Từ sau năm 1994, một số quảng cáo về điện thoại, internet, và đặc biệt là thị trường gọi điện thoại về Việt Nam do các hãng điện thoại lớn hướng tới cộng đồng Việt, thời lượng điện đàm được tính bằng phút (mỗi phút phải trả bao nhiêu tiền)
Mở màn từ cuộc xung trận tiên phong của công ty danh tiếng AT&T đã kích thích kéo theo nhiều lãnh vực của các công ty điện thoại và internet khác, cùng thời đã kích thích tăng thêm các lãnh vực Xe hơi, thời trang shopping (JC Penny, Sears) Hãng Bia như Miller, Maggi (xì dầu và các sản phẩm phụ) McDonalds. Hơn thế nữa còn có cả loạt nhà bank bắt chước nhẩy vào quảng cáo trên báo chí truyền hình, radio Việt ngữ như: Bank of America, Wells Fargo …
Lúc bấy giờ các hãng lớn như AT&T, MCI, Sprint …. ngoài các công ty lớn còn kéo theo một số công ty chỉ chuyên bán thẻ, prepaid .v.v.. cũng quảng cáo liên tục vì dù sao lúc ấy cũng như cả bây giờ nhiều người vẫn thấy sự tiện dụng, kể cả hiện nay đã có Viver miễn phí.
Đáp ứng với việc chọn lựa các báo hàng ngày, báo tuần, radio, truyền hình, các công ty Mỹ thường chọn làm việc trực tiếp với các Agency để biết về lai lịch các cơ sở truyền thông, cũng như các Agency hiểu tâm lý cộng đồng để đảm trách luôn về thiết kế nội dung trang quang cáo . Các agency, là “trung gian” chọn và đề nghị danh sách các tờ báo giúp thiết kế cho các công ty gửi quảng cáo đến để phổ biến.
Khởi sự từ năm 1991, một công ty từ San José đứng ra nhận quảng cáo từ các khách hàng, phần nhiều là công ty lớn của Mỹ. Đó là nhóm kỹ sư trẻ gốc Việt với Intergrated Ad, Inc., Cùng lúc nhóm này phát hành kèm một tạp chí hàng tháng mang tên “Thị Trường Tự Do Magazine” phát hành rộng trong vùng San Jose, và gửi đến các cơ quan truyền thông Việt ngữ cũng tiếp tay quảng bá, tặng không đến đồng hương.
Tờ nguyệt san in trên giấy láng cùng khổ của Thế Giới Tự Do thời xa xưa (8.5” x 11”), hình thức đẹp bao gồm nhiều công ty Mỹ trả tiền quảng cáo…
Có thể nói chỉ 4 hay 5 trang quảng cáo Mỹ về điện thoại và internet đó, đã đủ để thanh toán những chi phí ấn loát và phát hành khiến nhóm anh em trẻ chủ trương phấn khởi. Tương tự như tạp chí Thị Trường Tự Do, lúc đó các tuần báo được nhận quảng cáo Mỹ này có một “Rate Sheet” rất cao. Mỗi tuần các cơ quan truyền thông làm việc chung với Thị Trường Tự Do đều có ba tới sáu quảng cáo đắt giá của các công ty này như: AT&T, MCI, Sprint. Trang ngoài cùng một hãng đăng rời. Các hãng này còn yêu cầu đăng 2 trang liền Center Fold nữa.
Cùng thời ấy, những công ty Mỹ khác như J.C. Penny, Sears, McDonalds … cũng hay đăng những chiến dịch Big Sale!
Nhóm anh em Integrated từ San Jose bao gồm: Phạm Phú Nam, kỹ sư Mai Thanh Tùng, kỹ sư Ngô Anh Tuấn, Nguyễn Trọng Khiêm, Trần Duy .v.v.. với văn phòng trang bị rất tiêu chuẩn để đáp ứng một thị trường đầy năng lực, qua thành công từ tuần báo Thằng Mõ, khiến chính cả nhật báo Mercury News cũng muốn làm chủ mô hình tương tự, và cuối cùng họ đã tự ra ấn bản Việt ngữ cũng kéo dài ngang ngửa là 10 năm ngang với báo của nhóm Phạm Phú Nam. Hay một hai agency cũng có người Việt, nhưng anh Nguyễn Hưng tại Times Advertising (San Francisco), Intertrend với Hòa Bình và Vành Khuyên ở Little Saigon Cali, giúp nuôi dưỡng tờ Việt Báo tồn tại. Với các agencies này chính là cầu nối mang quảng cáo trả tiền cao về cho báo chí, truyền thông trong khoảng từ 1994 đến năm 1997 hay kéo dài thêm một thời gian nữa rồi giảm dần. Tạo cơ hội cho làng báo Việt ngữ nở rộ, nổi bật ở hải ngoại. Khi nhóm Thị Trường Tụ Do tạm ngưng đã nhường chỗ cho các công ty của nhóm Việt khai thác vẫn còn khai thác dù không còn mạnh như trước…
Nói riêng ở vùng phía Tây Hoa Kỳ, chúng ta có rất nhiều agency do người Mỹ, người Hoa, người Đại Hàn làm chủ, điển hình như T.D.Wang bước đầu có văn phòng trong khu phố Tàu International District sát cạnh Little Saigon, đảm trách việc phổ biến quảng cáo cũng như tổ chức các chương trình bảo trợ cho các dịp lễ hội, cùng với một số Agency khác do do người Đại Hàn hoặc Trung Hoa đứng đầu….
Nhu cầu quảng cáo của các công ty lớn của Mỹ dần thu hẹp với cộng đồng Việt
Như đã nêu ở phần trên, AT&T tiên phong với mức đầu tư mạnh từ năm 1994 và dần dần rút ra vào 1997; cũng đã được thay thế tiếp tục bởi các công ty điện thoại khác như Comcast, Direct TV v.v… nhưng số lượng và nội dung có giảm sút và giảm giá trả cho báo chí so với quãng thời gian 4 năm về trước. Đặc biệt là những năm càng về sau càng có thêm báo chí Việt ngữ ra đời, và thêm các đài radio và Tivi của người gốc Việt làm chủ, vừa phải chia ra nhiều chỗ, vừa cạnh tranh giá .v.v.. nên báo chí đã bước vào thời có nhiều khó khăn.
Chủ nhiệm Phạm Phú Nam người có nhiều sáng kiến… gặp bế tắc với Việt Magazine..
Người đại diện của Integrated Ad, Inc (ra đời từ 1991) khi mở chiến dịch xuất bản thêm tạp chí phát hành rộng gửi đến tận nhà của người Việt có tên là “Việt Magazine”, kỳ vọng tăng mãi lực quảng cáo được đi xa rộng hơn. Dù vậy, Việt Magazine nhờ có sự tài trợ mạnh mẽ của AT & T từ năm 1994 nhưng cũng chỉ kéo dài đến 1998 phải đình bản, trong lúc lợi tức thu nhập từ Việt Magazine thua lỗ, dù một thành viên Ban Giám Đốc đã chịu tái đầu tư thêm đến $300,000 US dollars, nhưng vẫn không duy trì nổi kế hoạch in báo phổ biến đi xa trong Hoa Kỳ lúc ấy.
Mercury News ra ấn bản Việt ngữ như Việt Magazine: cũng bỏ cuộc, cả hai đóng cửa sau 10 năm
Sau khi Integrated Ad, Inc (từ 1991) giải tán vì thua lỗ với Việt Magazine, Phạm Phú Nam tiếp nối với Vietnam Link vào năm 2000, trong lúc kỹ sư Nguyễn Tùng trở lại các công việc kỹ sư lương cao cũ. Trong lúc các báo chí Việt ngữ cũng mất đi sự hỗ trợ quảng cáo hàng tuần từ các công ty lớn với giá cao.
Báo giấy Mỹ, Việt nói chung lâm vào khó khăn hay bế tắc…
Đúng vào thời đại báo điện tử ra đời, các trang mạng tin online, YouTube, Facebook làm mưa gió thay đổi nhiều nhu cầu đọc tin tức và giải khiến báo giấy nói chung đều bị dồn vào hoàn cảnh khó khăn, phải dần mở thêm trang báo điện tử để duy trì có thêm người đọc, theo dõi quảng cáo cũng từ các trang mạng điện tử.
Cập nhật tình hình báo chí từ năm 2020, ngoài hậu quả của đại dịch gây ra và cuộc đấu đá “vỡ đầu sứt trán” qua bầu cử giữa đảng Đỏ và đảng Xanh cũng làm tan hoang một số Big Tech và truyền thông hoặc TV kỳ cựu kể cả CNN, cũng có các tờ báo hoặc big tech gần như phá sản hoặc phải bán. Nhưng cũng trong thời thế đã tạo được những “anh hùng livestream” Youtube với số views cao, thu đạt tài chánh đáng kể. Youtube hoặc livestream mang lợi tức về cho trung tâm ca nhạc, nghệ sĩ và các channel mới. Cũng có các Youtuber tung tin hấp dẫn mỗi ngày, đãng bỗng dưng được nổi lên tiếng tăm và phát đạt. Trong khi một số báo giấy, radio, TV cũ, (phần lớn) vẫn chỉ mong duy trì được cơ sở, nuôi đủ lương nhân viên và các cộng, tốn kém duy trì cơ sở, tiếp tục duy trì cơ sở của mình mà không phải “âm thầm đóng cửa”.
Phạm Kim (Người Việt Tây Bắc)
- Chú thích: (*) Từ năm 1994, Hoa Kỳ bỏ cấm vận đối với CSVN, ngay sau đó AT&T đã mở rộng kinh doanh trong nước cũng như tại chính Hoa Kỳ, trong chiến dịch tiếp thị lên tới $5 triệu US dollars được trích ra từ $200-$300 ngàn cho thị trường quảng cáo với báo chí truyền thông Việt ngữ.
- (**) Những năm gần đây, đối phó với chính sách của cựu T.T. Trump, các công ty lớn trong nước Việt Nam cũng mua nhiều dịch vụ từ công dân Hoa Kỳ, xuyên qua cán cân mậu dịch HK-VN, xuyên qua các quảng cáo với các chương trình ca nhạc và TV, nhưng hầu như rất ít có với báo chí..
(***) Một câu hỏi trong nhóm sinh hoạt cộng đồng, bạn Thế Anh có hảo ý nêu câu hỏi: ” Báo chí Việt ngữ có vẫn là quan trọng và cần thiết?
- Câu trả lời được phát biểubởi người điều hợp: ” … Câu hỏi không phải là báo chí truyền thông Việt ngữ có cần thiết hay quan trọng, mà nó có đáp ứng được sức thu hút phục vụ mọi giới để được nuôi dưỡng ., cộng đồng hưởng ứng- thay vì chỉ có những người làm báo, tự xem như một sứ mệnh cống hiến, hy sinh cũng chỉ chịu đựng đến một lúc nào”…