Tìm về một cái Tết khác nữa của tôi
Tôi được ăn mừng cả hai lần Năm Mới hàng năm.
Đó chính là ngày 1 tháng 1, ngày đầu tiên của năm lịch Gregory. Và sau đó là Tết Nguyên Đán (có nghĩa là ngày đầu tiên của năm), rơi vào ngày đầu tiên của lịch theo chu kỳ của mặt trăng (còn gọi là Âm Lịch), Tết thường hay trúng vào khoảng từ hạ tuần tháng 1 (còn được gọi là tháng Giêng) đến giữa tháng Hai Dương lịch.
Tết Nguyên Đán được tổ chức trên các nền văn hóa châu Á khác nhau, mỗi nền văn hóa đều có truyền thống riêng. Lưu ý: Vui lòng không gọi Tết Nguyên đán là “Tết Chinese New Year” trừ khi bạn đang nói chuyện với một người là người Trung Quốc. Ở Việt Nam, nơi tôi sinh ra, Tết Ta được gọi đúng vỏn vẹn một chữ là “Tết” và nó có ý nghĩa giống như Giáng sinh và Năm Mới gộp lại ở Mỹ.
Người Việt Nam phân biệt Tết bằng cách gọi ngày 1 tháng 1 (hoặc tháng Giêng) là Tết Tây (Tết phương Tây) và Tết Nguyên Đán là Tết Ta, Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền, Tết Việt Nam. Cách mừng Tết được mô tả bằng các tên gọi khác nhau để cảm thông với cách quen gọi tên có tính tương đối của nó.
Tôi đã học dần theo cách đón Tết như thế nào là một hành trình và một nỗ lực phối hợp. Đối với nhiều người nhập cư và con cái của những người nhập cư, điều gì đó tưởng chừng như cơ bản như cùng mừng năm mới có thể là một biểu hiện của cách chúng ta điều hướng đa bản sắc văn hóa của mình.
Lớn lên ở Mỹ vào những năm 1980 và 90, tôi được chỉ dạy gọi ngày 1 tháng 1 là Tết. Hồi đó, cha mẹ tôi, cũng như nhiều người nhập cư khác, có khuynh hướng cho rằng tôi chỉ nên chuyên chú nói tiếng Anh để tôi có thể hòa nhập và bắt kịp những lời giảng dạy ở nhà trường. Tôi đã ngừng nói tiếng Việt khi vào mẫu giáo và tôi không chuyên chú học lại tiếng Việt như các trẻ Việt đồng trang lứa. Mãi cho đến khi tốt nghiệp đại học tôi lại quyết định dành ra một khoảng thời gian trọn vẹn chỉ để học Việt ngữ. Lúc ấy không giống như bây giờ; Ở vào lúc nhiều bậc cha mẹ ngày nay mong muốn con cái của họ cần phải nói được hai cho đến ba thứ tiếng.
Khi còn nhỏ, tôi nhận biết đó là Tết bởi những mâm kẹo, mứt, bánh… Tết đặc biệt còn có những phong bao lì xì đỏ thắm mà tôi nhận được từ người thân và bạn bè của bố mẹ khi tôi và các em hay trẻ đồng lứa vẫn cúi đầu đọc lời chúc Tết thuộc lòng rất đặc biệt. Vì bố mẹ tôi điều hành một tờ báo tiếng Việt, khiến mỗi dịp Tết càng thêm bận rộn để phục vụ nhu cầu thông tin quảng cáo Tết của khách hàng và chúng tôi không có thời gian để quan sát đủ các phong tục Tết khác, theo vùng, theo tôn giáo, cũng có đôi chút khác biệt…
Tôi chứng kiến Tết ở Việt Nam lần đầu tiên vào năm 2003 khi là một sinh viên vừa tốt nghiệp từ Mỹ, sang sống ở Hà Nội để khảo cứu về Sử và nghiên cứu tại các Thư viện, phần lớn là Việt ngữ. Khả năng tiếng Việt của tôi hồi đó vẫn ở mức trung bình. Tôi nói “chứng kiến” bởi vì tôi chưa thực sự trải nghiệm qua các điều đó. Tết là khoảng thời gian tuyệt vời để nghỉ ngơi và yên tĩnh; mọi thứ như đều ngưng đọng lại, tạm đóng cửa để mọi người có thể ở nhà với gia đình, về thăm quê, nghỉ tối đa một tuần. Vì tôi không ở gần bất kỳ người dân địa phương nào ở Việt Nam để được mời ăn Tết hoặc đến nhà của họ; nên tôi đã trải qua cái Tết năm đó, chỉ có một mình. Đối với những người ngoại quốc sống ở Việt Nam, Tết có nghĩa là sự bất tiện vì các cửa hàng và nhà hàng đóng cửa. Đối với tôi, tôi tò mò vì tôi biết mọi người đang ăn mừng bên trong nhà của họ, và tôi khao khát được trở thành một trong những người khách, nói chung là mọi người đang rộn rã chia nhau niềm vui…
Những năm sau đó, khi sang sống ở Âu châu, tôi gặp gỡ những người Việt Nam đang sinh sống hoặc du học ở nước ngoài để cùng đón Tết.. Để cùng ghi dấu một ngày đầu năm-lễ hội này. Người Việt Nam khi nói “ăn Tết”, nghĩa đen là “ăn Tết Việt Nam- Tết Ta”. Có rất nhiều món ăn truyền thống mà mọi người chỉ ăn trong ngày Tết. Tôi ăn Tết với các sinh viên tốt nghiệp khác ở Aix en Provence, ở Paris, ở Cambridge.
Năm ăn Tết với ký ức đẹp nhất của tôi là năm 2008, khi tôi trở về nghiên cứu thêm về lịch sử Việt Nam và Á châu, cũng để học thêm Việt ngữ, sống ở Hà Nội, dần quen thuộc nói tiếng Việt khi thường đến với nhiều thư viện. Đến lúc đó, tôi có thể nói tiếng Việt trôi chảy, tôi đã quen biết được nhiều nhóm bạn Việt Nam khác nhau, kể cả các bạn Việt từ Mỹ, và bạn Mỹ từ Seattle sang. Và từ những nhóm bạn, nhiều người cũng hay thích mời bạn đến nhà… Có một bữa ăn truyền thống – gà luộc chấm muối, tiêu và lá chanh thái mỏng; bánh Dầy bánh Giò làm bằng gạo nếp, đậu xanh và thịt heo bụng có cả mỡ và da; Canh măng khô hầm giò heo, hay canh măng chua; và giò chả, hay giò thủ gói bó chặt trong lá chuối. Tôi vẫn thích được ăn lại các món này nhiều lần…
Vào vài ngày nghỉ Tết hồi đó, tôi cũng đến nhà một người bạn, nơi tôi được xem tận mắt những người đàn ông đang mổ heo vào buổi sáng, tiếp theo là thui (đốt) sạch lông của con heo, và những người phụ nữ làm món giò chả bằng thịt tươi ngon nhất mà tôi từng thưởng thức cho đến cuối ngày hôm đó. Rồi cũng là ngày Tết, tôi đi theo cùng một gia đình khác để có chuyến đi của họ để cúng bái ông bà, tưởng nhớ tổ tiên của họ tại một nghĩa trang. Tôi lái xe từ nhà về nhà trên chiếc xe gắn máy của mình, trong bộ quần áo mưa của đàn ông thường mặc, cảm nhận cơn mưa gió quất vào người. Đó lại đứng vào một trong những mùa Đông lạnh giá nhất của Hà Nội. Tôi cũng từng ăn Tết trong một căn phòng nhỏ chung cư, nơi có một bà mẹ đơn chiếc sống cùng con gái, cũng như từng đến ngôi nhà bốn tầng nơi có bốn thế hệ cùng sinh sống và ở giữa các quy mô và hình dạng, nếp sống gia đình, theo hoàn cảnh một mái ấm khác biệt. Chắc hẳn năm đó tôi đã “ăn” Tết ít ra cũng từ tám đến mười gia đình.
Ông chủ Ramada, hiện diện trong giờ phút đốt pháo Mùng Một Tết hàng năm, là một phong tục của người Việt.
Khi chuyển về Seattle vào cuối năm 2008, tôi đã tham dự các lễ kỷ niệm của cộng đồng địa phương như Tết in Seattle tại Seattle Center tại Cộng Đồng Người Việt Tacoma nơi có nhiều chính khách Mỹ cũng được mời đến ăn Tết và đón Giao Thừa, ăn Tết ở Chùa Cổ Lâm, ngôi chùa Phật giáo Việt Nam khung cảnh xây dựng bề thế nhất ở Seattle. Với màn bắn pháo bông vào phút Giao Thừa, kéo dài đến 45 phút. Tôi đã mời những người bạn không phải là người Việt Nam đến tham gia và tìm hiểu về nền văn hóa của Việt Nam tôi, ngay cả mãi gần đây biết được đó là một trong những điều mà tôi chỉ mới tự mình khám phá, đang có tại nhiều nơi trong cộng đồng. Gia đình tôi không cùng đi với tôi cùng lúc lên chùa. Và tôi giới thiệu các nơi tổ chức Tết cho những người bạn Việt Nam du học ở Seattle, những người Mỹ từng học ở Việt Nam.
Tôi bắt đầu bảo tồn một số truyền thống Tết, như luôn dọn dẹp mọi phòng mọi góc nhà cửa, và sắp xếp ngăn nắp tại văn phòng làm việc phải thật gọn gàng sạch sẽ trước khi kỳ nghỉ Tết bắt đầu, và lại phát lì xì cho con cái của bạn bè tôi. Phần gia đình tôi cũng dành thời gian cho bữa tối đặc biệt để đón mừng Tết hoặc cũng mở nhạc Xuân, mặc dù chúng tôi chỉ ăn thử những món ăn truyền thống và cũng chưa có kỷ niệm với lời các bài hát Xuân. Không mấy ai trong chúng ta thực sự thưởng thức nhiều hơn vài miếng bánh Chưng, Bánh Tét, các loại mứt hay hạt dưa ngày Tết. Riêng tôi vẫn đã tổ chức những buổi đi chơi, ăn Tết Âm Lịch (Lunar New Year) cho những người bạn Mỹ gốc Á của mình.
Mặc dù tôi lớn lên ở Seattle với dân số Châu Á đông đúc, nhưng tôi chỉ bắt đầu đánh giá cao ngày lễ hội quan trọng nhất đối với nhiều người Châu Á ở tuổi trưởng thành.
Tôi có một số người bạn Á châu mà có bậc cha mẹ, vẫn duy trì như cả sự thiêng liêng với ngày Tết Âm Lịch, và kết quả là họ đã được thừa hưởng những tinh tế của cả hai nền văn hóa liền mạch hơn, nơi họ trải nghiệm kỹ lưỡng về di sản cũng như văn hóa chính thống của Mỹ. Có những người Á châu khác mà tôi được biết chỉ tổ chức mừng những ngày lễ truyền thống của riêng họ và như xa lạ-từ chối những ngày lễ như Giáng sinh, thường là vì lý do tôn giáo.
Một số người đã tiếp tục những truyền thống mà họ học được từ cha mẹ của họ. Những người khác, giống như tôi, đã tìm ra cách để tiếp nhận và khôi phục các truyền thống sau này trong cuộc sống. Đối với nhiều đồng nghiệp người Mỹ gốc Á của tôi, cách nhóm chúng tôi ăn mừng Tết Âm Lịch (Lunar New Year) là thể hiện một cách để có mối quan hệ của nhóm bạn với người Á châu ở Mỹ. Nó cho thấy ý nghĩa rằng tôi rất có may mắn khi có hai Năm Mới để mừng!.
Ngày 12 tháng 2 này, sẽ không có đốt pháo nhiều, không có Múa Lân (Lion Dance), không có lễ hội ẩm thực ở các khu phố Tàu, Tết in Seattle Center và khắp các nơi có cộng đồng người Việt, có Little SaiGon trên khắp nước Mỹ. Không có nhiều dấu hiệu theo thông lệ nào báo hiệu Tết Âm Lịch đang đến, mùa Xuân đang về như các năm trước… Bây giờ vì sự cách ly này; với tôi Tết năm nay sẽ giống như cái Tết mà tôi đã trải qua, khi lần đầu tiên sống ở Việt Nam vào năm 2003: tĩnh lặng
, giản dị, chỉ là quãng thời gian nghỉ ngơi, để tập trung vào với gia đình ý nghĩa, sống lại những quãng tuổi thơ, thời bé bỏng mình quên mất cái hạnh phúc đó…
***
Ngoại trừ lần này, thì tôi biết, tôi đã ở bên trong của sự đầm ấm của ý nghĩa Tết. Tinh thần đón mừng “Năm mới của chúng ta” được tôn vinh trong chính chúng ta.
Tôi được ăn mừng cả hai lần Năm Mới hàng năm.
Đó chính là ngày 1 tháng 1, ngày đầu tiên của năm lịch Gregory. Và sau đó là Tết Nguyên Đán (có nghĩa là ngày đầu tiên của năm), rơi vào ngày đầu tiên của lịch theo chu kỳ của mặt trăng (còn gọi là Âm Lịch), Tết thường hay trúng vào khoảng từ hạ tuần tháng 1 (còn được gọi là tháng Giêng) đến giữa tháng Hai Dương lịch.
Tết Nguyên Đán được tổ chức trên các nền văn hóa châu Á khác nhau, mỗi nền văn hóa đều có truyền thống riêng. Lưu ý: Vui lòng không gọi Tết Nguyên đán là “Tết Chinese New Year” trừ khi bạn đang nói chuyện với một người là người Trung Quốc. Ở Việt Nam, nơi tôi sinh ra, Tết Nguyên Đán được gọi đúng vỏn vẹn một chữ là “Tết” và nó có ý nghĩa giống như Giáng sinh và Năm Mới gộp lại ở Mỹ.
Người Việt Nam phân biệt Tết bằng cách gọi ngày 1 tháng 1 (hoặc tháng Giêng) là Tết Tây (Tết phương Tây) và Tết Nguyên Đán là Tết Ta, Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền, Tết Việt Nam. Cách mừng Tết được mô tả bằng các tên gọi khác nhau để cảm thông với cách quen gọi tên có tính tương đối của nó.
Tôi đã học dần theo cách đón Tết như thế nào là một hành trình và một nỗ lực phối hợp. Đối với nhiều người nhập cư và con cái của những người nhập cư, điều gì đó tưởng chừng như cơ bản như cùng mừng năm mới có thể là một biểu hiện của cách chúng ta điều hướng đa bản sắc văn hóa của mình.
Lớn lên ở Mỹ vào những năm 1980 và 90, tôi được chỉ dạy gọi ngày 1 tháng 1 là Tết. Hồi đó, cha mẹ tôi, cũng như nhiều người nhập cư khác, có khuynh hướng cho rằng tôi chỉ nên chuyên chú nói tiếng Anh để tôi có thể hòa nhập và bắt kịp những lời giảng dạy ở nhà trường. Tôi đã ngừng nói tiếng Việt khi vào mẫu giáo và tôi không chuyên chú học lại tiếng Việt như các trẻ Việt đồng trang lứa. Mãi cho đến khi tốt nghiệp đại học tôi lại dành thời gian trọn vẹn để chỉ học Việt ngữ. Không giống như bây giờ; Khi mà nhiều bậc cha mẹ đang mong muốn con cái của họ phải nói được hai cho đến ba thứ tiếng.
Khi còn nhỏ, tôi biết đó là Tết bởi những mâm kẹo, mứt, bánh… Tết đặc biệt còn có những phong bao lì xì đỏ thắm mà tôi nhận được từ người thân và bạn bè của bố mẹ khi tôi và các em hay trẻ đồng lứa vẫn cúi đầu đọc lời chúc Tết thuộc lòng rất đặc biệt. Vì bố mẹ tôi điều hành một tờ báo tiếng Việt, khiến mỗi dịp Tết càng thêm bận rộn để phục vụ nhu cầu thông tin quảng cáo Tết của khách hàng và chúng tôi không có thời gian để quan sát đủ các phong tục Tết khác, theo vùng, theo tôn giáo cũng có đôi chút khác biệt…
Tôi chứng kiến Tết ở Việt Nam lần đầu tiên vào năm 2003 khi là một sinh viên vừa tốt nghiệp từ Mỹ sống ở Hà Nội để khảo cứu và trau dồi Việt ngữ. Khả năng tiếng Việt của tôi hồi đó vẫn ở mức trung bình. Tôi nói “chứng kiến” bởi vì tôi chưa thực sự trải nghiệm qua các điều đó. Tết là khoảng thời gian tuyệt vời để nghỉ ngơi và yên tĩnh; mọi thứ như đều ngưng đọng lại, tạm đóng cửa để mọi người có thể ở nhà với gia đình, về thăm quê, nghỉ tối đa một tuần. Vì tôi không ở gần bất kỳ người dân địa phương nào ở Việt Nam để được mời ăn Tết hoặc đến nhà của họ; nên tôi đã trải qua cái Tết năm đó, chỉ có một mình. Đối với những người ngoại quốc sống ở Hà Nội, Tết có nghĩa là sự bất tiện vì các cửa hàng và nhà hàng đóng cửa. Đối với tôi, tôi tò mò vì tôi biết mọi người đang ăn mừng bên trong nhà của họ, và tôi khao khát được trở thành một trong những người khách, nói chung là mọi người đang rộn rã chia nhau niềm vui…
Những năm sau đó, khi sang sống ở Âu châu, tôi gặp gỡ những người Việt Nam đang sinh sống hoặc du học ở nước ngoài để cùng đón Tết.. Để cùng ghi dấu một ngày đầu năm-lễ hội nà. Người Việt Nam khi nói “ăn Tết”, nghĩa đen là “ăn Tết Việt Nam- Tết Ta”. Có rất nhiều món ăn truyền thống mà mọi người chỉ ăn trong ngày Tết. Tôi ăn Tết với các sinh viên tốt nghiệp khác ở Aix en Provence, ở Paris, ở Cambridge.
Năm ăn Tết với ký ức đẹp nhất của tôi là năm 2008, khi tôi trở về nghiên cứu thêm về lịch sử Việt Nam và Á châu, cũng để học thêm Việt ngữ, sống ở Hà Nội, quen thuộc nói tiếng Việt khi đến với nhiều thư viện. Đến lúc đó, tôi có thể nói tiếng Việt trôi chảy, tôi đã quen biết được nhiều nhóm bạn Việt Nam khác nhau, kể cả các bạn Việt từ Mỹ, và bạn Mỹ từ Seattle sang. Và từ những nhóm bạn, nhiều người cũng hay thích mời bạn đến nhà… Có một bữa ăn truyền thống – gà luộc chấm muối, tiêu và lá chanh thái mỏng; bánh Dầy bánh Giò làm bằng gạo nếp, đậu xanh và thịt heo bụng có mỡ và da; Canh măng khô, hay chua; và giò chả, hay giò thủ gói bó chặt trong lá chuối. Tôi vẫn thích ăn các món này nhiều lần…
Vào vài ngày nghỉ Tết hồi đó, tôi cũng đến đến nhà một người bạn, nơi tôi xem những người đàn ông mổ heo vào buổi sáng, tiếp theo là thui (đốt) sạch lông của con heo, và những người phụ nữ làm món giò chả bằng thịt tươi ngon nhất mà tôi từng thưởng thức cho đến cuối ngày hôm đó. Rồi cũng là ngày Tết, tôi đi theo cùng một gia đình khác để có chuyến đi của họ để cúng bái ông bà, tưởng nhớ tổ tiên của họ tại một nghĩa trang. Tôi lái xe từ nhà về nhà trên chiếc xe gắn máy của mình, trong bộ quần áo mưa của đàn ông thường mặc, cảm nhận cơn mưa gió quất vào người. Đó lại đứng vào một trong những mùa Đông lạnh giá nhất của Hà Nội. Tôi cũng từng ăn Tết trong một căn phòng nhỏ chung cư, nơi có một bà mẹ đơn chiếc sống cùng con gái, cũng như từng đến ngôi nhà bốn tầng nơi có bốn thế hệ cùng sinh sống và ở giữa các quy mô và hình dạng, nếp sống gia đình, theo hoàn cảnh một mái ấm khác biệt. Chắc hẳn năm đó tôi đã “ăn” Tết ít ra cũng từi tám đến mười gia đình.
Khi chuyển về Seattle vào cuối năm 2008, tôi đã tham dự các lễ kỷ niệm của cộng đồng địa phương như Tết in Seattle tại Seattle Center tại Cộng Đồng Người Việt Tacoma nơi có nhiều chính khách Mỹ cũng được mời đến ăn Tết và đón Giao Thừa, ăn Tết ở Chùa Cổ Lâm, ngôi chùa Phật giáo Việt Nam khung cảnh xây dựng bề thế nhất ở Seattle. Với màn bắn pháo bông vào phút Giao Thừa, kéo dài đến 45 phút. Tôi đã mời những người bạn không phải là người Việt Nam đến tham gia và tìm hiểu về nền văn hóa của Việt Nam tôi, ngay cả mãi gần đây biết được đó là một trong những điều mà tôi chỉ mới tự mình khám phá, đang có tại nhiều nơi trong cộng đồng. Gia đình tôi không cùng đi với tôi cùng lúc lên chùa. Và tôi giới thiệu các nơi tổ chức Tết cho những người bạn Việt Nam du học ở Seattle, những người Mỹ từng học ở Việt Nam.
Tôi bắt đầu bảo tồn một số truyền thống Tết, như luôn dọn dẹp mọi phòng mọi góc nhà cửa, và sắp xếp ngăn nắp tại văn phòng làm việc phải thật gọn gàng sạch sẽ trước khi kỳ nghỉ Tết bắt đầu, và lại phát lì xì cho con cái của bạn bè tôi. Phần gia đình tôi cũng dành thời gian cho bữa tối đặc biệt để đón mừng Tết hoặc cũng mở nhạc Xuân, mặc dù chúng tôi chỉ ăn thử những món ăn truyền thống và cũng chưa có kỷ niệm với lời các bài hát Xuân. Không mấy ai trong chúng ta thực sự thưởng thức nhiều hơn vài miếng bánh Chưng, Bánh Tét, các loại mứt hay hạt dưa ngày Tết. Riêng tôi vẫn đã tổ chức những buổi đi chơi, ăn Tết Âm Lịch (Lunar New Year) cho những người bạn Mỹ gốc Á của mình.
Mặc dù tôi lớn lên ở Seattle với dân số Châu Á đông đúc, nhưng tôi chỉ bắt đầu đánh giá cao ngày lễ hội quan trọng nhất đối với nhiều người Châu Á ở tuổi trưởng thành.
Tôi có một số người bạn Á châu mà có bậc cha mẹ, vẫn duy trì như cả sự thiêng liêng với ngày Tết Âm Lịch, và kết quả là họ đã được thừa hưởng những tinh tế của cả hai nền văn hóa liền mạch hơn, nơi họ trải nghiệm kỹ lưỡng về di sản cũng như văn hóa chính thống của Mỹ. Có những người Á châu khác mà tôi được biết chỉ tổ chức mừng những ngày lễ truyền thống của riêng họ và như xa lạ-từ chối những ngày lễ như Giáng sinh, thường là vì lý do tôn giáo.
Một số người đã tiếp tục những truyền thống mà họ học được từ cha mẹ của họ. Những người khác, giống như tôi, đã tìm ra cách để tiếp nhận và khôi phục các truyền thống sau này trong cuộc sống. Đối với nhiều đồng nghiệp người Mỹ gốc Á của tôi, cách nhóm chúng tôi ăn mừng Tết Âm Lịch (Lunar New Year) là thể hiện một cách để có mối quan hệ của nhóm bạn với người Á châu ở Mỹ. Nó cho thấy ý nghĩa rằng tôi rất có may mắn khi có hai Năm Mới để mừng!.
Ngày 12 tháng 2 này, sẽ không có đốt pháo nhiều, không có Múa Lân (Lion Dance), không có lễ hội ẩm thực ở các khu phố Tàu, Tết in Seattle Center và khắp các nơi có cộng đồng người Việt như tại Tacoma và Seattle, và khắp các nơi có Little SaiGon trên nước Mỹ. Không có nhiều dấu hiệu theo thông lệ nào báo hiệu Tết Âm Lịch đang đến, mùa Xuân đang về như các năm trước… Bây giờ vì sự cách ly này; với tôi Tết năm nay sẽ giống như cái Tết mà tôi đã trải qua, khi lần đầu tiên sống ở Việt Nam vào năm 2003: tĩnh lặng
, giản dị, chỉ là quãng thời gian nghỉ ngơi, để tập trung vào với gia đình ý nghĩa, sống lại những quãng tuổi thơ, thời bé bỏng mình quên mất cái hạnh phúc đó…
***
Ngoại trừ lần này, thì tôi biết, tôi đã ở bên trong của sự đầm ấm của ý nghĩa Tết. Tinh thần đón mừng “Năm mới của chúng ta” được tôn vinh trong chính chúng ta.
Julie Phạm (Hoài Hương)
Source: Nguoi Viet NW