Theo nghiên cứu gần đây do trường Đại học Leeds và trường Du lịch Tây Úc phối hợp thực hiện, nỗi lo của sinh viên trước mùa thi đã giảm đi kể sau khi video của những động vật dễ thương…
Nhiều khi ốm bệnh và phải nằm liệt giường, chúng ta thường được khuyên ngắm tranh tĩnh vật hoặc ngắm phong cảnh bên cạnh ô cửa sổ. Một số người khác thì được khuyên nên nuôi thú cưng để bầu bạn cho khuây khỏa, nhưng lựa chọn nào sẽ có lợi hơn đối với sức khỏe?
Theo nghiên cứu gần đây do trường Đại học Leeds và trường Du lịch Tây Úc phối hợp thực hiện, kết quả cho thấy những người tham gia thích xem video ngắn hơn là xem tranh tĩnh vật. Họ đặc biệt chú ý đến sự tương tác giữa động vật và con người.
Từ lâu động vật đã được xem là một phương thức chữa bệnh tâm lý hiệu quả. Giữa động vật và người có một sự tương tác mật thiết, và chỉ cần xem những hình ảnh dễ thương của động vật cũng sẽ mang lại những lợi ích đáng kể cho sức khỏe.
Trường Đại học Leeds đã thử lồng ghép hình ảnh dễ thương nhiều loại động vật thành các đoạn phim ngắn (30 phút). Những con vật dễ thương này bao gồm cún con, mèo con, khỉ đột, và hamster. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã mời 19 người – 15 sinh viên và 4 giảng viên/nhân viên – xem video, rồi quan sát những thay đổi về huyết áp, nhịp tim, và sự lo lắng của họ.
Nhiều người cho rằng việc lựa chọn giảng viên và sinh viên là là chưa đủ khách quan. Nhưng theo PGS Andrea Atley của Đại học Leeds cho biết, họ chọn thời điểm tiến hành nghiên cứu vào mùa đông, đây là thời gian sinh viên phải chuẩn bị bài vở cho kỳ thi cuối kỳ, và giảng viên cũng phải sốt sắng hơn trong công việc của họ.
Kết quả thí nghiệm cho thấy, sau khi xem phim ngắn, cả 3 chỉ số – huyết áp, nhịp tim và sự lo lắng – đều giảm hẳn:
- Huyết áp trung bình từ 136/88 đã giảm xuống xuống 115/71 – là chỉ số nằm trong phạm vi “huyết áp lý tưởng”.
- Nhịp tim trung bình giảm xuống còn 67,4 nhịp/phút – tương đương với giảm 6,5%.
- Sự lo lắng cũng giảm 35% dựa trên đánh giá bảng kiểm của 19 đối tượng tham gia nghiên cứu
PGS Atley vừa ngạc nhiên vừa vui mừng khi tâm trạng của những người tham gia nghiên cứu tốt lên trông thấy. Cô nói: “Khi họ rời đi, họ điền vào bảng câu hỏi thêm một lần nữa và (nó) cho thấy rằng họ cảm thấy lo lắng ít hơn”.
Phúc Lâm – NTDVN