Ghe Rạch Dừa mong manh như chiếc lá tre, trên biển lớn– kỷ niệm khó quên.
“Vượt biển ngày 2 tháng Giêng 1979″ – theo lờii kể, trò chuyện, nhớ từ ký ức của thuyền nhân may mắn 17 tuổi Bùi Đức Thanh
***
Một độc giả thường xuyên đọc báo Người Việt Tây Bắc. Khi xem số Báo Tất Niên, gọi về tòa soạn – Độc giả đó tên Bùi Đức Thanh, bày tỏ cảm xúc qua bài: “Hồi ức với những người thủy thủ trẻ năm 1975, nay cũng xế bóng chiều…”
Thanh bắt đầu nén cảm xúc, xen lẫn bồi hồi.. kể, “Cùng ngày xuống Taxi và di chuyển xuống ghe của ông chủ Ghe Rạch Dừa vượt biển, em cũng theo họ hẹn đến quán café từ 6 giờ sáng ngày 2 tháng 1-1979, cùng khởi hành.”
Thanh đã có may mắn ngay từ ngày đầu của chuyến đi, “đã tưởng là bị mất tiền toi – mất 8 cây vàng mà bị đám chở Honda ra ghe nhỏ tráo người- bỏ rơi mình”..
Ngay tại điểm hẹn ở quán café thật là dễ bị bắt như chơi. Có tới trên 10 người ngồi chờ được Honda chở ra Taxi (Trong đó có nhóm anh Bắc 7 người, còn 3 người lạc lõng có cả Thanh. Chủ quán lo ngại: Dễ bị lộ bởi các khuôn mặt rất căng thẳng dễ hiểu là “đang lo lắng trước một chuyến đi”.
Thế rồi còn sót lại 2 người, chờ tới chiều vẫn không được Honda nào đón ra Taxi vào buổi trưa từ ngay bờ sông Sài Gòn, gần Bộ Tư Lệnh Hải Quân, có một trạm công an canh người xuống bãi bến… bãi bến đã được mua trước… để xuống ghe nhỏ cho kịp xuống ghe vượt biên dự trù rời vùng Ngã Ba Đèn Đỏ vào lúc 3-4 giờ sáng ngày hôm sau.
Đợi đến chiều tối, biết mình đã bị đánh tráo người, bị để lại cho người khác được đi.. , Thanh và một người khác chỉ đường về căn nhà là điểm hẹn của BS Cường ở Ngã Tư Bảy Hiền-Gia Định. Tại đây vào khoảng 10 giờ khuya, ông chủ ghe Rạch Dừa đã ghé qua cùng vợ và một trẻ sơ sinh vừa mới vài ngày. (lúc ấy Thanh và chủ ghe chưa hề biết hay gặp nhau). Dù không biết Thanh trước, nhưng người giao hẹn “8 cây cho một vé lên ghe” do người em chủ ghe là anh Bắc ân cần căn dặn gửi gấm ông anh. Ông chủ ghe Rạch Dừa chấp nhận mang Thanh rời Ngã Tư Bảy Hiền theo xuống Taxi ở bến Bạch Đằng để ra ghe lớn dài 11 mét và sắp gieo mình vào biển sóng lớn..
Thanh huyên thuyên kể: “.. Em vẫn còn nhớ hình ảnh một người đàn ông trẻ luôn bồng trên tay một em bé, kể cả lúc gặp tàu ngoại quốc giữa đại dương, ngừng chạy, cặp gần ghe hỏi han. Người thanh niên có nhiệm vụ giơ cao em bé lên khỏi đầu để kêu gọi lòng thương tâm của Hạm Trưởng trên tàu buôn lớn. Họ từ trên cao ngất ném xuống nhiều thực phẩm, chỉ đường đến một đảo gần nhất, trong lúc ghe đã hỏng một máy Yama đầu bạc.“
Một hai thanh niên khác phải níu giữ lấy chân của người cha đang bồng con khỏi bị chúi ngã, trong khi người cha đang nâng cao em bé trên đầu mà cầu khẩn. “Nước biển như mưa đổ xối xả theo nhịp sóng trên đầu hai cha con – người cha mặc chiếc áo sơ mi mầu xám nhạt, quần đùi hoa,,, hình ảnh đó em nhớ mãi”. Thanh hồi tưởng và kể.
Khi vừa tới bãi cát, sau khi Ghe bị đâm cho chìm, mọi người phải lội vào bờ… Người đàn ông áo xám vừa dìu vợ, vừ đội cháu bé lên đầu để vào được đến bãi cát.
“Vào đến nơi chưa thấy anh nằm nghỉ, thì tức tốc anh đã phóng mình lên ngọn dừa hái 4-5 trái ném xuống cho cả nhà khỏi đói, khỏi khát… sau mấy ngày.” Thanh kể lại cho mẹ của em bé chung ghe năm xưa.. Câu chuyện hồi tưởng kỷ niệm, đúng vào lúc một người cựu Sĩ Quan Trực Thăng bạn thân của gia đình họ., ngã cây mận bên hàng rào bị comas cả trên hai tháng. Chị nói với Thanh: “Nguy hiểm quá. chết như không, chị mà thấy anh leo cây dừa thì đã không dám rồi- Tận trên cao mà ngã xuống chết dễ dàng quá…”… “Thật là lạnh cẳng -41 năm sau nhớ lại còn kinh hoàng… Lúc ấy như có Chúa Thánh Thần, nắm lấy vai áo nhấc lên ngọn cây dừa… nhẹ như bông?. Một giáo sư ngành thần học cũng là -họa sĩ, nói như chúc lành cho Thanh: ” Những may mắn Thanh có, không phải chỉ là chuyện hên xui, như ngồi xuống bàn casino, mà anh đã đón nhận một chiếc vé lên tầu, chuyến hành hường vào cõi hy vọng và tin tưởng- Thanh có sẵn lòng đón nhận và tin? Không?“
Từ lẽ đó, Thanh cống hiến nhiều việc từ thiện cho Giáo Xứ, tặng không, cho không công quả, lợi lạc…, những đảo nhỏ Indonesia (trong số trên 17,000 đảo của quốc gia bao bọc bởi biển này… có những khu vườn cây, không giống như những thiên đàng nhân tạo, vào đó để thắng hên xui, và chiến thắng của chủ nhân.
Nhưng có lẽ Thanh , và có những người yêu đất mầu, và trời xanh tươi. Có ai dám tin vào một chiếc vé như một lời hứa trong Thánh Kinh”… Thanh chất phác và tin hơn các người khác… vào một niềm cậy trông?
Phần Hai- Sống ở Seattle và Lynnwood.
Cũng do nơi người bảo trợ, Thanh được về sống vùng Spanaway, WA. Thanh nhận ra không xa nơi này còn có anh Hóa thợ máy về ở Auburn, các tài công: Rịnh, Tỵ, ông Bắc em chủ ghe Rạch Dừa, Bác Sĩ Cường thì dọn đi xa tứ tán nơi tiểu bang khác, trong số 120 người trên ghe tản mác khắp nơi.
Vài ngày sau ghe buộc ổ cầu, ông chủ ghe Rạch Dừa được cặp bến khu phố nhỏ Indo- Tanjung Pénang, có nhiều hàng quán, tạp hóa, có chùa Phật giáo lấp lánh ánh vàng, trang nghiêm với nhiều bậc tam cấp ở mặt tiền, trên cao là tượng Phật vàng long lánh rất lớn.
Sau một bữa phải ngủ lại ở lối vào đảo lát gỗ từ cầu tàu, Thanh thấy gia đình của vợ chồng người đàn ông áo xám nhạt, luôn ẵm bồng trên tay bé thơ vài tháng tuổi, cùng với vài anh dược sĩ, vài ông bà đi cùng nhóm từ bộ Kinh Tế (trước 1975) được chuyển lên xe chở về trại khác: Trại Tanjung Penang. Trong khi Thanh cùng với hai anh em chủ ghe Rạch Dừa và Bắc vẫn ở lại một dãy nhà tị nạn trên Penyengat Island (Một địa danh có trên các quảng cáo du lịch đến Indonesia). Lần đầu “xuất ngoại”, ra khỏi nước được nhìn sinh hoạt nơi bến ghe thuyền này tuy nhỏ bé, nhưng cũng rất vui mắt.
***
Từ Spanaway, theo thời gian Thanh về ở một căn nhà trên đường Rainier Ave. Lúc ấy chúng tôi và Du Lương (chủ Tuyết Hạnh’s Fashions) là hai trong số vài người trong nhóm lãnh đạo, rất tích cực phản đối tuyến đường xe Sound Transit sắp khởi công.: Với lý do tốn kém nhiều tỷ vô ích, nợ phải trang trải món nợ dài 23 năm. Đường M.L. King từ khởi điểm tiệm Tuyết Hạnh và Báo Người Việt Tây Bắc xuôi về hướng Nam (bắt đầu tiếp giáp với xa lộ ở khoảng exit 157, sẽ nới rộng đường để mở đường rày cho xe tốc hành Sound Transit chạy ở giữa lòng đường.. Giấc mơ có những dãy phố siêu thị phồn thịnh như Little SàiGòn Cali- sẽ bị bỏ dở dang… bất thành.
Dĩ nhiên là Tuyết Hạnh’s Fashions, Người Việt Tây Bắc, và khu thương xá (mới phác họa trong dự án như phố thương mại quận Cam) sau này cơ quan giúp người Á châu ACRS mua lại mảnh đất này xây dựng lại cơ ngơi (tốn khoảng 17 triệu với ngân sách giúp người thất nghiệp Nhật và sau này mở rộng thêm cho ngườ di dân hợp lệ Á châu và thuyền nhân gốc Việt…. Nhà của Thanh ở mặt tiền đường Rainier Ave cũng bị thụt vào, cắt lấy đất và mua lại mất một khoảng sân trước nhà!.
Thế rồi vài năm sau đó thỉnh thoảng gặp Thanh lái xe truck chở theo gà vịt, bầu bí, hoa mướp hoa bí .. đậu trước thùng thư khu Phước Lộc Thọ. Rất mộc mạc, tươi cười. Anh em chúng tôi vẫn chào hỏi nhau tại đấy, nhớ những ngày trên biển, trên đảo… Chỗ gặp nhau, nơi có nhiều đồng hương vây quanh, mua gà vịt sống về làm tiết canh và các món Việt hương vị. Thanh không khoe ra dáng ông chủ đất… , nhưng cho địa chỉ trại chăn nuôi và hai ba doanh trại, có chỗ rộng trên 15 mẫu đất, có lô rộng 6 mẫu, hay lô rộng một mẫu, bao gồm vài căn nhà… nhiều mẫu đất chỉ ở cách thắng cảnh có tiếng vùng Tây Bắc, đó là Chateau Saint Michelle vài trăm mét.– nơi sản xuất rượu vang có tiếng, cũng là nơi có sân khấu trình diễn ca nhạc hàng tuần, có tours du lịch chở tới đây. Cũng chính tại sân khấu này tôi và các đạo diễn của Trần Thăng “Mây Production” đã có dự tính thu video Mây’s Production số 12 – nhưng nhiều khán giả không muốn phải đi nghe nhạc ngoài trời… như thế, khiến buổi thu hình đã chuyển về Meydenbauer tại Bellevue để thu hình trong hai ngày liên tiếp. Lúc ấy hình như có ca sĩ Ngọc Lan tình trạng bệnh đã khá rõ (từ năm 36 tuổi).
Chỉ cần nói lên một vài con số, từ các nông trại này của Thanh như: Trong một ngày, nhóm thiện nguyện của giáo xứ các Thánh Tử Đạo VN – nhà thờ Tukwila) đến hái ra dền … không trồng mà tự mọc, về bán được $5,000 trong hai ngày cuối tuần, giá rẻ nhưng có lẽ bao gồm cả sự ủng hộ giáo xứ nên thu được nhiều như thế. Chưa kể, cũng tại nông trại này, tôi còn được biết Thanh sẵn lòng cho mượn đất “free” từng muốn giúp cho các Hội Đoàn Quân Đội, các ban chấp hành cộng đồng Người Việt Quốc Gia, đến trồng bắp, rau, bí … để thu hoạch tự bán lấy tiền cho hội đoàn của mình. Tôi từng ngỏ lời với các hội đoàn như hội Cựu Thiếu Sinh Quân, vài anh em Hải Quân, Cộng Đồng Tacoma, Gia Đình Phật Tử Chùa Vạn Hạnh … nhưng khó có hội đoàn nào có thể cống hiến được một ngày “lao động canh tác” nếu không có thêm niềm tin vào công đức với Chúa, mà nhà thờ Công Giáo thường thu hoạch được rất khả quan.?.
Trong bộ dạng giản dị như người thợ máy tầu thuyền không mấy thay đổi của Thanh, vẫn như ngày nào khi mới cặp bến của đảo Penyengat (Tang Jung Penang) nơi mà chúng tôi trò chuyện lần đầu – vì Thanh gần gũi chủ ghe hơn, anh có hỏi han những người cùng chuyến và chú ý tới bố mẹ của em bé thuyền nhân 2 tháng tuổi trên ghe). Với tôi, bây giờ Thanh vẫn giống y 42 năm trước gặp nhau trên ghe, trên đảo… (dĩ nhiên là già dặn, từ mái tóc đến râu cằm …)
Tôi xin lỗi Thượng Đế (xin lỗi Chúa) vì những bất hạnh cho nhiều con người do ngài tạo dựng phải hứng chịu phải chịu nhiều bạo loạn xảy ra, và bao nhiêu lần than vãn! … Nhưng không thể nào tôi quên những ân sủng như Thanh đã có được.. thật giản dị – như không hề tiên liệu mà thoát hiểm nguy trong gang tấc – như tôi cũng may mắn sống sót trong cuộc chiến, dù có mặt trên PBR (Tốc Đỉnh của Hải Quân) những lần từ phòng trực Trần Hưng Đạo 5, vào lúc 2 giờ sáng vẫn lái xe về trong đêm .. giữa bao nguy hiểm). Thời gian cải tạo, những ngày vượt biển cùng ghe với Thanh. Thanh đến Mỹ ghép hộ với một cậu em theo diện Minor, thế mà nay đã thành triệu phú, là chủ vài chục mẫu đất gần Chateau St Michelle, Columbia, khu làm rượu Red Hood Winery, làm chủ vài căn nhà rải rác đây đó…
Xin lạy Trời, Phật, Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, Đức Mẹ Cứu Chuộc, Đức Chúa Nhân Từ và các đấng Tổ Tiên đã cùng phù hộ độ trì cho những thuyền nhân may mắn mạnh dạn bước chân xuống tầu vượt biển, đã đến được xứ tự do bình an, để khởi nghiệp ngày nay! ./. (PK)
Source: Nguoi Viet NW
Chú thích:
Trong bài viết trong Memoir- có kết luận như sau để nêu tấm gương cho mọi người đã theo đạo Chúa Có biết bao nhiêu người có nhận chiếc vé lên Tầu Vào cõi hứa- từ bao đo82i?! ( chứ không tin vào hên xui) mà vào lời hứa của một bức tranh đã phác họa mà có bao làm được cứu thoát…Tôi sẽ không lo sợ gì!Như một lời giải thích rất triết học : ” Chúa cứu sống anh Lazaro là cách thể hiện chiếc vé của chuyến tầu đi vào chốn tin tưởng và cả người thứ 4 nữa chính là ông Giẻ su cũng sống lại từ thế giới tạm – kiếp người -đi vào đất hứa- ” với nhiều cách nghĩ- và cách đặt tên”Thêm:Được trao tặng một chiếc vé để có một kiếp sau- tuỳ mình muốn hay không và quyết địnhNhư kẻ cướp bị cùng đóng Đinh bên tay phải chúa– nếu có thật Thiên Đàng Thầy sẽ về ngự trị / thì xin cho con theo với…Thêm 1 đoạn bổ túc cho kết luận trong bài sẽ in trong MemoirCám ơn cha Trung đã mở ngoc Linh Hồn PK raĐược trao tặng một chiếc vé để có một kiếp sau- tuỳ mình muốn hay không và quyết địnhNhư kẻ cướp bị cùng đóng Đinh bên tay phải chúa– nếu có thật Thiên Đàng Thầy sẽ về ngự trị / thì xin cho con theo với…