(Dàn bài của giảng khóa Tu Nghiệp Sư Phạm / 2012,
do Ban đại diện các trung tâm Việt ngữ Nam Cali tổ chức hằng năm vào mỗi dịp Hè)
* Phạm Quốc Bảo
Trên một thập niên nay, mỗi lúc vấn đề Sinh Ngữ Việt được đề cập đến một cách thường xuyên và cấp thiết, tại hải ngọai lẫn ở trong nước Việt Nam. Có người đã cho rằng trong giao tiếp hằng ngày lẫn trên các cơ quan truyền thông (như các lọai báo chí, nhật báo tuần báo và tạp chí, lẫn các chương trình truyền thanh- truyền hình khắp mọi nơi),người ta càng ngày xử dụng càng nhiều những ngôn từ Việt hiện đang thịnh hành ở trong nước. Sự kiện này phổ biến đến mức bị lên án một cách gay gắt và báo động: Ngôn từ Việt gốc đã được xử dụng trong Nam, trong lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975, đang dần dần bị “xâm chiếm”, khiến cho người ta lo ngại rằng đây là một trong những yếu tố làm thui chột, rồi tan biến đi, tiếng nói và chữ viết của dân Việt!Có thể như vậy thật chăng?
Sinh ngữ Việt qua lược sử dân Việt.
Kỷ Nguyên Hồng bàng (2879 – 258 trước Tây lịch), Huyền sử Hùng Vương:
1./- Những lọai chữ tượng hình của người Việt cổ,có độ tuổi từ 4 đến 12 ngàn năm trước, mới được khai quật đây, minh chứng rằng:
- Bách Việt (trong đó có chi Lạc Việt) đã sáng tạo ra chữ viết đầu tiên trên đất Trung Hoa, từ 4 đến 6 ngàn năm trước.
- Văn hóa từ chi Lạc Việt là một trong những nguồn gốc chính của văn hóa Trung Hoa?
2.- Chi nhánh Lạc Việt phát triển ở vùng Bắc & Bắc Trung phần:
– Chi Lạc Việt pha giống với các sắc dân thuộc thổ dân (sẵn cư trú ở vùng Bắc phần VN), cùng các di dân khác như Indonésien, Mélanésien, Australians, Negritos.., để trở thành dân Việt như ngày nay.
– Tiếng nói và chữ viết ( nếu có) đã biến chuyển, không như nguyên thủy Lạc Việt xưa nữa: tài liệu đọc “ Nguồn gốc Mã lai của dân tộc Việt Nam”, 1971, Bình Nguyên Lộc.
Trên mười một thế kỷ bị 4 lần Bắc thuộc (207 trước Tây Lịch – 939 sau Tây Lịch):
– Tiếng nói Việt vẫn được thường xuyên xử dụng phổ biến trong dân gian, tạo nên các chuyện cổ tích, huyền thọai, ca dao-tục ngữ các điệu hát lời ru… và xây dựng thành nền văn chương truyền khẩu (văn chương bình dân.)
– Chữ viết bị bó buộc xử dụng Hán tự, do đó đã mở đầu cho văn chương bác học
Trên chín thế kỷ độc lập ( 939- giữa thế kỷ 19):
– Hán tự tiếp tục được xử dụng chính thức.
– Chữ Nôm ( Thế kỷ thứ 13, bắt đầu từ Hàn Thuyên với văn tế Cá Sấu), bắt chước viết theo kiểu chữ Hán để diễn tả nội dung ý nghĩa của tiếng Việt. Người Trung Hoa xem bản Chữ Nôm thì không biết gì.Các tác phẩm chữ Nôm do trí thức Việt trứ tác trên những bản khắc gỗ làm phong phú nền văn chương bình dân, vượt qua tính chất chỉ truyền khẩu như trước đó. Chẳng hạn: Truyện, Tuồng, Ca trù, Ngâm khúc, Kinh sách đạo Phật, Điều Ước, Địa bạ, Gia phả…
Chữ Quốc Ngữ🙁 từ thế kỷ 17 trở đi)
– Bắt nguồn từ những kinh sách do các nhà truyền giáo lấy mẫu tự La Tinh diễn tả tiếng nói của dân Việt, mục đích để truyền đạo nhưng sự kiện này đã đặt nền móng cho chữ viết hiện nay của ta. Chẳng hạn như Chúa Blời, Đức Chúa Giời, Đức Chúa Trời.
– Dân ta đã xử dụng lọai chữ này để viết ra và truyền thông cho nhau,dần dần phổ cập khắp trong quần chúng và cứ thế mà lưu truyền.
– Thời Pháp thuộc chính thức: – Bỏ những kỳ thi Hán học – Thiết lập hệ thống thi cử bằng chữ Quốc ngữ ( vài thập niên đầu thế kỷ 20)
Việt ngữ là sinh ngữ
* Việt ngữ xưa:
– Tiếng nói Việt: Được dân Việt xử dụng thống nhất, hiện diện trong đời sống dân Việt kể từ thời của Kỷ nguyên Hồng Bàng ( 2879 – 258 trước Tây lịch) trở xuống, và chỉ được phong phú hóa khi:
– Pha với tiếng của dân Hoa Hạ( Thời còn trong Bách Việt?)
– Pha với tiếng nói của các dân địa phương khác( Thời Lạc Việt di xuống định cư tại Bắc & Bắc Trung phần VN)
– Đọc thành âm tiếng Việt những bản văn chữ Hán( trong thời 11 thế kỷ bị Bắc thuộc), khiến cho người mình đọc âm tiếng Việt trên văn bản chữ Hán mà người Trung Hoa nghe không hiểu!
– Đọc thành âm tiếng Việt những văn bản Chữ Nôm
– Chữ viết:
– Chính thức thì phải xử dụng chữ Hán( thời bị Bắc thuộc, lẫn trên chín thế kỷ độc lập sau đó)
– Sáng tác ra Chữ Nôm( từ gốc chữ Hán) từ thế kỷ thứ 13, và cứ phát triển mạnh trong các tác phẩm văn chương bình dân. Trong đó có những phần đáng kể như Truyện Cổ tích, ca dao-tục ngữ, kinh truyện Phật giáo, Truyện dân gian( như Trinh Thử, Trê Cóc, Bích Câu Kỳ Ngộ..) & Chinh Phụ Ngâm Diễn Ca, Cung Óan Ngâm Khúc, Truyện Kiều..
– Chữ Quốc Ngữ: Phối hợp giữa tiếng nói Việt với mẫu tự La tinh, bắt đầu từ thế kỷ 17:
– Các kinh sách, lời giảng… do các cố đạo ngọai quốc thực hiện để rao giảng & truyền bá Ky -Tô giáo.Chẳng hạn như Chúa Blời, Đức Chúa Giời, Đức Chúa Trời.
– Hệ thống thi cử & giáo dục bắt đầu từ 1920, Pháp thuộc địa chính thức cho thi hành trên tòan quốc.
* Sinh ngữ Việt:
– Sinh ngữ: là ngôn ngữ sinh động, tiến triển, sinh sôi và đồng thời cũng thui chột đi, theo đời sống của khối dân cư xử dụng nó. Tử ngữ là một ngôn ngữ đã không còn được xử dụng ( nói và viết) rộng rãi trong dân chúng nữa ( trừ trong những lãnh vực nghiên cứu, như khảo cổ, ngôn ngữ học..). Tử ngữ & Cổ ngữ vốn sẵn trước kia đã là một thứ sinh ngữ.
– Sinh ngữ Việt:
– Việt & Hán: bị Việt hóa: Như “ Thiên” – “Địa”
– Việt & Nôm: “Trời” – “Đất”
– Việt & Pháp: Cà phê, ôtô ( xe hơi), pinh pông (bóng bàn)…
– Việt& Mỹ: “Phôn” (telephone, call on) …
Việt ngữ hiện nay:
* Diễn trình của Việt ngữ:
– Tiếng nói Việt: Kéo dài & phát triển ( thêm & bớt) kể từ thời Hồng Bàng đến ngày nay.
– Chữ viết Việt: Biến thái từ thứ chữ cổ xưa do chi Lạc Việt ( trong Bách Việt) đem xuống rồi hòa với các chữ của các giống dân khác, sau đó lại ẩn trong (cách đọc) ở Việt-Hán văn & ở Nôm văn( cả cách đọc lẫn cách viết riêng biệt nhưng gốc thì vẫn mượn của chữ Trung Hoa, trong 10 thế kỷ bị Bắc thuộc), sang tới Chữ Quốc Ngữ viết theo mẫu tự La tinh ( cách đọc lẫn cách viết đều riêng biệt của người Việt, thời Pháp thuộc cho đến bây giờ).
* Bảo tồn & Phát huy:
Biến chuyển theo nhu cầu, nhưng vẫn duy trì được căn cốt:
– Thời Pháp thuộc: Phạm Quỳnh ( 1892-1945): “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn,
tiếng ta còn, nước ta còn ”.
– Cộng đồng Việt ở Mỹ: Bùi văn Bảo, tức Bảo Vân( 1917-1998):
“Chỉ sợ cháu con quên Việt ngữ
Đừng lo lũ trẻ kém Anh văn”
Nguyên tắc sinh tồn:
– Căn cốt sinh động làm nền cho mọi phương thức xử dụng:
* yếu tố người xử dụng (ảnh hưởng qua thế hệ, địa phương cư ngụ, nếp sinh họat của đời sống & văn hóa…)
* ảnh hưởng của chính thể( chế độ độc tài đảng trị ở trong nước & chế độ tự do dân chủ ở hải ngọai)
– Qui luật phát triển & đào thải:
* tiêu cực & vô thức: Quần chúng xử dụng ngôn ngữ.
* tích cực, có ý hướng & mục đích: Có cơ cấu- tổ chức: Thí dụ: Viện hàn lâm ngôn ngữ của một nước. Hoặc do nhóm trí thức& chuyên môn chủ trương nỗ lực duy trì, tạo thành phong trào bảo vệ Việt ngữ;chẳng hạn như viện Việt Học ở Little Sàigòn, Nam Calif..
Việt ngữ hải ngọai:
* Việt ngữ (chữ viết & tiếng nói) hiện nay bị chi phối bởi huynh hướng tiếng nói lấn chữ viết, nên rất hỗn tạp: pha tiếng nói từ trong nước, và trẻ sinh ra ở ngoại quốc nói tiếng Việt phát âm pha với phát âm ngôn ngữ địa phương sinh sống, nên rất sai văn phạm.
* Việt ngữ hải ngọai cần được tích cực & chính thức điều chỉnh, tạo nếp văn hóa mới cho tiếng nói và chữ viết của Việt ngữ./.
* Phạm Quốc Bảo
Tham Khảo :
* Việt Sử Tòan Thư, Phạm Văn Sơn, 1960, tủ sách Sử học của Nhà sách Đại Namtái bản ở hải ngọai.
* Việt Sử Khảo luận, Hòang Cơ Thụy, Nam Á, Paris, 2002.
* Tự Điển Chữ Nôm trích dẫn, Viện Việt Học, USA 2009.
* Chinh Phụ Ngâm Tập Chú, Nguyễn Bá Triệu biên sọan, CANADA 2002.
* http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/23954-chu-viet-co-o-nam-duong-tu/
* http://www.nguyenthaihocfoundation.org/lichsuVn/viet-lai-ten-Bach-Viet.htm(trích tuyển tập “ Tâm Tình Một Nẻo Quê Chung”,
Người Việt Books (xuất bản, 2015)