Chỉ trong vài ngày, Tổng thống Joe Biden tiếp tục có những động thái có lợi cho kẻ thù nước Mỹ, như loại bỏ phiến quân Houthis (Yemen) ra khỏi danh sách tổ chức khủng bố, bất chấp thực tế nhóm phiến quân này tấn công dân thường, coi nước Mỹ là kẻ thù và nhận trang thiết bị vũ khí từ quốc gia độc tài Iran. Ngoài ra trong một động thái chưa từng có, Joe Biden nói không nên cung cấp các báo cáo tình báo cho cựu Tổng thống Trump.
Loại phiến quân Houthis ra khỏi danh sách khủng bố nhằm xoa dịu Iran
Ngày 5/2, Bộ Ngoại giao Mỹ đã đảo ngược quyết định của chính quyền Tổng thống Donald Trump, khi loại bỏ nhóm phiến quân Houthi ra khỏi danh sách tổ chức khủng bố.
Theo Breibart, Houthis là một tổ chức thánh chiến với khẩu hiệu đòi tiêu diệt nước Mỹ, tiêu diệt nhà nước Israel, nguyền rủa người Do Thái…
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Mỹ ngày 5/2 nêu rõ kế hoạch của Ngoại trưởng Antony Blinken đã được chính thức thông báo tới Quốc hội Mỹ, và các thông tin chi tiết sẽ được công bố trong những ngày tới:
“Chúng tôi đã chính thức thông báo cho Quốc hội về dự định thu hồi quyết định xem Ansarallah là tổ chức khủng bố nước ngoài và sẽ cung cấp thêm thông tin trong vài ngày tới”. Ansarallah là tên gọi khác của tổ chức khủng bố Houthis.
Chính quyền Biden đã công bố động thái này, bề ngoài là để cho phép viện trợ nhân đạo tới Yemen. Việc này diễn ra sau một thông báo của Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan rằng, Mỹ sẽ chấm dứt hỗ trợ cho cuộc chiến của Ả Rập Xê-út ở Yemen.
Khởi đầu từ năm 1992, Houthis là một tổ chức “Tín đồ Trẻ” theo Hồi giáo Shia do anh em gia đình Houthi thành lập. Tổ chức lớn mạnh nhanh chóng trở thành một phong trào tôn giáo-chính trị, có ảnh hưởng đáng kể tại Yemen, được Iran yểm trợ tích cực, trở thành một lực lượng vũ trang với gần 10 ngàn tay súng vào năm 2009.
Yemen được coi như sân sau của Ả rập Xê út – quốc gia Hồi giáo dòng Sunni giàu có nhất trong số các nước Ả rập quanh bán đảo Ả rập có đa số dân theo Hồi giáo Sunni. Vì lẽ đó, Ả rập Xê út không thể để yên cho Yemen rơi vào vòng ảnh hưởng của Iran – quốc gia Hồi giáo theo dòng Shia hùng mạnh nhất trong các nước Hồi giáo Shia.
Tổ chức Houthis đã phát động cuộc chiến vào năm 2014 và Iran đã ủng hộ lực lượng phiến quân này, một phần vì nếu giành được quyền kiểm soát Yemen, sẽ mang lại cho Iran một vị thế chiến lược trên eo biển Bab el Mandeb, nơi các lực lượng đồng minh Mỹ “án ngữ” tại Djibouti trên Biển Đỏ.
Các nhà quan sát nhận xét rằng, nhóm Houthis đã phát triển và hoạt động giống hệt như lực lượng khủng bố Hezbollah ở Lebanon và Syria. Cả Hezbollah và Houthis đều được Iran vũ trang và cố vấn về tổ chức chiến tranh du kích và lãnh đạo về mặt tinh thần.
Hai tuần trước khi kết thúc nhiệm kỳ dưới thời chính quyền TT Trump, ngoại trưởng Mike Pompeo đã quyết định liệt phiến quân Houthis vào danh sách tổ chức khủng bố, và quyết định này có hiệu lực trước khi ông Biden nhậm chức một ngày.
Động thái loại bỏ phiến quân Houthis ra khỏi danh sách tổ chức khủng bố là “cú tát” mới nhất của Tổng thống Biden đối với các đồng minh của Mỹ trong khu vực. Và đây là một nỗ lực rõ ràng của chính quyền Biden nhằm xoa dịu Iran, khi Tổng thống Biden đang hy vọng sẽ đưa Iran trở lại bàn đàm phán.
Thượng nghị sĩ Cộng hòa Tom Cotton đã cáo buộc Tổng thống Biden đã “xoa dịu” Iran trong một tuyên bố ngày 6/1:
“Phiến quân Houthi được vũ trang và huấn luyện bởi quân đoàn chống khủng bố ở nước ngoài của Iran, IRGC và Hezbollah. Họ bắn tên lửa vào dân thường và thủy thủ Mỹ trong khi hô lớn “Tiêu diệt Mỹ”. Và họ đã đẩy Yemen vào một cuộc nội chiến kéo dài. Nếu đó không phải là khủng bố, tôi không biết gọi đó là gì. Tổng thống Biden và Ngoại trưởng Blinken có thể ngu ngốc tin rằng, việc tỏ thiện chí đối với nhóm Houthis sẽ mang lại hòa bình, nhưng phe nổi dậy đã phớt lờ tiến trình hòa bình trong nhiều năm trong khi từ chối tôn trọng lệnh ngừng bắn. Chính quyền Biden đang lặp lại những sai lầm chết người của chính quyền Obama khi xoa dịu Iran và từ chối gọi tên những kẻ khủng bố.”
Trước đó, chính quyền Obama cũng từng ủng hộ sự can thiệp của Ả rập Xê út vào Yemen, nhưng khi Tổng thống Donald Trump lên nhậm chức (2017), các đảng viên Dân chủ lại quay ngoắt phản đối cuộc chiến này. Chính quyền Tổng thống Trump đã liệt phiến quân Houthis là nhóm khủng bố trong những tuần cuối cùng của nhiệm kỳ.
Iran được thể “nắn gân” chính quyền Joe Biden
Theo reuters, trong một động thái “nắn gân” chính quyền Biden, Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei hôm Chủ nhật (7/2) tuyên bố Mỹ phải dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Cộng hòa Hồi giáo Iran, nếu Washington muốn Tehran quay trở lại tuân thủ Thỏa thuận hạt nhân năm 2015.
Truyền hình Iran dẫn lời Lãnh tụ tối cao Khamenei trong một cuộc họp với các chỉ huy Không quân như sau: “Iran đã hoàn thành tất cả các nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận, chứ không phải Mỹ và ba nước châu Âu … Nếu họ muốn Iran quay trở lại các cam kết, trước hết Mỹ phải … dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt”.
Tổng thống Biden từng nói nếu Tehran quay lại tuân thủ nghiêm ngặt Thỏa thuận hạt nhân 2015, Washington sẽ ghi nhận và lấy đó làm bàn đạp hướng tới một thỏa thuận sâu rộng hơn, có thể hạn chế năng lực phát triển tên lửa của Iran và các hoạt động khác trong khu vực.
Trong khi đó Tổng thống Trump đã gọi Thỏa thuận hạt nhân 2015 là “khủng khiếp”, khi cho rằng nó chỉ có lợi cho Iran. Vì vậy, ông đã rút Mỹ ra khỏi Thỏa thuận vào năm 2018, đồng thời tái áp đặt các biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt, đã làm tê liệt nền kinh tế Iran trong suốt mấy năm qua. Kết quả đã hạn chế phần lớn các hoạt động khủng bố tại Trung Đông do Iran tài trợ.
Còn nhớ ngay sau vụ Tổng thống Trump ra lệnh tiêu diệt Tướng khủng bố Iran Qassim Soleimani vào đầu tháng 1/2020 – người mà nhẽ ra cần phải lên án vì ông ta chịu trách nhiệm trước cái chết của hàng trăm lính Mỹ tại Trung Cận Đông – thì Đảng Dân chủ do bà Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đứng đầu đã lên tiếng “bảo vệ” Iran, âm mưu “trói tay” Tổng thống Trump bằng cách soạn thảo Nghị quyết Quyền lực Chiến tranh, nhằm hạn chế khả năng Tổng thống phát động chiến tranh chống Iran.
Vì sao Đảng Dân chủ lại bảo vệ một chính quyền Hồi giáo độc tài chuyên khủng bố công dân Mỹ cũng như các cơ sở đồn trú của lính Mỹ tại Trung Đông? Sẽ không có gì gây ngạc nhiên khi xem xét cách chính quyền Barack Obama đã từng sợ sệt và cư xử cực kỳ “hào hiệp” với Iran như thế nào.
Thay vì hành động dứt khoát chống lại Iran khi xử lý khủng hoảng, Tổng thống Barack Obama đã nhún nhường bằng cách “bắt tay” với chính quyền độc tài Iran, ký Thỏa thuận Hạt nhân Iran 2015, phung phí cả tỷ đô la tiền thuế của người Mỹ cho chính quyền Iran, nhưng không những không ngăn chặn được tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân của Iran, mà còn như “tiếp tay” tăng tài trợ cho các hoạt động khủng bố của Iran ở Trung Đông.
TT Biden xem xét ngăn cựu TT Trump nhận báo cáo tình báo
Trong khi ra các quyết định, ký nhiều lệnh hành pháp dường như có lợi cho kẻ thù của nước Mỹ thì Tổng thống Joe Biden đã có những động thái “kỳ lạ” với người tiền nhiệm của ông. Tối 5/2, trả lời phỏng vấn với người dẫn chương trình Norah O’Donnell của đài CBS News, Tổng thống Biden nói rằng, “không cần thiết” để ông Donald Trump nhận các bản báo cáo cuộc họp giao ban tình báo với lý do là “hành vi thất thường của ông ấy.”
Ông Biden nói: “Tôi không nên nói ra suy đoán của mình. Tôi chỉ nghĩ rằng việc ông ta nắm thông tin tình báo là không cần thiết. Việc cung cấp tin tình báo cho ông ta thì mang lại giá trị gì? Tác động mà ông ta có được từ việc này là gì, ngoài thực tế là ông ta có thể lỡ miệng và nói ra một điều gì đó?”.
Ngăn cản một cựu tổng thống nhận báo cáo cuộc họp giao ban tình báo là một động thái chưa từng có. Các cựu tổng thống Mỹ thường được tiếp cận các báo cáo tình báo thường kỳ, và tiếp cận các tài liệu mật sau khi rời nhiệm sở.
Theo New York Times, Joe Biden là tổng thống đầu tiên trong lịch sử Mỹ từ chối cung cấp báo cáo cuộc họp giao ban với người tiền nhiệm. Các cựu tổng thống Jimmy Carter, Bill Clinton, George W. Bush, và Barack Obama vẫn thường xuyên nhận được báo cáo, và đây được coi là một phép lịch sự và giúp cho tổng thống đương nhiệm nhận được những lời khuyên về các vấn đề tuyệt mật từ những người tiền nhiệm của ông.
Mặc dù trích dẫn “hành vi thất thường” của cựu Tổng thống Trump, nhưng ông Biden tuyên bố rằng hành vi đó không nhất thiết liên quan đến vụ việc tại Đồi Capitol ngày 6/1.
Có thể cựu Tổng thống Trump không mấy quan tâm đến việc chính quyền Biden từ chối không gửi báo cáo tình báo giao ban. Ông được cho là không quan tâm nhiều đến các bản báo cáo mật trong thời gian làm tổng thống.
Theo CNN, Tổng thống Trump được báo cáo tin tình báo hai hoặc ba lần mỗi tuần, và có thể ông không “đọc đầy đủ hoặc thường xuyên” Bản tóm tắt hàng ngày của Tổng thống.
Đông Bắc
Nguồn: NTDVN