Ở trạm xăng thường có biển báo cấm dùng điện thoại di động. Bởi vì pin điện thoại có thể nổ, và nếu việc này xảy ra trong trạm xăng thì đó sẽ trở thành bi kịch.
Tuy nhiên tĩnh điện cũng là một vấn đề cần quan tâm. Khi một người đổ xăng, rời khỏi cây xăng, ngồi lại vào xe, thì có thể tạo ra tĩnh điện. Lúc này nếu chạm vào đầu phun (nozzle) một lần nữa, thì hơi xăng (vapor) có nguy cơ bị đốt cháy, phát nổ.
Hiện tại vẫn chưa có một tai nạn nào về sử dụng điện thoại ở trạm xăng được xác minh. Tuy nhiên trạm xăng vẫn là khu vực “loại một,” khu vực chứa hơi nổ. Vì vậy theo luật mọi người không được sử dụng điện thoại ở trạm xăng.
Bánh xe có hết hạn không?
Một số chuyên gia an toàn cho rằng không nên dùng một bánh xe hơn bảy năm. Một vài nhà sản xuất như Ford cho biết chỉ nên xài bánh xe trong vòng sáu năm, bất kể tổng quãng đường đi.
Để biết bánh xe được sản xuất khi nào, hãy nhìn số DOT trên bánh xe, đặc biệt là 4 số cuối. Chẳng hạn nếu bốn số đó là 0301, tức là bánh xe được sản xuất vào tuần thứ ba của năm 2001. Còn nếu số DOT chỉ có ba chữ số, tức là bánh xe xe được sản xuất những năm 1980 hoặc 1990 của thế kỷ trước.
Ngoài ra mọi người cũng nên thay bánh xe dự phòng, dù cho có sử dụng hay chưa.
Dùng ghế xe đã qua sử dụng có ổn không?
Ổn, nếu cái xe có ghế đó chưa từng bị đụng xe. Chuyên gia an toàn và nhà sản xuất ghế xe đều nói rằng không nên sử dụng một cái ghế xe hơi quá sáu năm tuổi. Tất cả ghế xe đều có số seri và ngày sản xuất, do đó mọi người có thể tự kiểm tra. Còn nếu không chắc ngày tháng, có thể gọi đến công ty sản xuất nhờ giúp đỡ.
Ngoài ra, không nên tặng ghế xe hơi đã quá sáu năm. Nếu bỏ đi, cần tháo gỡ từng phần ra để người khác không thể đem về và sử dụng lại. (AXT)
Nguồn: nguoi-viet.com