Chắc hẳn không ít người sẽ có thắc mắc: “Tại sao tôi uống chỉ một ít nước, nhưng ngay lập tức cảm thấy muốn đi tiểu ngay, trong khi người kia họ uống cũng khá nhiều, nhưng dường như anh ta lại chẳng cảm thấy gì? Phải chăng sức khỏe của tôi không tốt bằng anh ta?”
Bổ sung đủ nước mỗi ngày có thể duy trì hoạt động bình thường của cơ thể. Nước là cội nguồn của sự sống, uống đủ nước sẽ thúc đẩy tuần hoàn máu, cải thiện quá trình trao đổi chất.
Một số người không thích uống nước, vì họ phải thường xuyên đi vệ sinh sau khi uống nước ảnh hưởng đến công việc và học tập.
Ngược lại, một số người không cảm thấy muốn đi tiểu sau khi uống nhiều nước, vậy tại sao lại có sự khác biệt như vậy?
Dù nước lọc không đủ ngon miệng so với nước có ga, bạn cũng cảm thấy phiền phức hơn khi phải uống nhiều nước; nhưng uống nước có rất nhiều lợi ích.
Nếu bạn không phải là người thích uống nước, thì bạn cũng nên hình thành thói quen tích cực này.
Uống nước mỗi ngày có lợi gì?
Ngăn ngừa táo bón
Muốn hết táo bón càng sớm càng tốt thì bạn phải uống thật nhiều nước.
Khi uống bạn nên nuốt nhanh ngụm nước để nước uống vào thẳng ruột và dạ dày càng sớm càng tốt. Điều này có tác dụng kích thích đường ruột, kích thích nhu động ruột, dưỡng ẩm cho ruột, từ đó giúp quá trình đại tiện diễn ra thuận lợi.
Giải độc và làm đẹp
Có thể thấy trong cuộc sống phụ nữ thích uống nước có làn da trắng mịn, hồng hào; trong khi phụ nữ không thích uống nước có sắc mặt sạm và xỉn màu. Thực tế, uống một lượng nước hợp lý hàng ngày có tác dụng làm đẹp da.
Bởi nước có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể, giảm sự lắng đọng melanin và ngăn ngừa các đốm tàn nhang.
Giảm béo
Hấp thụ đủ nước mỗi ngày có thể giúp đốt cháy chất béo trong cơ thể và tống chất cặn bã trong cơ thể ra ngoài.
Uống một cốc nước ấm khi bụng đói vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy là thói quen tốt mà chúng ta nên hình thành.
Thói quen này không những có thể dưỡng ẩm kịp thời cho cơ thể, nó còn thúc đẩy lưu thông máu, kích thích nhu động ruột và thúc đẩy đại tiện hiệu quả.
Uống một cốc nước ấm trước khi ăn có thể làm tăng cảm giác no, giảm ăn các thức ăn nhiều calo, có tác dụng giảm cân.
Vì sao có người sau khi uống nước thì tiểu nhiều nhưng cũng có người lại không muốn đi vệ sinh?
Nước vào dạ dày qua thực quản, dạ dày hấp thu một phần nước, phần nước còn lại vào máu; lúc này, các chất trong nước mà cơ thể con người không tiêu hóa được sẽ được bài tiết ra ngoài theo đường tiểu tiện.
Nếu nhịn tiểu lâu, nước tiểu trong bàng quang sẽ được hấp thụ lại, các chất độc hại sẽ đi vào máu ảnh hưởng đến sức khỏe. Thực tế, khi nước tiểu đầy sẽ gây kích thích thành trong của bàng quang, khiến người bệnh có cảm giác muốn đi tiểu.
Vậy tại sao một số người lại muốn đi vệ sinh ngay sau khi uống vài ngụm nước?
Nếu việc đi vệ sinh thường xuyên tỷ lệ nghịch với lượng nước uống vào, thì bạn nên xem lại hệ thống tiết niệu của mình có vấn đề hay đã mắc bệnh thận.
Thường xuyên đi tiểu là triệu chứng khi thận và tuyến tiền liệt bị viêm. Ngoài ra, một số người bẩm sinh đã có dung tích bàng quang nhỏ sau khi uống một ít nước là điều bình thường.
Nếu không phải nguyên nhân do sức chứa bàng quang thấp thì bạn phải đến bệnh viện để khám và điều trị kịp thời, tránh bỏ qua thời gian điều trị tốt nhất.
Một số người mỗi ngày uống vài cốc nước lớn nhưng số lần đi vệ sinh rất ít. Những người này nếu loại trừ khả năng bàng quang có dung tích lớn, thì nguyên nhân có thể là do nhịn tiểu lâu ngày.
Khi nhịn tiểu lâu, lượng nước tiểu tích tụ nhiều trong bàng quang sẽ làm căng bàng quang, lâu ngày nước tiểu đọng lại trong bàng quang.
Một số nước tiểu có thể lưu lại trong cơ thể trên 5 ngày, nếu không đào thải được ra khỏi cơ thể kịp thời sẽ bị hấp thụ trở lại, các chất độc hại sẽ xâm nhập vào các cơ quan làm tăng gánh nặng hoạt động và ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể.
Vậy so sánh giữa người tiểu nhiều sau khi uống nước và người tiểu ít, thì ai tốt hơn?
Những người đi vệ sinh ngay sau khi uống nước có thể có sức khỏe tốt hơn, vì thường xuyên đi vệ sinh có thể loại bỏ chất thải và chất độc ra khỏi cơ thể.
Nếu không có nước tiểu trong vài giờ sau khi uống nước, thì bạn phải cảnh giác, có lẽ một số bộ phận trên cơ thể đã bị tổn thương, bạn nên đến bệnh viện khám và điều trị kịp thời.
Khi uống nước cần chú ý đến nhiệt độ nước, nếu nhiệt độ nước quá cao hoặc quá thấp đều không tốt cho sức khỏe.
Một số phụ nữ có thói quen uống nước nóng để giảm đau bụng kinh trong kỳ kinh nguyệt, nhưng họ lại không biết rằng nước có nhiệt độ quá cao dễ gây kích ứng khoang miệng và niêm mạc đường tiêu hóa, từ đó gây hại cho cơ thể.
Vì vậy, khi uống nước cần chú ý kiểm soát nhiệt độ nước, không quá cao cũng không quá nhiều đá. Nếu không sẽ xảy ra các vấn đề như tiêu chảy.
Nhiệt độ nước thích hợp nhất nên gần với nhiệt độ cơ thể con người, nên uống nước ấm là tốt cho sức khỏe nhất.
Kết luận: Khi đi tiểu, nếu thường gặp các triệu chứng như tiểu ít, tiểu gấp thì phải đến bệnh viện để khám và điều trị kịp thời; miễn không phải do bệnh lý thì việc đi tiểu trước khi đi ngủ là bình thường, đừng quá lo lắng!
Hoàng Tuấn
Theo Aboluowang