Tết, tuy đơn sơ mộc mạc nhưng rất thu hút. Quy tụ đông đảo đồng hương xa gần về đây, và những năm gần đây càng thu hút thêm các bạn trẻ, và cả đông đảo du học sinh lên xuống và đón xe bus từ khắp nơi về thăm viếng chùa, xem đốt pháo bông, mua các thức ăn Việt, trà, cà phê trò chuyện.. khiến một khu phố MLKing và Graham xe cộ bị tắc nghẽn, vì quá đông người tụ hội về…
Hội chợ Tết năm 1987 là một năm thành công đáng nhớ nhất, bất chấp là đúng vào một ngày mưa gió, ngoài sân phải căng mái che, dưới sàn nước mưa tràn lan, nước mưa chẩy từ các tấm che, mưa làm ướt sân chùa lúc ấy chưa có tráng xi măng hư bây giờ, nên chùa phải lót các lớp gỗ ván ép để tránh bớt lầy lội, bì bõm, ướt át… nhưng vẫn không làm đồng hương chùn chân, người nối tiếp nhau tới tìm gặp đồng hương chúc Tết, tìm không khí Tết Việt Nam.
Lúc ấy có điêu khắc gia Lý Quốc Ngọc là một trong nhiều bạn trẻ sát cánh cống hiến với ngôi chùa này Anh Ngọc đến giúp chùa, anh chọn gian hàng Người Việt Tây Bắc ngồi chơi uống trà, café và chào đón bạn hữu xa gần đi hội chợ, tới lui chào hỏi có anh em quây quần ngày Tết rất là vui. Anh Ngọc thời ấy đã nổi tiếng trong cộng đồng nhờ có mở xưởng điêu khắc và có hai cửa hàng trưng bày các sản phẩm điêu khắc ngà và sừng quý từ Alaska v.v…
Ngoài đôi tay khéo và óc sáng tạo, anh Lý Quốc Ngọc còn giỏi về các phương diện giao tế, tổ chức và tham gia thiện nguyện với sinh hoạt Chùa, bạn trẻ và báo chí văn nghệ trong cộng đồng. Thế mà thời bây giờ vẫn mong có nhiều người tham gia tình nguyện như anh, vẫn chưa thấy cộng đồng có “bổ sung quân số”?… Khiến các sinh hoạt cũng thu gọn lại…
Hội chợ Tết năm ấy, anh Ngọc cho biết, ông Trần Thuận Hiếu và Thầy đã tặng lại tiền mướn gian hàng của Báo NVTB khi ghi danh tham gia một gian hàng ngoài báo chí còn có một số sách mới ấn hành có cả “Hương Thơm Từ Núi Lạ” của Robert Butler và hoa mai của nhạc sĩ Tôma Lễ góp phần bầy biện.– Gian hàng chú trọng vào nội dung trưng bày và tặng báo Người Việt Tây Bắc, mang nội dung -ý nghĩa văn hóa trong Hội Chợ.
Nhắc lại sinh hoạt Tết đầy thành tựu của Chùa, để nhắc qua đến một năm khác, sau lần tổ chức Tết tại Kingdome, cộng đồng Người Việt Quốc Gia Seattle cũng thuê mướn hai ngày cuối tuần ở khu đất trống (Sở Xã Hội của Tiểu Bang WA) tổ chức Tết cho đồng hương,. Năm ấy trời cũng mưa tầm tã, khiến chùa phải căng vải nhựa làm mái che chắn, và lót ván ép ở sân cỏ tránh lầy lội rất giống năm 1987 ở Chùa Cổ Lâm..
Về phương diện hình thức thì không khác gì tổ chức của Chùa Cổ Lâm, chỉ cách con đường Graham, cũng có đủ gian hàng tương tự. Những hình ảnh vải bạt che mưa màu xanh căng trên không, và cũng những tấm ván gỗ ép thật là vất vả cực nhọc, mà mọi người trong ban tổ chức vẫn đóng góp tiền để thực hiện được ngày Tết cộng đồng. Sau này các cộng đồng như Tacoma, chỉ việc mướn trường Lincoln là thoải mái hội họp, đốt pháo thưởng thức bánh Chưng bánh Tét…
Cho đến năm 2021 này, những nhà sinh hoat cộng đồng, quý ông, quý bà ở độ trên dưới 33 đến 35 tuổi những năm ấy, giờ đã vắng dần tham gia sinh hoạt trong những dịp này.
“Mái chùa vẫn là nơi che chở hồn dân tộc” Chùa Cổ Lâm sau một quãng thời gian bước đi từ các hội chợ từ năm xưa, trở thành ngôi chùa đẹp với sân rộng, tiện cho đại nhạc hội và hội chợ Tết…
Trong khi tổ chức cộng đồng như Hội Người Việt Quốc Gia Seattle với ước vọng tâm huyết “tương trợ, nối kết tình người rời VN từ 1975”. Không lẽ ước mong có những “cánh tay tuổi trẻ nối tiếp phải bỏ ngang? không vươn cao nối tiếp được?…
Ngoài cơ sở tôn giáo, hiện chỉ có một hoặc hai con đường dựa theo hướng dẫn được sự hỗ trợ của thành phố như Tết in Seattle, tồn tại trên mười mấy năm qua, dù cũng có đôi lúc khá mong manh lo sợ không còn được trợ giúp, hoặc hiện tại có The Friends of Little Saigon, có nhiều triển vọng phát triển: Hiện nhóm có một trụ sở nho nhỏ mang tên Creative Space tại số 1227 đường South Weller St., Seattle, đã tồn tại trên 3 năm. Với một niềm vui hy vọng có giải pháp tương tự để có được nơi sinh hoạt cho cộng đồng, thay vì như tình cảnh hiện tại, Cộng Đồng Tacoma hay Seattle, mỗi khi sinh hoạt lớn vẫn phải tốn tiền mướn chỗ, khi đi thuê trụ sở đều phải trông đợi vào một vài vị mạnh thường quân đóng góp, cũng chỉ vì chưa có một căn nhà sinh hoạt cộng đồng! hoặc phải dựa vào cộng đồng sắc dân khác san sẻ…
Nhìn lại một quãng đường qua vài con số:
- Tết in Seattle và The Friends of Little Saigon tính ra còn non trẻ nhất, hiện đang tiếp tục tiến tới- hoàn toàn là ý kiến trẻ, tùy thuộc vào thành phố Seattle về ngân sách..
- Sân vận động có mái vòm danh tiếng Kingdome nơi Cộng Đồng NVQG Seattle từng tổ chức (xây năm 1976, phá bỏ ngày 26-3-2000, ghi dấu vàng son cũng chỉ 24 năm khá ngắn (1976-2000) so với một tổ chức của mình kéo dài trên 35 năm!.
- Riêng Hội chợ Tết Chùa Cổ Lâm từng rất vui và thu hút nhiều nhất– Ngày nay đã hoàn tất ngôi Chùa bề thế tồn tại kỷ lục, trên 35 năm, vẫn còn liên tục, nhưng vì kinh tế và đại dịch năm nay Hội Tết có khác.
- Các Hội Chợ Công Giáo Seattle, Giáo Xứ Lộ Đức (SW Seattle) vẫn thành công tiếp nối phát triển (vì ảnh hưởng đại dịch Covid, năm nay cũng tạm gác lại Hội Chợ Tết ngoài trời)
- Một điều đáng tiếc tương tự trong việc chung cộng đồng, Hội Thân Hữu Người Việt là giấc mơ của sự tương trợ hội họp, sau cải danh thành VFA mà tiền thân là Hội Người Việt Tị Nạn với bao giấc mộng của đồng hương, từ trên 35 năm qua: Nay tổ chức này đã sang tên cho tổ chức của người Mỹ và VFA (của người gốc Việt) đã ngưng hoạt động ./.
- (PK-NVTB)