Các công ty mạng xã hội đang cố tình không ngăn chặn sự lan truyền của tin sai lệch không viết bằng tiếng Anh, khiến các cộng đồng dễ bị ảnh hưởng bởi ngôn từ kích động thù địch, gây hại sức khỏe và đàn áp cử tri càng gặp nguy hơn.
Nick Nguyen và Carmen Scurato
Liên kết trang tiếng Anh: https://prismreports.org/2021/11/02/facebook-and-youtubes-refusal-to-moderate-misinformation-in-global-languages-harms-communities-of-color/
Cho đến nay, vụ Facebook Papers đã cho ra hàng tá câu chuyện về công ty nhận biết họ thất bại trong việc loại bỏ ngôn từ gây thù hận, thông tin sai lệch và lời kêu gọi bạo lực bằng các ngôn ngữ khác nhau trên toàn thế giới. Dù chúng ta rất nên tập trung vào tác hại toàn cầu của Facebook, cũng không nên bỏ qua tác hại của rào cản ngôn ngữ trên mạng xã hội lên các cộng đồng ở Hoa Kỳ.
Trong một tập gần đây của chương trình Last Week Tonight, John Oliver đã thảo luận về sự bất lực hạn chế sự lan tin sai lệch không viết bằng tiếng Anh của các nền tảng trực tuyến. Trong khi các công ty như Facebook và YouTube đã làm một vài bước tiến để giải quyết vấn đề bằng tiếng Anh, họ đã để thông tin sai lệch lan truyền thoải mái trong các ngôn ngữ khác và gây nhiều thiệt hại. Trước cuộc bầu cử năm 2020, các chiến dịch tin giả nhắm vào các cộng đồng thiểu số để ngăn chặn cử tri đi bỏ phiếu. Trong lúc đại dịch, những tên viết tin sai lệch tàn nhẫn đã phủ lên cộng đồng Latinx với những dối trá trắng trợn về chủng ngừa COVID-19. Cộng đồng này phần lớn làm trong lực lượng lao động thiết yếu, và người Latinx có nguy cơ nhập viện vì COVID-19 cao hơn gấp 4 lần so với dân số chung.
Tường thuật của Oliver về việc tạo tin sai lệch nhắm vào các cộng đồng hải ngoại ở Hoa Kỳ “có trầm trọng hơn là do họ không có nhiều nguồn tin khác” bằng tiếng của họ để chọn không phải là chuyện mới. Khoảng trống này là thứ mà từ lâu tổ chức của chúng tôi, Viet Fact Check và Free Press, đấu tranh để lấp đầy. Những nỗ lực này gồm việc thúc đẩy các mạng xã hội ngăn chặn tin sai lệch không bằng tiếng Anh: Viet Fact Check đã thu hút sự chú ý đến việc YouTube thờ ơ với tin sai lệch bằng tiếng Việt, còn Free Press — cùng với Hội Truyền Thông Gốc Tây Ban Nha Quốc Gia và Trung Tâm Tiến Bộ Hoa Kỳ — đã kêu gọi Facebook khắc phục cách thức các thuyết âm mưu bằng tiếng Tây Ban Nha lan truyền và những lời nói dối khác gây thù hằn và phân biệt đối xử.
Chúng tôi đã xem qua ảnh hưởng của tin sai lệch về bầu cử và sức khỏe lên các cộng đồng của chúng tôi ở Hoa Kỳ như thế nào. Các kết quả xác nhận một sự bỏ bê rõ ràng, và các trang mạng có nhiều cách thực thi chính sách của họ bằng tiếng Anh nhưng trong các ngôn ngữ khác thì không. Mặc dù YouTube đã cấm InfoWars, họ bỏ qua phiên bản người Mỹ gốc Việt của Alex Jones trong nhiều tháng — công ty chỉ hành động sau khi phân đoạn của John Oliver được phát sóng. Và bất chấp nỗ lực của chúng tôi để trực tiếp cắm cờ các bài viết bằng tiếng Tây Ban Nha rõ ràng kêu gọi bạo lực, những người kiểm duyệt của Facebook đã dựa vào một bản dịch sang tiếng Anh kém cỏi để biện minh cho việc họ không hành động. Tóm lại, những công ty này không làm đủ mọi cách để bảo vệ người dân.
Các rào cản của Facebook và YouTube
Chỉ áp lực và nhận thức từ công chúng về vấn đề này thôi là quan trọng nhưng vẫn chưa đủ. Những nỗ lực của chúng tôi để tương tác trực tiếp với các trang mạng đều gặp ngõ cụt — cả YouTube và Facebook đều thiếu minh bạch về quy mô của vấn đề. Facebook cũng đang ngăn chặn quyền truy cập của các học giả và các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu cách thức lan truyền tin sai lệch trên nền tảng này.
Chúng tôi có gặp những trở ngại khi nói chuyện với nhân viên tại hai công ty. Không ai xác nhận là có người chịu trách nhiệm kiểm duyệt nội dung không bằng tiếng Anh ở Hoa Kỳ hay không. Trong các lần chúng tôi tương tác, các công ty này cố miêu tả thông tin sai lệch không bằng tiếng Anh chỉ là một vấn đề quốc tế và do đó không đáng quan tâm. Các cuộc họp mà chúng tôi theo đuổi trong nhiều tháng trở thành những bài thuyết trình cơ bản không đề cập liệu YouTube hay Facebook có bất kỳ hệ thống nào để bảo vệ người dùng khỏi tin sai lệch trong các ngôn ngữ khác tiếng Anh hay không. Chúng tôi liên tục đặt câu hỏi, nhưng rõ ràng là các công ty này đang đình trệ và họ sẽ không trả lời một cách thẳng thắn.
Khi thông tin về các vấn đề quan trọng như chủng ngừa COVID-19 đang tăng dần, một báo cáo từ Viện Đối Thoại Chiến Lược đã xác định những lỗ hổng lớn trong chương trình kiểm tin của Facebook khi các tin ấy không phải tiếng Anh. Báo cáo cho thấy có nhiều người kiểm tin bằng tiếng Anh hơn hết, cho phép nội dung tương tự nhưng bằng tiếng khác lan truyền. Các trang mạng đã từ chối chia sẻ bất kỳ chi tiết nào về những gì họ đang làm để hạn chế sự lan truyền của nội dung độc hại trong các ngôn ngữ khác.
Các phản hồi của Facebook và YouTube cho hàng loạt thư của Thượng Nghị Sĩ Ben Ray Luján, Thượng Nghị Sĩ Amy Klobuchar và hàng chục thành viên khác của Quốc Hội đầy sự lảng tránh, thiếu sót và thiếu tôn trọng.
Gần đây nhất, người vạch trần Facebook, Frances Haugen, đã cung cấp tài liệu giải thích tại sao công ty không ưu tiên sự an toàn của cộng đồng, nêu rõ trước Quốc Hội về một sự chú trọng lợi nhuận hơn là con người: “Có vẻ như Facebook đầu tư nhiều hơn vào những người dùng kiếm được nhiều tiền hơn, dù rằng mức độ nguy hiểm không phân bổ đồng đều khi dựa theo lợi nhuận.” Sự khác biệt trong phương pháp kiểm duyệt giữa các ngôn ngữ phản ánh tầm nhìn hạn hẹp của Facebook khi ưu tiên tăng trưởng và lợi nhuận. Và đây không phải là lần đầu những thất bại và việc không sẵn sàng bảo vệ người dùng của Facebook được tiết lộ.
Nhiều tháng trước khi Haugen lên tiếng, Sophie Zhang, một nhà khoa học dữ liệu của Facebook, đã công khai về công việc của mình chống lại các tài khoản giả mạo và bất ổn chính trị ở nhiều khu vực trên toàn cầu, nhưng cấp trên tại Facebook không quan tâm để tránh khả năng bị công chúng chỉ trích. Vụ Facebook Papers xác nhận thêm sự thảm bại ngăn chặn thù hằn và tin sai lệch ở các nơi khác trên thế giới của công ty.
Nói cách khác, Facebook dành rất ít thời gian và nỗ lực bảo vệ người dùng không trực tiếp làm tăng lợi nhuận của công ty hay đưa tin tiêu cực đến truyền thông Hoa Kỳ.
Bảo vệ tất cả các cộng đồng
Khi càng có nhiều bằng chứng thì càng rõ ràng hơn là các công ty này không muốn tự giải quyết những vấn đề này. Các giải pháp cho tin sai lệch cần các nền tảng như Facebook và YouTube từ chối các mô hình kinh doanh thu lợi từ việc gây chú ý, bất kể ảnh hưởng tới người dùng và cộng đồng của là như thế nào.
Cách mà tin sai lệch được phép lan truyền trên mạng xã hội là một cơn bão tổng hợp từ sự cố ý lờ đi, kỹ thuật xã hội và ưu tiên lợi nhuận. Các nền tảng này liên tục thu thập dữ liệu cá nhân và nhân khẩu học của người dùng để siêu cá nhân hóa nguồn tin và video mà chúng ta tương tác. Thông tin sai lệch được tạo ra để khai thác sự lo lắng và sơ hở cụ thể của các cộng đồng với độ chính xác đáng kinh ngạc để thúc đẩy nhiều lần nhấp chuột, nhận xét và từ đó nhiều lượt xem hơn. Chính sự tương tác này cung cấp dữ liệu cho các thuật toán được thiết kế chỉ để truyền bá nội dung tương tự, không cần biết nội dung ấy có trung thực hay không. Như chúng ta đã thấy trong những ngày gần đây, việc thiếu giám sát và đầu tư cơ bản nhất vào nội dung không bằng tiếng Anh cho phép những kẻ xấu trục lợi — nhiều lúc qua mặt các quy tắc mà các nền tảng nói là được áp dụng lên tất cả người dùng.
Để hiểu toàn vẹn cái giá của tin sai lệch trong một xã hội dân chủ và cởi mở, chúng ta cần rõ ràng hơn về cách các thuật toán xác định những gì chúng ta xem, đọc. Hiện tại, Facebook và YouTube không cho các thuật toán của họ phân biệt thật giả là đâu. Mỗi cú nhấp chuột là một lần khuếch đại nội dung hấp dẫn chúng ta hơn. Và khi các nhấp chuột và mức độ tương tác trực tiếp chuyển thành tiền tệ, vấn đề này trầm trọng hơn ai đó đăng tin giả trên mạng. Hệ thống này được xây dựng cho những người tạo tin sai lệch—và nếu nội dung của đủ thu hút thì có thể nhanh chóng đến với hàng triệu người. Sự tương tác này trở thành tiền quảng bá cho các nền tảng và tăng tốc độ tương tác của khán giả. Cộng đồng của gặp khó vì dối trá tạo ra lợi nhuận.
Vậy bước kế tiếp là gì? Nếu các nền tảng muốn hoạt động trên quy mô toàn cầu, thì ngôn ngữ không nên là rào cản trong việc bảo vệ cộng đồng. Quốc Hội và Ủy Ban Thương Mại Liên Bang phải kết hợp để thông qua một khuôn khổ về quyền riêng tư để bảo vệ các quyền công dân của những người trong nền dân chủ đa ngữ và đa sắc này.
Các nền tảng cũng phải thường xuyên làm ra những báo cáo minh bạch, và cho phép các nhà nghiên cứu độc lập đi tìm chiều sâu và diện rộng những tác hại của mô hình kinh doanh dựa trên sự tương tác trong các công ty này đọc qua. Pháp luật để cập một số vấn đề này đã có mặt trong Đạo Luật Minh Bạch về Nền Tảng Trực Tuyến và Công Lý Thuật Toán của Thượng Nghị Sĩ Ed Markey và Đại Biểu Doris Matsui.
Hiện tại thì sự phân biệt đối xử ngôn ngữ đang gây hại nghiêm trọng cho mọi người trên khắp Hoa Kỳ. Sức khỏe và an toàn cho cộng đồng của chúng ta phải luôn là một điều rõ ràng trong mọi ngôn ngữ.