Khi mùa đông đến, nhiều người thấy bản thân bị cuốn hút bởi những bát mì ống phô mai, bánh pudding chảy nước, súp nóng hay sôcôla nóng với kẹo dẻo. Đó là vì bộ não có một sự kết nối đặc biệt với hệ tiêu hóa, các tín hiệu gửi đi thay đổi theo cảm xúc và thời tiết.
Những loại thức ăn “gây béo” có thể khiến chúng ta cảm thấy dễ chịu. Nhưng tại sao? Và tại sao chúng ta lại thèm ăn chúng vào mùa đông mà không phải vào mùa hè?
Nghiên cứu cho chúng ta biết có ba lý do chính đáng.
1. Hệ tiêu hóa truyền tín hiệu lên não bộ
Chúng ta vừa phát hiện ra mối liên hệ mới giữa 2 lĩnh vực dinh dưỡng và tâm thần: đó là dạ dày sản sinh ra các “hóa chất hạnh phúc” dopamine và serotonin. Khi chúng ta ăn, một quá trình phức tạp liên quan đến não xảy ra: nhiều chất hóa học thần kinh sẽ tiết ra kích hoạt cảm giác hạnh phúc và sung sướng.
Những hóa chất hạnh phúc này cũng được tạo ra khi chúng ta tập thể dục và tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, tuy nhiên mùa đông ánh sáng mặt trời giảm đi, kéo theo các hoạt động thể chất giảm đi nên cơ thể bị thiếu thốn các hóa chất này. Điều này dẫn đến sự mất cân bằng giữa vi khuẩn tốt và xấu sống trong dạ dày và do đó cũng ảnh hưởng mối quan hệ giữa ruột và não.
Vì vậy, vào mùa đông, khi ăn những món ăn giàu năng lượng, chúng ta sẽ nhận được một lượng lớn các hóa chất hạnh phúc được phát ra từ ruột đến não, điều này khiến chúng ta cảm thấy hạnh phúc và mãn nguyện.
2. Cơ chế sinh học thích nghi
Lý do thứ hai khiến chúng ta thèm thức ăn giàu năng lượng hơn trong những tháng mùa đông có thể là vì trước khi chúng ta tận hưởng cuộc sống sung túc hiện nay như nhà ở, hệ thống sưởi, siêu thị và quần áo. Trong quá khứ, cơ thể thường tăng trọng lượng trong mùa đông để giữ ấm và có thể tồn tại trong điều kiện môi trường khắc nghiệt . Do đó, thèm ăn carbohydrate và thực phẩm giàu đường là một cơ chế bảo vệ tiềm ẩn trong cơ thể.
Mặc dù chúng ta không còn sống trong những hang động, nhà tranh hoặc phải kiếm thức ăn khó khăn trong mùa đông, nhưng cảm giác thèm ăn vào mùa đông vẫn có thể được lập trình trong hệ sinh học của chúng ta.
3. Tâm lý học về mối liên hệ giữa sự thèm ăn và cảm xúc
Giả thuyết về hình thành xu hướng xã hội cho biết mọi người học hỏi lẫn nhau thông qua quan sát, bắt chước và làm mẫu. Trong trường hợp sở thích ăn uống, giả thuyết cho rằng hồi nhỏ chúng ta được ba mẹ chăm sóc, cho ăn món gì vào mùa đông thì khi lớn lên sẽ trở thành sở thích, thói quen và thèm ăn món đó khi trời trở lạnh.
Một nghiên cứu tổng hợp nhiều nghiên cứu khác cho thấy lý do tâm lý sau việc thèm ăn thực phẩm giàu năng lượng vì có thể nó đóng vai trò trong việc giảm bớt sự cô đơn và thúc đẩy những suy nghĩ tích cực về tương tác xã hội thời thơ ấu.
Chúng ta cũng có thể cảm thấy tâm trạng kém hơn vào mùa đông và tâm trạng thấp có liên quan đến việc ăn uống theo cảm xúc.
Vào mùa đông, do trời tối sớm hơn và lạnh hơn, chúng ta có xu hướng ở trong nhà lâu hơn và tự điều trị bằng các loại thực phẩm giàu carbohydrate và đường. Những loại thực phẩm này giải phóng glucose thẳng đến não, mang lại cho chúng ta cảm giác hạnh phúc tức thì khi chúng ta cảm thấy lạnh, buồn, mệt mỏi hoặc buồn chán.
Thức ăn thoải mái có thể tốt cho sức khỏe
Thông thường chúng ta được khuyên không nên ăn nhiều thức ăn giàu năng lượng như nhiều tinh bột, đường, chất béo. Nó làm bạn tăng cân trong mùa đông, và nếu bạn ăn quá nhiều trong thời gian dài, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường.
Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thực phẩm đó đều giống nhau, và không phải tất cả chúng xấu cho sức khỏe của chúng ta.
Bạn cũng có thể nhận được cảm giác thoải mái tương tự từ các loại thực phẩm mùa đông có chứa các thành phần tốt cho bạn. Ví dụ, một bát súp thịnh soạn với một lát bánh mì nguyên hạt có thể cung cấp cho bạn tất cả các thành phần cần thiết cho sức khỏe thể chất và tâm lý tối ưu. Hấp các bát ớt và cà ri có thể cung cấp các đặc tính tăng cường miễn dịch với việc sử dụng các loại gia vị làm ấm của chúng. Tất cả các loại trái cây có múi tuyệt vời có sẵn trong mùa đông cũng là một cách tuyệt vời để có được một lượng đường lành mạnh.
Nếu bạn đang thèm một thứ gì đó giàu carbohydrate, hãy thử đổi các loại tinh bột màu trắng sang các loại ngũ cốc nguyên hạt để giảm cảm giác thèm ăn carbohydrate. Nếu bạn thèm sôcôla nóng, hãy thử đổi bột cacao, loại có hàm lượng vitamin và khoáng chất cao hơn.
Một tin tốt cho tất cả chúng ta, những người thèm ăn thức ăn giàu năng lượng vào mùa đông, là các nghiên cứu cho rằng việc ăn uống trực quan — tức là ăn khi thấy đói, dừng lại khi no và lắng nghe cơ thể đang bảo bạn nên ăn gì — sẽ giúp bạn cảm thấy hạnh phúc hơn với cơ thể của mình, cảm thấy tâm lý tốt hơn và ít có khả năng bị rối loạn ăn uống.
Vì vậy, hãy đón nhận thời tiết se lạnh tuyệt vời này. Ngồi bên bếp lửa cùng với người thân yêu và tận hưởng các món ăn lành mạnh hơn thay vì những đồ giàu năng lượng xấu có hại. Hãy lắng nghe cơ thể bạn hơn nữa, để biết rằng bạn cần những gì trong tháng mùa đông lạnh giá này.
Tác giả Megan Lee là trợ giảng học thuật và là nghiên cứu sinh tại Đại học Southern Cross ở Úc, và Jacqui Yoxall là giảng viên cao cấp về Sức khỏe Đồng Minh tại Đại học Southern Cross. Bài viết này ban đầu được xuất bản trên The Conversation.
Công Thành biên dịch – etviet