Ngạc nhiên, trong mấy trăm ngàn gia đình Mỹ sinh sống trên vùng đất này lại xuất hiện người Việt Nam nhập cư thời gian gần đây. Số lượng chiếm khá đông, hầu hết nói giọng Bắc người Hải Phòng, Hà Nội. Cùng làn sóng xuất ngoại với các hình thức khác nhau, họ đã thành công khi tiền rừng bạc biển. Chỉ cần một dự án, một phi vụ, một chữ ký thì đô la sẽ có cách vào tài khoản của người có quyền.
Mỗi căn nhà giá trị từ nửa triệu đến 2 triệu đô la trở lên. Mua nhà xong là một chuyện, điều quan trọng là tiền đâu để đóng thuế? Nếu bạn thu nhập cao mấy trăm ngàn đô hàng năm thì chỉ là chuyện nhỏ dù tiền thuế địa trạch rất cao ( từ 20.000 Mỹ kim trở lên mỗi nhà /1 năm ) với khu vực tương tự.
Vào cổng khu phố sang trọng khách phải trình giấy tờ, hoặc bấm số bảo mật mới được. Cuối tuần, hàng loạt chiếc du thuyền trên mặt nước.
Là xứ tư bản, hưởng theo năng lực; nhiều người Mỹ giàu bằng tài năng công sức, lao động chân chính trong một số lãnh vực xứng đáng có một cuộc sống bình yên, hạnh phúc đúng nghĩa.
Tuy nhiên, không phải ai cũng được như vậy. Mỹ không phải là thiên đường, vẫn còn một số Việt kiều lâu năm sống trong chung cư, không mua nổi cái nhà nhỏ với nhiều lý do riêng tư. Đó là sự thật.
Vậy mà với thành phần “Việt kiều bay” không hiểu họ giàu từ đâu dễ dàng, mua nhà trả đứt tiền mặt, vui vẻ với mức thuế tuy không làm một ngày nào trên đất Mỹ. Đối tượng này bí mật đi qua đi về nhằm mục đích có lợi cho gia đình và bản thân trong tương lai.
Oái oăm thay, họ còn bắt tay với một số Việt kiều tại đây để rửa tiền dưới hình thức tinh vi. Các hệ thống kinh doanh ra đời bao gồm trung tâm thương mại, nhà hàng, hàng trăm tiệm Nails nguy nga như cung điện, có sự đầu tư quy mô trên 1/2 triệu đô la mục đích rửa tiền. Thực trạng nhiều địa điểm vắng hoe khách nhưng vẫn vô tư hoạt động để hợp thức hóa chuyển tiền.
Vấn đề quan trọng là tiền đâu ra mà một số “Việt kiều bay” mới đến đất Mỹ trong tình trạng tài chính triệu phú mà không ai biết. Một năm về bên vài tháng và rồi qua Mỹ trình diện để khỏi rắc rối nếu chưa có quốc tịch.
Khôn ngoan, một số cố tình giữ song tịch. Nhiều người vẫn làm việc tại Việt Nam, đang là đảng viên giữ chức vụ. Họ biết dọn đường cho con cháu qua Mỹ từ lâu. Con đến trường Mỹ, cha (mẹ) đi về Việt Nam hoạt động cho chính quyền hoặc kinh doanh cá nhân vì nơi ấy dễ kiếm tiền hơn.
Nghịch lý, trong khi ấy người ta khen chế độ, bắt người khác nghe, tin và sợ mình. Dân phải chịu cúi đầu im lặng dưới nguồn máy điều hành mà họ liên quan trực tiếp hay gián tiếp. Nhờ sức mạnh đồng tiền, người ta đã đạt giấc mơ Mỹ trong tầm tay.
Thật sự bất công cho những người không được may mắn phải chịu đựng thiệt thòi mọi hệ lụy, cùng tương lai không lối thoát (mà phải chịu) sống (chung) với Trung Quốc.
Phải chăng đây là bi kịch cho một dân tộc chịu dưới tay của những người không có lòng tự trọng và biết làm người tử tế. Họ lợi dụng lòng tốt của nước Mỹ, con cháu hưởng nhiều quyền lợi xã hội, y tế cùng nền giáo dục miễn phí từ tiền thuế dân còng lưng đóng cho chính phủ.
Đất nước Hoa Kỳ đã tạo ra kẽ hỏng pháp luật để con cháu cộng sản hưởng lợi, trong khi cá nhân và gia đình không phục vụ cho quốc gia này ngày nào.
Suy cho cùng, sống không thật lòng, không trung thành Tổ Quốc nào là “Việt kiều bay ” thời đại.
Có lẽ người ta qua mặt được người dân yếu thế, u mê; nhưng không qua mặt được người hiểu biết sống lâu tại Mỹ.
Tất cả là góc tối phũ phàng. Người trong nước tôn sùng họ, nhưng nào có biết một khi hết thời hết nhiệm kỳ, họ đã có chỗ an toàn trú ẩn ấm thân, để lại phía sau một đất nước suy tàn.
Nếu ai từng đi qua những nơi người Việt mới nhập cư giàu hơn người Việt lưu vong vượt biển vượt biên lâu năm sẽ không khỏi ngậm ngùi tháng Tư buồn.
Thua trận chạy đã đành, nay thắng trận cũng chạy. Cuối cùng, dân chịu trận!..
@Nguyễn Đình Ngọc.[ Nguồn: M Quang Monastery ;minhquang57@gmail.com;Tuesday,22 February 2022, 06:11:10 am AEDT]
Thắng làm vua- Thua, tị nạn vẫn hoàn tị nạn! (1)
Trong lịch sử con người câu “Thắng làm vua, thua làm giặc” hay “làm giặc không nổi thì “chạy giặc”.
Thời bây giờ có những giai cấp biết nhìn xa: đang thắng nhưng phải chuẩn bị lúc xuống chó, hạ cánh an toàn, nếu không cho mình thì cũng cho con cháu. Mỹ là chỗ an toàn nhất (ổn định) cho họ. Cũng như các nước giàu khác, Mỹ chỉ kiểm soát “rửa tiền ra khỏi nước” chứ luôn welcome mọi người đem tiền vào nước họ (ngoại trừ 1 số oligarchs họ niêm sổ đen khi nào cần mới đem ra sanction).
Tình trạng nầy cũng thấy ở Úc. Những khu thương mại của người Việt tị nạn bây giờ đi shopping đều thấy từ chủ đến thợ (trong đó có các SV du học) có giọng nói the thé của người bên kia. Thế hệ tị nạn đã già, con cái họ lớn lên đều có job ổn định, không ai muốn nối tiếp nghề bán tạp hóa của cha mẹ ngày mới qua không biết tiếng Anh, có đi làm thì phải làm process workers, dành dụm 1 số tiền gồng mình ra mở tiệm có cực nhưng tự do hơn và có thu nhập cao hơn nếu chịu khó cày 24/24, 7/tuần. Họ sẵn sàng sang tiệm lại cho thế hệ “di dân” từ VN. Thống kê Úc cho thấy số di dân VN tăng nhanh từ 2000 và rất nhanh từ 2010. Những di dân nầy đều có tiền, qua dưới dạng kinh doanh, chỉ cần có trên dưới 1 triệu đô Úc là hợp pháp, có luật sư lo đầy đủ, hay dưới dạng kết hôn (nghe nói dịch vụ nầy lên tối gần 100K đô Úc. Để hợp pháp việc rửa tiền nầy, họ mua lại các tiệm của người Việt tị nạn ở Cabramatta, Canley Heights không cần trả giá. Hai bên cùng có lợi.
Hòa giải đang có tiệm tiến giữa giai cấp “thắng làm vua” và “thua tị nạn”, “a win-win situation”. Tôi đi chợ Cabramatta cũng dần quen với giọng nói “anh hùng đánh Mỹ” của bên thắng cuộc.
C’est la vie!
* LHN (阮 輝 龍)[ Nguồn: Long Nguyen;longhuynguyen51@yahoo.com.au;Thursday, 24 March 2022 10:41 AM]
(1) tít do người khác chọn, không phải của tác giả.