Cũng khá thường xuyên, mỗi khi về thăm các con ở Seattle, ông Đô Đốc Thoại cũng thường có lý do chính đáng thăm anh em, hoặc gọi đi ăn cơm chung.
Nhớ lại thời còn trong Quân Đội khi xưa, thật họa hoằn lắm mới tiếp xúc cùng ông ngắn ngủi ngoài Đà Nẵng, khác hẳn với ông Đô Đốc Hoàng Cơ Minh thường dễ gặp hơn. Gần cuối tháng 3-1975 ở BTL phân công mỗi người đi một nơi, tôi ra Đà Nẵng suýt kẹt. Lần đầu gặp ở Seattle khi ông đến chỗ tôi làm việc, chứng tỏ “anh em thân tình, nhân viên mời bác Thoại tự nhiên vào bên trong … “Cứ vào phòng trong là gặp chú.” Ông gõ cửa và cứ mở đi vào, lúc ấy thức khuya tôi vừa nghỉ làm việc bề bộn, và ngủ trên ghế dài giống anh em lính mình ngày xưa nhiều khi “công việc hành quân cũng thế, cam go thật. Thế mới thương anh em lính mình hơn”. Ông buồn buồn thốt lên “Can trường”.
Nếu trước 1975 tôi có thoáng ý nghĩ “ông là một vị tướng tốt đường hoạn lộ công danh, oai phong …” quân phong quân kỷ, dù là công vụ cũng không dễ được gặp. Nhưng khi gặp lại vào những năm 2010 ở Seattle ông là một người chân tình, quan tâm đến đồng đội, bạn hữu, khi nói luôn tỏ ra ân cần, thăm hỏi, giọng oang oang nhưng toát ra sự đầm ấm ..
Chúng tôi liên lạc và cung cấp các bài viết cho nhau, sau khi “Can Trường Trong Chiến Bại” thành công từ lần ra mắt đầu tiên cho đến đợt tái bản lần thứ ba, sách vẫn bán chạy .. được đánh giá với nhiều lời khen: Là một trong những cuốn sách “hồi ký về cuộc chiến” mang tính trung thực, kể lại tuần tự những kỷ niệm đời quân ngũ, ông từng ở mức độ gần gũi với hai đời tổng thống khởi đầu là với cố TT Ngô Đình Diệm, đến vị tổng thống cuối cùng có thời gian điều hành đất nước nhiều năm của miền Nam (chứ không ngắn và gấp rút như cụ Hương và ông Minh)
Trong lúc đọc “Can Trường Trong Chiến Bại”, sẵn tiện tôi vẫn gọi ngay điện thoại cho ông để nghe ông giải thích … lan man đi với nhau về các vùng sông biển đất nước, tò mò nghe thêm về các vị nguyên thủ Quốc Gia mà theo ông biết …
Tôi rất hào hứng về chuyện ông kể lại những lần Tổng Thống Thiệu ngủ lại dinh thất của HQ Tư Lệnh vùng 1.
Hai vị tướng chỉ huy: một vị trong quân chủng và một vị là tư lệnh quân khu 1, cũng chẳng nghĩ đến việc đề nghị thăng cấp cho ông nhanh và “trẻ trung” để lên tướng sớm như thế, nếu không có trực tiếp bàn tay của Tổng Thống.
Ngày vinh thăng cấp Phó Đề Đốc tại Dinh Độc Lập, ông Thiệu trách cứ vài lần.
Khi ông Thiệu ngủ lại nhà ông Thoại, những nhỏ nhen chèn ép và những cách chọn lựa phong chức, thăng cấp đã nói ra, và đã viết lại trong “Can Trường Trong Chiến Bại”.
Thường thì Tổng Thống vẫn đặt ra câu hỏi (thử thách hay chỉ là chân tình thôi vì ý định thăng cấp do chính ông đã quyết định. Lời giải thích của TT Thiệu với ông Thoại gây shock cho tôi. Đó là vào phút đường cùng, lọt vòng vây địch quân – anh có bên cạnh cánh tay mặt thân tín, anh phải làm gì? Anh phải trả lời, trước khi tôi quyết định thăng cấp. Dĩ nhiên câu hỏi này chỉ là “xác định tình nghĩa” chọn tay thân tín mà thôi.
Để hiểu rằng tính đa nghi và cẩn thận, chọn người chỉ huy.
Chuyện Quân Đội ngày xưa gác lại trở về với những gặp gỡ thân tình, và “gỡ nút” cho những đau thương nghiệt ngã của “tháng 3 gẫy sung” mà các cây bút như nhà văn TQLC Tô Văn Cấp hay nhà văn, TQLC cũng từng làm việc trong tòa soạn Nhật Báo Người Việt, anh Cao Xuân Huy, mà anh cũng là nạn nhân của cuộc triệt thoái và kẹt lại bãi biển Mỹ Chánh, tưởng là đã chết như bao nhiêu người khác, để sống sót trở về kể lại … với bao câu hỏi và oán trách nặng lời với được hồi tưởng. Có đúng và cũng có sai.
Có một khoảng thời gian tôi bỏ làm việc khác chăm chú vào việc “nhìn lại” qua các cuộc phỏng vấn với những ai có thẩm quyền, hoặc can dự, kể cả HQ Thiếu Tá Trần Bá Hạnh, hiện ở gần nhau chung một thành phố. Việc “mất thì giờ” này chỉ nhằm bổ sung cho bài viết dài trước đây, trong vai trò một phóng viên chiến trường “tường thuật lại những giờ phút cuối cùng ở BTL-HQ Saigon.
Có những người không mấy thiện cảm với Hải Quân gốc Bắc và từ Thủ Đức sang, được gọi là “Hải Quân Chiến Binh” … kể cả ông Hạnh khi còn ở WA DC cũng phê phán vì tôi không phải là xuất thân từ trường Đào Tạo Sĩ Quan Hải Quân.
Nhưng dĩ nhiên phải có những người ủng hộ 100% hoặc gần như thế. Trong số này phải kể là có Đô Đốc Tư Lệnh cuối cùng: Chung Tấn Cang – Đô Đốc Trần Văn Chơn, Đô Đốc Hoàng Cơ Minh, Đô Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, bạn cũ Đặng Phú Thiệt v.v…
Nhưng sau cả tuần phỏng vấn ghi chép với tướng Thoại, tôi gác lại công việc viết nghiên cứu này!
Sau này, một hai năm gần đây, đôi lúc có những người trong Hải Quâ như nguyên hạm trưởng HQ 16 (Trung Tá Thương?) có đăng bài khởi đầu trên Cali Today đã kích nhiều điều … như Hoàng Duy Hùng chống lại “HQVN trong sự đối đầu với Trung Cộng.
Những lúc ấy chúng tôi sát cánh hơn, tôi từng âm thầm hỗ trợ, tâm sự nhiều hơn với ông tướng Thoại, cũng như ủng hộ Đức Ông Tuấn, khi ngài bị quấy nhiễu, hay vài anh em đồng hương Seattle bị nhiểu lầm, hay nói cách khác bị vu oan.
Đó cũng là kỷ niệm khi bị đồng đội muốn hai người chú tôi, Trung Tá Phạm Khanh, chỉ huy trưởng trung tâm huấn luyện cán bộ CTCT (trong trại Lê Văn Duyệt Saigon) hay giáo sư/tiến sĩ Phạm Thiên Hùng bị một đồng nghiệp dùng các diễn đàn báo chí thời 1970 triệt hạ hoặc vài năm trước đây, vấn đề tác quyền, và quyền tác giả bài hát “Nỗi Lòng Người Đi” khiến nhạc sĩ Anh Bằng và tôi gần nhau hơn. Lúc ấy ông già Anh Bằng rất tự tin xem như không có gì vì đó chính là sáng tác của ông. Gặp rắc rối giữa đường, trong việc chỉ huy trận Hoàng Sa và những câu hỏi chưa được trả lời của cuộc di tản khỏi bãi biển Mỹ Chánh cho TQVC, và Quân Nhân vùng 1.
Cám ơn ông tướng HQ có lòng và tận tụy, nhiều thành tích đóng góp cho quân đội, từ những câu hỏi về cuộc chiến đã qua. Về tình nghĩa cũng chiếm hết thời gian. Không phải để hỏi thăm nhau chuyện cờ Vàng, chuyện ông Trump, ông Biden, chuyện Đảng Cộng Hòa, Đảng Dân Chủ, Đảng Yêu Nước .v.v… Còn lại để dành cho sự thân tình quý mến, hãnh diện về ít hay nhiều một thơi phục vụ dưới Cờ. (PK)
Source: Nguoi Viet NW