Mặc dù y học hiện đại cho thấy không có cách chữa trị hữu hiệu rõ ràng đối với các bệnh nhiễm virus, nhưng bạn có thể thực hiện vài thí nghiệm nhằm hỗ trợ hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại virus. Đó là bổ sung kẽm để ngăn không cho virus sinh sôi, thúc đẩy quá trình hấp thụ kẽm vào dịch bào của tế bào đồng thời với liệu pháp khí dung bằng oxy già.
Thuốc kháng sinh không có hiệu quả chống lại virus vì chúng chỉ hoạt động chống lại vi khuẩn. Vi khuẩn là những vi sinh vật được tạo thành từ một tế bào đơn lẻ trong khi virus thậm chí còn nhỏ hơn, chúng sống ký sinh và không thể nhân lên một cách độc lập. Virus phải xâm nhập vào các tế bào bình thường của bạn, nơi chúng sử dụng “dinh dưỡng” và các chức năng sao chép trong tế bào của bạn để nhân lên.
Cơ thể của bạn sử dụng một quá trình phức tạp để tìm kiếm, chiến đấu và tiêu diệt virus. Một trong số đó là sử dụng kẽm bên trong tế bào để ngăn không cho virus nhân lên. Kẽm có thể làm giảm 33% thời gian nhiễm bệnh cảm lạnh một cách hiệu quả, theo một phân tích tổng hợp được công bố trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoàng gia vào năm 2017. Nghiên cứu mới nổi được trình bày tại Hội nghị ESCMID 2020 về Bệnh Coronavirus cho thấy kẽm đóng một vai trò quan trọng trong điều trị bệnh COVID-19.
Kẽm thường được tìm thấy trong tế bào của bạn, được sử dụng để sản xuất protein, DNA và cần thiết cho gần 100 loại enzyme, chữa lành vết thương và phân chia tế bào. Điều thú vị là cần có một lượng kẽm thích hợp để duy trì vị giác và khứu giác. Một trong những dấu hiệu ban đầu mà cơ thể bạn đang chiến đấu với SARS-CoV-2, loại virus gây ra COVID-19, là mất các giác quan này.
Mặc dù bạn có thể hấp thụ kẽm từ nhiều loại thực phẩm khác nhau, nhưng thịt đỏ và thịt gia cầm là những nguồn chính trong chế độ ăn tiêu chuẩn của phương Tây. Các loại thực phẩm giàu kẽm khác bao gồm các loại hạt, các sản phẩm từ sữa và ngũ cốc.
Một số nhóm cá nhân có thể gặp khó khăn hơn trong việc hấp thụ kẽm từ chế độ ăn uống của họ. Nhóm này bao gồm những người có:
- Tiền sử phẫu thuật tiêu hóa
- Rối loạn tiêu hóa như bệnh Crohn
- Lối sống ăn chay, vì thịt là nguồn cung cấp kẽm dồi dào, các loại đậu họ ăn để thay thế cho protein cản trở sự hấp thụ kẽm trong cơ thể
- Sử dụng rượu nhiều, vì rượu làm giảm lượng kẽm cơ thể hấp thụ
- Bệnh hồng cầu hình liềm
Kẽm thấp có liên quan đến nguy cơ tử vong do COVID-19 cao hơn
Dữ liệu được trình bày tại Hiệp hội Vi sinh lâm sàng và Bệnh truyền nhiễm Châu Âu năm 2020 về bệnh Coronavirus cho thấy rằng những người có nồng độ kẽm huyết tương thấp hơn cũng có tỷ lệ sống sót thấp hơn và kết quả bệnh nhân nhiễm COVID-19 thường xấu hơn khi nhập viện.
Nghiên cứu đã phân tích kết quả của dữ liệu bệnh nhân thu thập được từ một bệnh viện đại học chăm sóc sức khỏe từ ngày 15 tháng 3 đến ngày 30 tháng 4. Trong thời gian này, bệnh nhân thường được đo nồng độ kẽm lúc đói (nồng độ đáy) khi họ được đưa vào đơn vị chăm sóc bệnh nhân COVID-19. Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ 249 bệnh nhân và nhận thấy nồng độ trung bình là 61 microgam trên decilit (mcg/dl).
Có 21 bệnh nhân (8%) tử vong, với nồng độ đáy là 43 mcg / dl. Nồng độ đáy trung bình của những người sống sót là 63,1 mcg / dl. Sử dụng mô hình máy tính và phân tích thống kê, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng mức kẽm thấp, đo từ 50 mcg / dl trở xuống, có liên quan đến nguy cơ tử vong khi nhập viện gấp 2,3 lần.
Sau khi điều chỉnh các biến gây nhiễu, dữ liệu cho thấy cứ mỗi lần tăng đơn vị kẽm khi nhập viện, người bệnh có nguy cơ tử vong thấp hơn 7% khi nhập viện. Nghiên cứu được dẫn đầu bởi Tiến sĩ Roberto Güerri-Fernández từ Barcelona, người đã nhận xét về kết quả:
“Chúng tôi đã nộp cho một tạp chí khoa học công trình nghiên cứu này và một số nghiên cứu trong phòng thí nghiệm chứng minh rằng kẽm có một số ý nghĩa lâm sàng trong việc kiểm soát virus. Tôi tin rằng nếu những kết quả này được xác nhận, các nghiên cứu sâu hơn về việc bổ sung kẽm có thể được thực hiện. Hơn nữa, một số nghiên cứu đã được thực hiện với kẽm trên các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp. Có lẽ những bệnh nhân có thu nhập kém là những người được hưởng lợi nhiều nhất”.
Kết quả của phân tích hồi cứu này hỗ trợ các đánh giá khác chứng minh tác dụng của kẽm trong việc ngăn ngừa và điều trị virus và COVID-19. Khi mô tả nhu cầu về các lựa chọn điều trị, một bài báo được xuất bản trên tạp chí Frontiers in Immunology năm nay kêu gọi đưa ra “các biện pháp điều trị hiệu quả nhưng chi phí thấp, dễ tìm trên toàn cầu, an toàn, ít tác dụng phụ và kê toa đơn giản”.
Các tác giả tiếp tục nói rằng “kẽm đáp ứng tất cả các tiêu chí được mô tả ở trên.”
Họ kết luận: “Cuối cùng, do đặc tính kháng virus trực tiếp của nó, có thể giả định rằng việc sử dụng kẽm có lợi cho hầu hết dân số, đặc biệt là những người có tình trạng kẽm dưới mức tối ưu.” Một bài báo khác được xuất bản năm nay (trong Medical Hypothesis) đã xem xét nghiên cứu về tiềm năng của kẽm như một phương pháp điều trị COVID-19 và kết luận rằng kẽm có thể có những lợi ích tiềm năng để điều trị và phòng ngừa bệnh.
Kẽm ngăn chặn sự nhân lên của virus bên trong tế bào
Lý do kẽm là một yếu tố mạnh mẽ chống lại sự nhân lên của virus là vì cách nó hoạt động bên trong tế bào để ngăn chặn sự nhân đôi của virus.
DNA là sợi đôi bên trong nhân tế bào của bạn được phiên mã thành một sợi RNA. RNA này sau đó di chuyển ra khỏi nhân vào tế bào chất của tế bào. Ở đó, nó trải qua một thay đổi khác, cho phép ribosome đọc mã và tạo ra protein. Những protein này thúc đẩy các hoạt động của tế bào của bạn để hỗ trợ sức khỏe tối ưu. Ví dụ, các protein có thể kết hợp oxy với hemoglobin hoặc điều chỉnh sự trao đổi chất của tế bào
Khi coronavirus xâm nhập vào tế bào chất của tế bào, nó có đầu và đuôi giống như RNA của cơ thể bạn. Khi ribosome đọc RNA đó, chúng không tạo ra protein có lợi cho cơ thể mà thay vào đó là men RNA polymerase. Sau đó, men này bám vào RNA của virus và sao chép nó.
Vì nó tạo ra nhiều virus, nên RNA polymerase còn được gọi là “men sao chép”. Trong bào tương, kẽm ngăn chặn quá trình sao chép để virus không thể nhân đôi.
Tuy nhiên, vì kẽm là một ion nên nó không thể đi qua màng tế bào nếu không có sự trợ giúp. Trong một nghiên cứu hợp tác giữa các nhà nghiên cứu ở Hoa Kỳ và Hà Lan, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra tính hiệu quả của kẽm trong tế bào bằng cách sử dụng kẽm ionophore. Một ionophore có chức năng như một chất vận chuyển, di chuyển kẽm qua màng tế bào. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng kẽm ngăn chặn hiệu quả hoạt động của RNA polymerase trong tế bào.
Kẽm Ionophore làm tăng hiệu quả điều trị
Sử dụng kẽm để chống lại nhiễm vi-rút không đơn giản như uống bổ sung kẽm vì ion này cần một chất vận chuyển. Năm 2014, một nhóm các nhà nghiên cứu đã điều tra chloroquine về hoạt tính chống ung thư của nó và phát hiện ra nó làm tăng sự hấp thụ kẽm, dẫn đến gia tăng nồng độ kẽm trong lysosome của tế bào.
Trong bài báo thứ hai được xuất bản trên Medical Hypothesis, các nhà nghiên cứu đã phác thảo tác dụng kháng virus trực tiếp của chloroquine và hydroxychloroquine bằng cách tăng độ pH trong các túi nội bào, từ đó ức chế sự nhân lên của virus. Họ tin rằng sự kết hợp của kẽm với hydroxychloroquine sẽ cải thiện hiệu quả của thuốc.
Họ cũng viết rằng tình trạng thiếu kẽm xảy ra thường xuyên hơn ở người lớn tuổi và ở những người mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch, đây là những nhóm người mà CDC đã xác định là có nguy cơ mắc bệnh nặng và kết quả điều trị với COVID-19 xấu hơn. Trong một lời kêu gọi về nhiều thử nghiệm lâm sàng hơn để đánh giá sự kết hợp của chloroquine và kẽm, các nhà nghiên cứu tại Đại học Công nghệ Michigan viết:
“Chloroquine có thể giúp hấp thụ kẽm vào dịch bào của tế bào, có khả năng ức chế men RNA polymerase và cuối cùng là ngăn chặn sự sao chép của coronavirus trong tế bào chủ.
Hiện nay, có một số thử nghiệm lâm sàng đang được tiến hành ở một số quốc gia trên thế giới để đánh giá hiệu quả của chloroquine như một tác nhân chống coronavirus. Vì chloroquine đã được kê đơn rộng rãi để sử dụng như một loại thuốc chống sốt rét, nên không còn nghi ngờ gì về tính an toàn của nó ”.
Chloroquine và hydroxychloroquine là những loại thuốc đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ để điều trị bệnh sốt rét. Chúng có các tác dụng phụ đã biết và thường được dung nạp tốt.
Cần biết rằng mặc dù kẽm rất quan trọng trong cuộc chiến chống lại các bệnh nhiễm trùng do virus, như Chris Masterjohn, một chuyên gia về khoa học dinh dưỡng, chỉ ra trên trang web của mình, việc hấp thụ quá nhiều kẽm có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch của bạn và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bạn.
Quercetin, EGCG là các Ionophores kẽm tự nhiên
Tin tốt là mặc dù hai loại thuốc này thường được dung nạp tốt, nhưng bạn có thể cân nhắc sử dụng kẽm ionophore tại nhà mà không cần kê đơn. Vào năm 2014, một nghiên cứu so sánh đã được công bố về việc xem xét quercetin và epigallocatechin gallate (EGCG) như các ionophores kẽm. EGCG là một polyphenol có trong trà xanh.
Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng polyphenol sẽ hoạt động như một ionophore kẽm và chứng minh điều này trong phòng thí nghiệm bằng cách sử dụng tế bào ung thư biểu mô gan Hepa 1-6 của chuột. Cả quercetin và EGCG đều có một lợi thế bổ sung là ức chế một loại enzyme mà virus sử dụng để lây nhiễm các tế bào khỏe mạnh. Theo một nghiên cứu năm 2020, quercetin, EGCG và các flavonoid khác cũng có thể ức chế coronavirus SARS.
Có một số lý do để tin rằng quercetin có thể mang lại hy vọng điều trị chống lại COVID-19. Ngoài chức năng như một ionophore kẽm, quercetin liên kết với protein đột biến của SARS-CoV (virus gây ra SARS), do đó ức chế khả năng lây nhiễm tế bào vật chủ. Nó cũng tăng cường phản ứng của interferon đối với virus và điều chỉnh phản ứng liên quan đến một cơn bão cytokine. Theo một đánh giá nghiên cứu được công bố trên tạp chí Frontiers of Immunology vào tháng 7, “Có bằng chứng cho thấy việc sử dụng đồng thời vitamin C và quercetin có tác dụng hiệp đồng chống virus do các đặc tính kháng virus và điều hòa miễn dịch chồng chéo và khả năng của vitamin C giúp tái chế quercetin, làm tăng hiệu quả của nó.”
Khí dung Oxy già (hydrogen peroxide) có hiệu quả cao
Tôi tin rằng một trong những lựa chọn điều trị hiệu quả nhất mà bạn có thể sử dụng tại nhà là hydrogen peroxide khí dung. Tôi khuyên mọi người nên làm quen với việc này. Bạn có thể xem các sản phẩm bày bán trên Mercola.com. Trong nhiều trường hợp, nó có thể cải thiện các triệu chứng trong vòng vài giờ.
Trong khi quercetin và kẽm có hiệu quả cao trong giai đoạn đầu nhiễm bệnh, hydrogen peroxide là khí dung đặc biệt hiệu quả khi một người đang bị khó thở.
Nó cực kỳ an toàn và có thể được sử dụng tại nhà mà không cần toa bác sĩ. Theo tôi, nó là một trong những liệu pháp tốt nhất tuyệt đối cho các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như COVID-19. Tiến sĩ David Brownstein đã xuất bản một bài báo về phương pháp điều trị này, mà ông đã sử dụng để điều trị thành công cho hơn 100 bệnh nhân mắc bệnh COVID-19.
Điều quan trọng là phải có thiết bị phun khí dung và nước oxy già trước khi bạn cần, vì bạn bắt đầu điều trị càng sớm thì kết quả sẽ càng tốt.
Tuy nhiên, không cần thiết và không nên sử dụng thuốc này để điều trị phòng ngừa cho bản thân. Thay vào đó, chỉ sử dụng nó nếu bạn bị bệnh hoặc bạn đã tiếp xúc với người bị bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên. Mặc dù tôi khuyên bạn nên pha loãng với nồng độ 0,1% hydrogen peroxide bằng nước muối sinh lý (NaCl 0.9%), Brownstein sử dụng nồng độ thậm chí còn thấp hơn là 0,04%.
Cả Brownstein và tôi đều không khuyên bạn nên sử dụng hydrogen peroxide loại 3% thương mại vì nó có chất ổn định hóa học độc hại để kéo dài thời hạn sử dụng của sản phẩm. Để có những lợi ích tối ưu, hãy sử dụng nước oxy già dùng làm phụ gia thực phẩm và để trong tủ lạnh để kéo dài thời hạn sử dụng, vì nó là chất không ổn định.
Hãy sử dụng mỗi giờ một lần trong vài giờ đầu tiên nếu bạn bị khó thở, sốt và ho. Thông thường, trong vài lần điều trị đầu tiên, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy tốt hơn. Sau đó, bạn có thể hít khí dung sau mỗi 4 đến 6 giờ một lần cho đến khi hoàn toàn khỏe mạnh.
Tiến sĩ Joseph Mercola là người sáng lập Mercola.com. Một bác sĩ nắn xương, chủ nhân của nhiều bán chạy nhất và nhận nhiều giải thưởng trong lĩnh vực sức khỏe tự nhiên, tầm nhìn chính của ông là thay đổi mô hình y tế hiện đại bằng cách cung cấp cho mọi người nguồn tài nguyên quý giá để giúp họ kiểm soát sức khỏe của mình. Bài báo này ban đầu được xuất bản trên Mercola.com
Joseph Mercola
Công Thành biên dịch – etviet