Một hiện trạng ngày nay đang cần người chăm sóc riêng tại H Kỳ
Dựa trên một con số kiểm kê dân số, tại Seattle, và trang báo “Seattle Met” số tháng 3-2011 nói rằng: “Seattle là thành phố mức độ các gia cư người lớn không ở chung với con cái, là thành phố đồng hạng cao nhất ngang ngửa với San Francisco, lên tới 80% tỉ lệ gia cư.
Mặt khác có 65 % dân cư Seattle sống lẻ loi không có bạn. Cũng tại Seattle, số xe cộ lưu thông chỉ có 1 người trên 1 xe chiếm trên 65.5%… dựa vào các con số thống kê đó để thấy đến một lúc nào đó hiện tại hoặc tương lai sắp tới tất nhiên phải cần đến những nhà chăm sóc, viện dưỡng lão hoặc các người chăm sóc đến tận nhà…
Nhớ lại chuyện bao nhiêu năm xưa: Cường Để – Hoàng tử cuối cùng đít tôn của dòng thứ 5 chính thống của vua Gia Long cũng được Bộ Lục Quân Quân Đội Nhật, cho một nhân viên tên Ando Chie là người “chăm sóc tại gia” hiếm hoi, hoặc “Thầy Giáo Đào” trong phim “Ba Mùa” có người chăm sóc tên Kiến An, giúp viết giùm văn kiện, và việc lặt vặt tại gia để thấy đời sống ngày nay ở HK thật quan tâm tới con người phổ thông vượt cao hẳn.
Nhưng đồng thời cũng là những ưu tư về xã hội Hoa Kỳ ngày nay, điển hình như tại thành phố Seattle hiện có khoảng 60,000 được chính phủ đồng ý được cung cấp dịch vụ chăm sóc tại gia với khoảng 42,000 tới 45,000 nhân viên chăm sóc nam nữ trong vùng, phải trải qua huấn luyện ngắn hạn và một số tiêu chuẩn, điều kiện đòi hỏi.
Nhu cầu của trung tâm sinh hoạt hoặc viện chăm sóc của đồng hương phục vụ đồng hương
Cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại riêng Quận Cam hiện nay đã có trên 5 trung tâm chăm sóc người cao niên để đáp ứng với nhu cầu cho người già ngày nay đặc biệt là cách sống tại Hoa Kỳ, và đặc biệt là thành phố có số lượng người sống độc lập “một mình”, không sống với con cái rất cao.
Tại Seattle, trong khoảng 20 năm trước đây cũng có nhiều người quan tâm tới việc lập các viện chăm sóc, nhà cư trú cho đồng hương tuổi xế bóng, trước khi bước vào một cánh cửa mới… nhưng chưa có.
Hiện nay mọi người cần chăm sóc được biết tới qua các cán sự xã hội, lần lượt tham gia chương trình giúp đỡ này. Nhưng trong năm qua, ngân sách cắt giảm đề tài chăm sóc người gia, là lúc được đặt lại cùng với một số cắt giảm ngân sách không thể tránh thoát…
Người bệnh được chăm sóc tại gia, dù vẫn còn đi lại được hoặc rất ưa thích các cuộc gặp bạn hữu, nhưng không thể tự mình xoay sở trong hoàn cảnh “đơn chiếc”, không thể tự đón xe bus v.v… để tham dự một vài sinh hoạt trong cộng đồng, tham gia các buổi ăn trưa ví dụ như tại hội cao niên hoặc các sinh hoạt của hội.
Vai trò của Hội Cao Niên, bên cạnh nhu cầu chăm sóc và sinh hoạt của người già
Cô Như Ý điều hợp viên của hội Cao Niên Seattle cho biết một số hội viên cũng thuộc chương trình được chăm sóc tại gia qua một số dịch vụ mà họ cần có người đến để chăm sóc, đó là trường hợp của cụ bà 82 tuổi, hiện vẫn nhờ có sự chăm sóc qua chương trình y tế của chính phủ hiện nay gánh nặng của con cháu là những người đi làm, có đóng thuế thật sự được vơi bớt, san sẻ gánh nặng “bổn phận làm con cháu” của họ mà xã hội Hoa Kỳ khác với VN, đã chấp nhận ra riêng, và sống độc lập, tự lập từ sớm. Gánh nặng này khác hẳn với ở Việt Nam trước 1975, nay trong tay của chính phủ quán xuyến…
Dù vậy một số đồng hương trong cộng đồng cũng giúp cụ qua nhóm thiện nguyện Volunteers of America.
Đây là tổ chức góp phần giảm bớt tốn phí cho chính phủ rất nhiều vì chính phủ chỉ phải trả $2.5/1 giờ mà thôi cho các nhân viên chăm sóc tình nguyện miễn thuế (thay vì $9-10/1 giờ). Các cụ cao niên cũng có những nhu cầu giải trí, thư giãn tinh thần, có người để trò chuyện, thủ thỉ tâm sự, kể lể… qua các buổi họp dành cho lứa tuổi các cụ.
Có bao nhiêu người trong cộng đồng biết đến, hoặc có bao nhiều người biết đến cac1 nhu cầu khẩn thiết như thếcủa các cụ cao niên, mà “sóng sau giồi sóng trước ai cũng sẽ lần bước tới”…
Tuy vậy, nếu không có sự khích lệ của một số người Việt trong ngành thì chắc chắn là con số các vị cao niên trong cộng đồng gốc Việt rất ít tham gia, như các buổi họp mặt Mother’s Day, New Year.. Tết Nguyên Đán và kể cả Thanksgiving v.v… do các tổ chức trong vùng tổ chức, ngoại trừ có người chăm sóc hoặc tổ chức cao niên đưa đi, đón về…
Khi chúng tôi ghé qua địa điểm sinh hoạt của nhóm cao niên thì được ghi nhận có ít ra là 7 nhóm sinh hoạt tụ họp hàng tuần tại Hội Cao Niên-Seattle hai lần vào các ngày thứ Ba và thứ Sáu.
Theo cụ Võ Trung Chánh cho biết, hội quán Cao Niên Seattle hiện đặt tại trường Garfield, nơi thu hút khoảng 90 người tham gia rất tốt vào mỗi thứ Sáu hàng tuần và khoảng 60 vào mỗi ngày thứ Ba.
Tại đây cũng có các dịch vụ đưa đón nếu các cụ muốn đến tham dự mà không có phương tiện, hoặc không có nhân viên chăm sóc người già phụ trách chuyên chở đi đây đó vài giờ cho được thoải mái tinh thần hàng tuần. Tại đây cũng có không thiếu những tấm lòng vì đồng hương như cụ Võ Trung Chánh, như Cô Như Ý…
Tại đây một số báo Việt ngữ luôn được các cụ đón đọc vì trong đó có bao gồm các tin tức chính trị thế giới, những biến chuyển chính trị tại Việt Nam, và những thông báo cần thiết trong đời sống tại thành phố nơi sinh sống. Còn món ăn vật chất, thực phẩm một phần xuyên qua chương trình cơ quan ACRS phục vụ lớn và đông nhất hỗ trợ. Theo lời cô Jeannie Trang, một case manager tại đây cho biết: “vinh dự được chăm sóc các vị cao niên, . Ta cần thay đổi quan niệm nhìn về viện dưỡng lão, hoặc các cơ quan , nhân viên chăm sóc. Đây cả là một hệ thống độc đáo tại Hoa Kỳ mà con cái không có cơ hội chăm sóc. Cơ cấu này vừa tạo thêm công việc, vừa giúp các cụ “khi bước qua ngưỡng cửa” cao niên, và nhẹ gánh cho gia đình, tạo thêm hơn 2000 việc làm trong vùng.
Các nữ nhân viên gốc Việt tại ACRS (Trưởng ban tổ chức Jeannie Trang, áo đỏ -góc phải) Tại cơ quan ACRS hàng năm phục vụ trên 700 vị cao niên người gốc Việt được thụ hưởng chương trình chăm sóc tại gia trong số 2,700 người thụ hưởng cao niên gốc Á trong một buổi văn nghệ mừng Xuân tại cơ quan nhằm mang lại niềm vui phục vụ người cao niên dịp Tân Xuân. (Ảnh tài liệu – 2010)