Những người bạn cùng đơn vị cho đến ngày cuối 30-4–1975
Tôi vừa ghi vào sổ tay: Hôm nay còn 10 ngày là Tết. Ghi không phải để có tiệc tùng mà để sắp xếp lịch làm việc cho tờ báo Tết. Bỗng có điện thoại và sau đó nhận được một tạp chí Digital Content: Tạp Chí Epoches Việt Ngữ Xuân Tân Sửu 2021 do Đường Lập Nhơn gửi đến. Tôi vui vì anh còn nhớ mà ân cần thăm hỏi. Thế hệ trẻ nhất Hải Quân… người thủy thủ cùng đơn vị ngày xưa, nay anh cũng đã về hưu vài năm rồi!, nhưng bây giờ, khi rảnh rỗi họ cũng vẫn cố gắng đóng góp một cách nào đó.
Còn một ngày nữa sẽ phải xong số báo Tất Niên sau “ngày Đưa Ông Táo về Trời 23 tháng Chạp”. Và tiếp tục chuẩn bị cho tờ báo Tết của mình.
Tôi vừa nói chuyện qua điện thoại, có lúc text, anh cũng đã lên tới cấp Trung sĩ Hải Quân ngày Sài Gòn thất thủ. Anh còn rất trẻ, thế nhưng mãi đến vài năm sau anh mới vượt biển rời VN được chẳng khác gì tôi, Chúng tôi cùng làm việc tại Ban Thông Tin của Hải Quân. Tôi phụ trách Trưởng Tiểu Ban Báo chí – anh Đường Lập Nhơn, cũng trong Ban Thông Tin, Nghĩa là chung nhau một công việc báo chí hàng ngày, sau khi anh tốt nghiệp từ Trường Defense Information School ở Indiana HK năm 1970 – Anh Nhơn hôm nay cũng gửi kèm cho xem tờ báo Xuân – cũng có chút cảm động. Vì nội dung của chương trình Việt ngữ đang gây sôi nổi hừng hực cho một khối người. Trong lúc tôi đang sắp xếp phối trí đề tài số Xuân cho báo của mình… Nhơn nói, anh luôn nhớ đến anh em cùng Quân chủng, chắc anh nghĩ rằng những người cùng quân chủng, cùng cay đắng Hoàng Sa thất thủ, và cơ nguy cho đất nước hơn người khác- Thật ra thì đâu phải là có ít người dân cùng xót xa cảnh nước mất nhà tan… Mà sao Hai Bà Trưng, mà Đinh Bộ Lĩnh làm được đại sự kiêu hùng đến thế nhỉ?!
Ngồi đây hàn huyên một thời quân ngũ 1970-1975.
Tôi phải xin lỗi trước vì nhiều phần viết rất ngắn gọn, dành cho người đọc suy nghĩ tiếp nối… chưa có thời gian kiên nhẫn hồi tưởng nhớ các chi tiết chính xác như đủ tên họ, các người mình từng một thời giao tiếp.. Nếu ghi lại tường tận đầy đủ… sẽ chẳng ghi lại bao nhiêu thứ, vì trong một cuộc đời mình còn biết bao điều để cần nhớ và kể lại.
- HQ Trung Tá Trịnh Tiến Hùng, Trưởng Phòng Điều Huấn (Quân Huấn) sống tại Canada – một người anh thân cận, thủ khoa khóa từ Trường Hải Quân Nha Trang, có uy tín thuyết phục ở BTL-HQ, thỉnh thoảng ông vẫn cùng vợ là Hương sang Hoa Kỳ thăm các em, và bạn cũ- tạo cơ hội gặp lại nhau.
- HQ Trung Tá Lê Như Linh, con người của nhiệt thành – sau cải tạo giống như Đại Tá Tấn (Khối An Ninh) ông Tấn sau khi đọc một bài viết về ngày cuối cùng ở BTL/HQ ông đã vài lần gọi điện thoại trò chuyện bồi hồi, nhớ lại và “cám ơn những công bằng và thiện cảm” dành cho ông!
Những bạn cũ cùng thành phố cũng đáng kể, từ Thiếu Tá Trần Bá Hạnh, Nguyễn Đình Sài (quá cố), Trung Tá Đinh Mạnh Hùng, phóng viên Nguyễn Viết Kim, Nhà thơ Nguyễn Văn Thu, Đại Úy Đặng Phú Thiệt, người cho mình hồi tưởng đáng nhớ khoảng ngày 20-4-75, anh bạo miệng mở lời rủ mình bỏ BTL/HQ đi sớm…
Qua đến Seattle, vài năm đầu Thiệt đã hợp tác người quen tận Cali, phổ biến tờ báo nào đó, như người cộng tác địa phuong – Anh muốn đóng vai trò “nhà sinh hoạt cộng đồng – và là một giáo sĩ Tin Lành – thăm nhau thường xuyên. Anh mất trong khoảng thời gian vẫn nhiệt thành (ngày 06/07/2015)
Nhớ cả nhân viên Dân chính Cẩm Vân, con của một Sĩ Quan cấp Tá – tử vong tại nhà, ấp An Lạc – Ông Tạ, ngày Mậu Thân 68, cũng đôi khí nhắc lại những chiều làm việc trong căn phòng báo chí, còn một nhân viên khác là quả phụ tử sĩ, thì tiếc thay lại là người theo cả phía bên kia!…
Cựu Tư Lệnh HQ Đề Đốc Trần Văn Chơn, Tôi có gọi điện thoại đến tư thất của ông cựu Tư Lệnh, vào khoảng 3 giờ chiều ngày 29-4-1975 theo yêu cầu của Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh khi ông ở trên 1 PCF trước cổng BTL/HQ, nhắn phải gọi mời Đề Đốc Trần Văn Chơn xuống chiến hạm di tản.
Trung Úy Sơn (chồng một bạn cũ trong COMITA, cho biết ông Chơn Tư Lệnh không muốn đi!QH Đại Úy Sơn cho biết, Đề Đốc Chơn không đi – ông ở lại phụng dưỡng cha già, con trai ông – một hạm trưởng trẻ trung cũng không đi.
Sau khoảng 18 năm tù (?) hơn hay kém – ông định cư tại Hoa Kỳ, thọ gần 100 tuổi. Ông Chơn cũng chính là một vài bậc niên trưởng cố gắng giữ đạo đức cổ truyền, điển hình qua những diễn văn, những câu chuyện dưới Cờ” mà các đơn vị trong Quân Chủng đều được nghe đọc vào Lễ Thượng Kỳ mỗi sáng thứ Hai đầu tuần.
Có thể nói hình ảnh cuộc phỏng vấn giữ Julie Phạm và ông cho bước khởi đầu thực hiện cuộc phỏng vấn trực tiếp trên 40 cựu quân nhân VNCH, và một số sĩ quan từ xa qua điện thoại hoặc được phép trích dẫn qua sách báo như ông Nguyễn Cao Kỳ, cựu Tướng Vĩnh Lộc – cơ quan cấp học bổng Haas Scholars Program, cũng ghi nhận và in hình Đề Đốc Chơn và Julie Phạm.
Một số nhà sinh hoạt trong cộng đồng cũng như chủ tịch Hội Đoàn Quân Đội như Bác Sĩ/Giáo Sư Đại Học Phạm Gia Cổn cũng tham gia.
Trò chuyện cùng vị tư lệnh cuối cùng : Phó Đô Đốc Chung Tấn Cang,
- Khi tôi viết về “ngày cuối cùng ở BTL HQ, và chuyến di tản thần kỳ của HQVN… (trong cương vị người làm báo tự do ở HK trên 25 năm (ở thời điểm đó), bài viết của tôi như một khẳng định nào đó khiến ông Phó Đô Đốc rất vui và được an ủi… Từ Bakerfield-CA ông hay nói với HQ Trung Úy Nguyễn Văn Hưng ông hay nói rằng bài tường thuật đúng về chuyến di tản Hải Quân, hai ngày cuối, nói cách khác đã viết về ông đúng đắn-, không xuyên tạc bóp méo thiên vị… đó là những sự thực căn bản nhất với lương tâm, thì cũng có những đố kỵ, có cơ hội xuất hiện TV, và báo chí, hội đoàn.. Có khi vì muốn tự tôn hoặc cho phía chiến hữu của họ, bạn cùng khóa, cùng phe, hoặc tôn vinh thần tượng .. Tạo cho tôi những ngại ngần khi hồi tưởng!
- Tôi luôn nghĩ rằng điều ấy cũng thật là đáng tiếc. Chỉ qua cách xử dụng trọng vai trò thông tin báo chí thật gần gũi (là người tín cẩn trong nhà) như thời ông Tướng Cang còn là Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô SàiGòn , trong khi các tư lệnh khác báo chí, mang trách nhiệm liên hệ với báo chí Tổng Cục CTCT cùng cơ quan báo chí dân sự và ngoại quốc tại Sài Gòn?. Tôi đan cử, vào ngày 24 tháng 3-1975, khi ông nhậm chức Tư Lệnh Hải Quân, ông đã cho sĩ quan báo chí hiện diện trong ngày nhậm chức Tư Lệnh thật hạn chế tướng lãnh cấp chỉ huy, hoặc khi ông từ phòng hành quân, bám sát trận chạm súng, máy bay bắn lạc đạn vào Chiến hạm Hải Quân gây tử vong và thương vong cho chiến hạm.. hồi tháng Tư 1975, ông gọi sĩ quan báo chí ngồi trong phònh hành quân, chỉ có mình ông chỉ huy, khi nhắn nhủ mệnh lệnh “Tuyến Thép – Phan Rang” đầu tháng Tư và cuộc triệt thoái, ông muốn giao vài trọng trách trực tiếp cho Báo chí HQ phải có mặt và thảo những văn thư đó…
- Và 20 năm sau khi bài báo NVTB tung ra, hình như chỉ có hai người quan tâm đọc kỹ bài báo không tiếc lời trực tiếp khen ngợi, hài lòng đó cũng chính là cựu Phó Đô Đốc chính ông và có cả Đại Tá Tấn người tù cải tạo 18 năm mới về… Lúc ấy cả trang nhật báo Người Việt Cali cũng không hài lòng ề bài viết này từ Trang KBC, dù NVTB, không xa lạ gì với Người Việt Cali.. Cựu Thiếu Tá Trần Bá Hạnh và một số anh em khác cũng phản ứng mạnh, nhưng rồi với thời gian, tôi và Thiếu Tá Trần Bá Hạnh, hiểu ra vấn đề, trở thành những người thân thiết, sát cánh hơn bao giờ . Dù trước đó khi ở cùng phòng rất hiếm khi đụng đầu nhau hay trò chuyện, tìm hiểu về nhau.
- Nhà thơ Thượng sĩ Tống Minh Phụng, tôi nghe Thiếu Tá Trần Bá Hạnh nói rằng Phụng là Thiếu Tá phía bên kia lên tới chức hạm trưởng Y Tế Hạm Việt Cộng?!…
- Chu Sĩ Lương, tôi nghe người Thượng sĩ phụ tá là Thượng Sĩ Huỳnh Thanh Vân kể: Lương cũng là cán bộ phía bên kia, Chu Sĩ Lương từng làm báo Lướt Sóng Hải Quân, ký tên là Chu Sinh là người cùng âm thầm đứng bên phía bên kia? Tôi không bao giờ tin, Vì Huỳnh Thanh Vânngười nằm vùng, thuộc loại lính kiểng cũng từng là tài tử ăn ảnh gì đó của thời nhật báo Sài Gòn tràn ngập….
Cựu HQ Đại Tá Bùi Kim Nguyệt tôi có vài lần đến thăm ông – thời ông ở Gig Harbor, gần Tacoma- ông rất chân thành, thỉnh thoảng vẫn nói chuyện với các con của ông, như Nguyệt Thu. Thú thật tôi rất ngạc nhiên. khi nghe ông giới thiệu mình là một đại diện kháng chiến hoạt động trong nước. Thật sự vừa quý mến, vừa thấy thương thấy niềm kiêu hãnh chỉ để tự an ủi cho thân phận của mình?
Đại Tá Trần Phước Dũ đến Seattle định cư từ 1992 , sau một thời gian hăng say hoạt động ở Cali, cùng về Seattle thăm ông Bùi Kim Nguyệt, và ở lại vài nơi. Sau khi đi vòng quanh thăm và ở lại nhà bạn cũ như với ông Thoại và các bạn cũ thời BTL/HQ, Ông Dũ có công lớn trong trận Mậu Thân, chặn đứng địch quân đột nhập ngay cổng chính. Ông chỉ huy và điều động chặn đứng từ phút đầu-trận tấn công đẫm máu và thảm bại của đối phương vào BTL/HQ để bảo toàn quân số Hải Quân ứng trực. Hai tuần sau, ông Dũ đã được PTT Trần Văn Hương đến tận tượng đài Trần Hưng Đạo trao gắn Đệ Ngũ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương, và ân thưởng cho các quân nhân HQ khác. (Cần ghi nhớ: Có mấy trăm ngàn chiến binh VC tổng công kích Mậu Thân khắp Miền Nam- và đã đón nhận thất bại).
Preview attachment 1612477275118blob.jpg
Nhạc sĩ Nguyễn Vũ (tên thật Nguyễn Tuấn Khanh), tác giả “Lời Nguyện Cầu Nửa”, “Sao Rơi Trên Biển” – khi tôi phục vụ ở đơn vị Giang Đoàn xung phong – Giang Đoàn 22 Nhà Bè, cũng như trực thuộc BTLHQ vùng 3 – làm việc với Đại Úy Lê Quý Đăng – ông vẫn đôi lần nhờ Nguyễn Vũ giúp tôi một số việc. Từ đó chúng tôi có dịp tâm sự. Sự nghiệp nhạc theo tôi anh là người rất lãng mạn ở trần gian trong đời quân ngũ, luôn kể về cuộc tình – “yêu mọi thứ của người tình, những kỷ vật nhỏ bé trong chiếc bóp để sau túi quần Jeans thủy thủ – kể kỷ niệm cuộc tình, kể trong suốt làm việc, cũng như trong ngày phải ở lại trại. Đó là thời gian chúng tôi thường đi rảo bộ một dọc hàng quán (bar) trước doanh trại Nhà Bè, một bên là sông một bên là Bộ Chỉ Huy Đặc Khu Rừng Sát.- Hai nhạc sĩ khác nguyên là sĩ quan Hải Quân cấp chỉ huy, mà mãi sau 1975, mới có dịp nhắc nhớ kỷ niệm xưa là nhạc sĩ Thiện Lý, từng là chỉ huy phó Căn Cứ Yểm Trợ Tiếp Vận Nhà Bè, và nhạc sĩ Trường Sa, từng rất nổi tiếng trước 1975 và sự trở lại sau này (1999) với trên 44 ca khúc, có cả những bài phá kỷ lục. Trường hợp nhạc sĩ Anh Thy, dù là cũng làm việc ngay vùng cư xá Cửu Long -Thị Nghè, trong Biệt Đội Văn nghệ HQ, mà vị chỉ huy là cựu giáo sư kinh nghiệm nhiều về ngành tâm lý chiến: HQ Thiếu Tá Trần Khánh Liễm nhưng tôi không có cơ hội tiếp xúc thân tình. Sau này khi anh tử nạn trên đường công tác dân sự vụ do Biệt Đội Văn Nghệ phân công, thì báo Lướt Sóng và ban tin tức mới viết tin về anh…
Tôi cũng muốn nói đến những anh em thủy thủ HQ như Hải (Nhà Bè), thường kể những tối họ có mặt ở các vũ trĐêm Màu Hồng – Queen Bee v.v.. các anh thường rủ rê đến và giới thiệu ca sĩ mà anh thân thiết – và giống Nguyễn Vũ – “Dù họ chỉ là thủy thủ nhưng cuộc sống thăng hoa bay bướm, Trong mớ hoài niệm 51 năm cứ lảng vảng khi nhớ về thời quân ngũ. Những người lính ngoài công vụ, vẫn giữ thầm lặng một trái tim lãng mạn thiết tha…
Nhà thơ Nguyễn Văn Thu từng là sĩ quan phòng Nhì BTL/HQ bến Bạch Đằng, sau này là chánh văn phòng của Phó Đề Đốc Nghiêm Văn Phú tư lệnh Lực Lượng Tuần Thám-HQ. Sau khi đi tù từ Bắc về, sống tại Seattle. Tính đến năm Tân Sửu- tuổi con trâu, cũng chưa bao giờ ông nói đến câu “trâu chậm uống nước đục”. Ông hồi tưởng quá khứ tù đày – Một bông hoa trắng lớn rụng ngoài sân mưa, như những bạn tù vẫn ngã gục vì bệnh, vì cực hình. Ông rất thành công, kể cả lãnh vực thơ văn và bằng hữu. Ông đã xuất bản ba tập thơ gồm cả tập sáng tác khi đi tù ngoài Bắc .
Nhớ về anh Chu Bá Yến, chủ Việt Báo Florida, ngày xưa là Trung Tá An Ninh HQ. Anh dành nhiều thiện cảm cho Trung Tâm Ca Nhạc Asia. Anh Yến yêu làm báo. Có lần anh chụp lại được những trang báo lướt sóng mà ngày xưa tôi từng đóng góp, kể cả số báo tường thuật chuyến đi đón 42 chiến sĩ bị Trung Cộng bắt ở Hoàng Sa về. Vừa tường thuật mà cũng không “cầm lòng” khong cho anh em truyền thông như NHK, AP (Nick Út) UPI .. những hình ảnh chụp ở trại giam Trung Quốc. Quản giáo Trung cộng bắt những chiến sĩ Hải Quân đứng chụp hình – như hình các học sinh chụp cho kỷ yếu nhà trường, và những tài liệu vật dụng tuyên truyền khác – cũng chỉ là những chứng tích “vô thưởng vô phạt”. Nhưng điều đáng kể là các cán bộ quản giáo Trung cộng nói tiếng Việt rành rọt – và nhấn mạnh “các anh về sống khéo léo chờ ngày miền Bắc giải phóng …”
Nhớ bạn cũ một thời – không thể thả hồn đi quá xa như thế Trung Sĩ Đường Lập Nhơn, người gốc Hoa? Từng du lịch Hồng Kong vài dịp , và đi đây đi đó .. nay anh quan tâm chia sẻ tạp chí và kênh thông tin Epoch Times – tạo cho tôi một cảm giác như có sự bày tỏ biết ơn của những người Trung Hoa Quốc Gia, sau này là Đài Loan. Họ tiến bộ, họ có lòng. Và buổi chiều nói chuyện cũ mới, xem lại những tấm ảnh của người thủy thủ – được du học ngành báo chí truyền hình tại Hoa Kỳ – Anh xứng đáng với kỳ vọng của HQVN (từ phòng Điều Huấn) sắp đặt theo kế hoạch phát triển HK. Ngắn hạn, dài hạn, trồng người – hay cũng chỉ là những vô tình như bao nhiêu vô tình trong cuộc sống này.
- Vị Tướng Hải Quân cuối cùng với “Can Trường Trong Chiến Bại”Hồ Văn Kỳ Thoại , Ông là vị tướng trẻ và tài hoa nổi bật khi tại chức- thăng trầm, nhưng luôn tiến về phía trước, Tác phẩm “Can Trường Trong Chiến Bại” của ông được đánh giá là best seller, bán nhiều qua 3 lần tái bản. Giá trị của một cuộc chiến đấu, sự hy sinh cao cả của biết bao nhiêu những chiến sĩ một thời.
- Tôi may mắn được trò chuyện với ông nhiều dịp để cùng nhìn lại quá khứ từ 1954.
- Tôi dành thì giờ viết về cuộc triệt thoái và lui về Sài Gòn từ Đà Nẵng thất bại, và cuộc Hải Chiến Hoàng Sa thắp lên một khối lửa hừng hực trong tim. trong lồng ngực!. Nhân dịp cuối năm, Năm cùng tháng tận, người thủy thủ trẻ năm nào, và vị tướng đã càng cao tuổi với thời gian… khơi cho tôi nguồn cảm động.. Chia sẻ sự can trường,một thời chung lưng hứng chịu chiến bại.
- Năm cùng tháng tận, bàng bạc nhớ lại quãng đời 51 năm qua, xin cám ơn tất cả, những người anh em đồng đội, những người bạn từ Thủy Thủ, những chiến binh rất nghệ sĩ, cho đến những vị Tướng lãnh trong Quân Chủng, trong những giờ phút ý nghĩa năm tháng rồi cũng đến cuối con đường tuyệt lộ này! Vẫn biết rằng mọi thứ như mây, vẫn bay đi.. Kỷ niệm thì “đóng khung trang trọng” nhưng “thời gian thì sẽ mang ta đi rất xa“. (PK)
- Source: (Nguoi Viet NW)