Một thỏa thuận pháp lý quan trọng đã đạt được vượt ngoài cả sự mong đợi: Tờ Washington Post đã phải bồi thường 250 triệu đô la cho Nicholas Sandmann vì tội đưa tin giả. Đây có thể coi là bước tiên phong trong việc kiềm chế mức độ đưa tin vô trách nhiệm của truyền thông cánh tả, và là dấu hiệu cho thấy người Mỹ chân chính đã không khoanh tay đứng nhìn sự “lộng hành” Big Media.
Khởi nguồn câu chuyện
Khởi nguồn mọi việc từ bức ảnh chụp một cậu học sinh trung học Công giáo tên là Nicholas Sandmann ở Covington (Kentucky), được cho là đang “đối đầu” với một người đàn ông lớn tuổi tại một cuộc biểu tình ở Washington, D.C.
Bức ảnh được lan truyền với tốc độ chóng mặt, cho thấy Sandmann đang đứng đối mặt với nhà hoạt động người Mỹ bản địa Nathan Phillips. Sandmann mỉm cười nhìn ông ta, trong khi Phillips hát và chơi trống. Vụ việc làm dấy lên làn sóng phẫn nộ trên mạng xã hội vì thái độ cười nhạo khinh thường của Nicholas.
Đáng chú ý là cậu học sinh này đội chiếc mũ đỏ có dòng chữ “Make America Great Again” (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ngay lập tức, truyền thông dòng chính đã ồ ạt chỉ trích Nicholas Sandmann. Tuy nhiên, những câu chuyện “ngồi lê đôi mách” kèm theo bức ảnh đó hoàn toàn sai sự thật.
Sự thật
Vậy sự thật sau bức ảnh này là gì? Thực tế, sau khi tham dự cuộc tuần hành Ủng hộ sự sống, chống nạn phá thai gần Đài tưởng niệm Lincoln vào tháng 1/2019, Nicholas cùng các bạn của mình đang đợi xe buýt để trở về nhà. Những học sinh này đều đội chiếc mũ đỏ có in dòng chữ MAGA. Mặc nhiên, họ là những người ủng hộ Tổng thống Donald Trump.
Thời điểm đó, còn có các nhóm tuần hành khác như “Cuộc tuần hành của Người Mỹ bản địa Phillips và những người Israel gốc Do Thái da đen cực đoan”.
Một đoạn video dài gần hai tiếng xuất hiện sau đó cho thấy những người Israel gốc Do Thái da đen đã chế nhạo nhóm học sinh đội mũ đỏ. Họ còn buông những lời sỉ vả nặng nề và kỳ thị đối với nhóm học sinh, trong đó có Nicholas trong suốt hơn một tiếng đồng hồ.
Bỗng nhiên, nhà hoạt động người Mỹ bản địa Nathan Phillips xuất hiện đập trống và nói ồn ào. Ông ta giáp mặt với Nicholas trong khi cậu ngạc nhiên trước hành động này. Các máy ghi hình của các kênh truyền thông cánh tả lập tức ghi lại khoảnh khắc hai người nhìn chằm chằm vào mắt nhau.
Vu khống
Một phóng viên của tờ The Washington Post đã không ghi lại bất kỳ lời bình luận nào của Nick về vụ việc, nhưng lại trích lời của nhà hoạt động gốc da đỏ Nathan Phillips, khi ông này nói Nick là kẻ gây hấn và mô tả nụ cười của cậu học sinh chế nhạo. Ông Phillips cũng gọi nhóm học sinh là “quái thú”, và nói rằng họ hành động như “một nhóm sát nhân”.
“Tôi đã nhìn thấy những khuôn mặt giận dữ”, Phillips nói. “Mọi người đều biết quyền được sống và (quyền lựa chọn), nó chính là như thế này và nó khiến mọi người ghét nhau”.
Bài báo đã không tuân thủ nguyên tắc khách quan, và đồng thời CNN cũng đưa ra tin tức kiểu như vậy, và lan truyền khắp thế giới. Một bản tin nhanh giật tít: Lấy cảm hứng từ Trump, một đứa trẻ đã thiếu tôn trọng và nhổ nước bọt vào mặt người đàn ông lớn tuổi!
Các chuyên gia phân tích truyền hình, báo chí, những người nổi tiếng, giám mục của một giáo phận Kentucky và một số chính trị gia, gồm cả Hạ nghị sĩ người Mỹ bản địa Deb Haaland đã cùng lên án Nicholas, vì đã thể hiện “sự căm ghét, thiếu tôn trọng và không khoan dung” đối với một “người Mỹ bản địa Cựu chiến binh Việt Nam”.
“Những đứa trẻ có lỗi”, Hạ nghị sĩ Haaland nói, “Bạn có thể biết điều đó qua những chiếc mũ chúng đang đội” (ý chỉ những chiếc mũ ủng hộ Tổng thống Trump).
Nhưng sự thật Nathan Phillips không phải là Cựu chiến binh Việt Nam như ông ta đã nhiều lần khẳng định. Nhưng các video đầy đủ được công bố sau đó và các cuộc điều tra đều chứng minh ngược lại. Ông ta thật ra đã khiêu khích, dí trống vào mặt cậu bé và gõ loạn xị.
Các video cũng chứng minh tuyên bố của Phillips về việc các học sinh hô vang “Hãy xây bức tường đó!” là không chính xác. (Build that wall là một tổ chức có mục đích quyên góp để xây bức tường dọc biên giới Mexico – Mỹ được Tổng thống Donald Trump ủng hộ).
Cậu bé cũng không hề có bất kỳ hành động hay câu nói nào khiêu khích như các kênh truyền thông cánh tả đưa tin vu vạ tràn lan trước đó.
Sự việc này đã khiến cuộc sống của Nick Sandmann bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi những giả định thiên vị rằng, chiếc mũ đỏ của cậu, hay cuộc tuần hành mà cậu tham dự đã khiến Sandmann trở thành “bộ mặt của cái ác”. Báo chí cánh tả cùng đội ngũ phóng viên vô trách nhiệm đã không thèm bận tâm đến hai mặt của câu chuyện, đưa tin một chiều, khiến cậu bé 16 tuổi này trở thành nhân vật phản diện bị khinh ghét.
Khởi kiện
Luật sư của Nicholas Sandmann sau thời gian thâu thập các chứng cứ, đã tiến hành các biện pháp pháp lý đối với các kênh truyền thông dòng chính, mà khởi đầu là tờ Washington Post.
Gia đình cậu đã kiện tờ Washington Post vì tội phỉ báng, cho rằng tờ báo này đã cáo buộc sai sự thật về các hành vi phân biệt chủng tộc và xúi giục đối đầu với một nhà hoạt động người Mỹ bản địa.
Đơn kiện do Nicholas Sandmann, 16 tuổi, học sinh trường trung học Covington Catholic, đệ trình lên Tòa án quận của Hoa Kỳ, đòi bồi thường 250 triệu USD, trùng với số tiền mà tỷ phú Jeff Bezos, người sáng lập ra Amazon.com đã mua lại tờ Washington Post vào năm 2013 .
Đơn kiện tuyên bố rằng tờ báo đã “nhắm mục tiêu sai trái và bắt nạt” thanh thiếu niên để nâng cao thành kiến chống lại Tổng thống Donald Trump vì Sandmann là một người Công giáo da trắng, đã đội chiếc mũ Make America Great Again trong chuyến đi thực tế của trường học tới tham dự cuộc tuần hành chống nạn phá thai ở Washington, DC vào ngày 18/1/2019.
18 tháng sau ngày định mệnh đó, tờ The Washington Post đã đồng ý một thỏa thuận bí mật ngoài tòa án với Nicholas Sadmann. Cũng giống như vụ kiện CNN tung tin giả, ngày 7/1/2020 đã mang lại công lý cho Nicholas Sadmann khi CNN buộc phải bồi thường cho cậu học sinh này một khoản tiền được dàn xếp giữa hai bên không được công bố.
CNN bị đưa đơn kiện trị giá 275 triệu đô la thì không có nghĩa là Sandmanns được trả số tiền tương đương như vậy. Tuy nhiên, số tiền bồi thường được thỏa thuận hẳn không phải là con số nhỏ. Và những khoản dàn xếp này là một tín hiệu cảnh báo rõ ràng cho các kênh truyền thông dòng chính, rằng việc tung tin tức giả không được kiểm duyệt và sau đó chỉ xin lỗi hoặc đính chính không còn là cách giải quyết thỏa đáng nữa.
Những ngày tiếp tới sẽ rất thú vị khi gia đình Nick Sandmanns đệ đơn khởi kiện một loạt các hãng truyền thông đưa tin giả gồm: Gannett, ABC, CBS, The New York Times và tạp chí Rolling Stone.
Các phương tiện truyền thông được hưởng nhiều sự bảo vệ của pháp luật đối với những sai lầm của họ, và đó là lý do tại sao rất ít người quyết định kiện những tin tức thiên vị hay giả mạo đó.
Trong trường hợp của Sandmann, họ đã tìm thấy luật sư sẵn sàng bào chữa cho cậu bé. Luật sư Lin Wood – người không né tránh những trường hợp hóc búa đã chia sẻ:
“Là một nhà báo có thâm niên, trong nhiều thập kỷ, tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ ủng hộ các vụ kiện chống lại đồng nghiệp. Nhưng rõ ràng rằng cách duy nhất để làm thay đổi xu hướng đưa tin cẩu thả này là tấn công các kênh tin tức gây tổn hại nhiều nhất, mà cách đơn giản là đánh vào ví tiền của họ”.
Thiên Bình
Theo The Epoch Times