* Truong Sinh Chung ( Jul 29, 2021, 9:34 AM)
Đây Bá láp tiếp !
Sống hơn 40 năm tại Đức, thì ít nhiều tôi cũng bị ảnh hưởng ! Người Đức ngoài lạnh nhưng trong thì nóng,họ cũng bá láp,bố lô bố la như HH3 vậy!nhưng khi bắt tay vào “việc”thì họ nghiêm chỉnh như thể .. lúc HH3 mình vào phòng thí nghiệm vậy: 1 giọt là 1 giot,một mg là 1 mg không hơn và cũng không kém.
Bản tính của người Đức được hun đúc qua triết lý của nhà triết học Immanuel Kant, trong tác phẩm”Sự Phân Tích bằng Lý Trí”. Tôi rất may được thầy Cam Duy Lễ dạy trong môn Luân Lý Học, trong lớp luyện thi Tú tài 2: Khi (được) nhắc đến triết lý của Kant, về sự Phân Tích bằng Thuần lý Trí, hồi ấy tôi chỉ nhớ ( mang máng) và cố gắng áp dụng vào cuộc sống của mình, nhưng ( đến lúc sống) trong thời chiến tranh, thì Lý Trí không thể thắng cây AK 47 của đám VC…Cho đến khi được nhận tị nạn vào Đức, tôi luôn mong thực hành những gì của vị triết gia này ( chủ trương; nhưng đôi khi nói ra thì) rất là” đụng chạm” đến những người VN, họ cho rằng tôi là thứ Quái đản, khó ưa!
Thế mà đi làm tại các công ty của Đức, tôi lại thấy rất thoải mái: Dường như triết học của Kant nó đã đi sâu vào tiềm thức của từng người Đức ngay trong cuộc sống hàng ngày: Kể từ lớp năm tiểu học, trẻ con đã được dạy theo triết lý đó, nên ngay trong cuộc sống ngày thường, họ cũng làm y như thế; và vì thế, dân Đức nhìn bề ngoài được coi là lạnh lùng khó ưa. Hẹn gặp nhau giờ nào thì phải đến đúng vào giờ đó, không được sớm hay trễ quá 5 phút; nếu không thì phải Xin lỗi, cho dù đến sớm! và phải đưa ra lời giải thích sao cho hợp lý! Vặn 1 con ốc, con vít thì cái moment vẫn phải đúng là bao nhiêu kg sức, không hơn và không được kém!
Nhìn 1 cặp vợ chồng già Đức đi dạo vào buổi chiều, khi họ qua cửa nhà mình thì khỏi phải coi đồng hồ cũng biết là 17giờ 23 phút,nếu có sai chắc chỉ vài chục giây đồng hồ thôi. Đứng chờ xe bus ở trạm xe, trên bảng thông cáo có đề rất rõ, 16 giờ 24 phút chẳng hạn thì nếu xe bus đến trễ chừng 2 phút là dân chúng chửi ầm lên, và ông tài xế bus phải xin lỗi: vì … cái đèn xanh đèn đỏ nào trước đó nó ” bất thình lình” có quá nhiều xe, và khách đi xe cằn nhằn rằng ” ông làm tôi về nhà trễ, để con gái tôi phải chờ ngoài cửa đến hơn…5 phút! …vv…và…vv….
Hồi năm 2011 thì phải, tôi lái xe qua bên tây để đến nhà ông Trọng HH3 mình. Trước đó xem bản đồ, tính toán rất kỹ, cứ ngỡ là sẽ đến vào y giờ đã hứa nào đó, nhưng không ngờ đâu dân Tây … lãng mạn quen, làm tôi chạy ” trật đường rầy “, và đến trễ hơn giờ hẹn. Đúng theo thói quen ở Đức, tôi mở lời xin lỗi, không ngờ Trọng cười xuề xòa, mà không cho đó là vấn đề. Khi khởi hành trở về Đức, chả hiểu sao xe bị nằm lại dọc đường, vì có 1 tai nạn nào đó ở trên đường rầy, thế là về trễ hết vài tiếng đồng hồ! Nhưng đám xe lửa Đức, chúng nó sợ đến xanh mặt, đến xin lỗi từng hành khách và còn…bồi thường bằng tiền mặt vì đến đích trễ nữa chứ!
Mấy đứa con của tôi đều sinh ra, học hành, và lớn lên tại Đức, nên trong mắt chúng nó, Bố là người ” Lè phè “và làm việc hơi “cẩu Thả “, mặc dù chúng nó rất kính yêu bố!
Có 1 chuyện tính chia xẻ đến ‘Quí Ngài’, đặc biệt là Anh Lang thích uống bia! Ở Đức, có 1 ” dụng cụ” rất đặc biệt, và chỉ có ở Đức mà thôi! Đó là món Beer Wämer, tiếng việt phải dịch là cái làm ấm bia!
Bia ở Đức, phải được rót ra ở 6°c, bọt bia phải cao hơn miệng ly là 1cm! Thời gian rót bia không được dài hay ngắn hơn 6 phút! Vì thế nên khi vào một quán Bar, gọi 1 ly bia thì không có chuyện hối! Người rót bia rất thủng thẳng, đúng 1 cm trên miệng ly và đúng 6 phút. Nhiệt độ bia đúng là 6°c. Thường những thùng bia 60 lít được để dưới hầm dưới đất cho nó mát; nhưng mùa đông, nhiệt độ ngoài trời có khi xuống đến -15°c, nhất là vào tối, bia bơm lên sẽ quá lạnh, uống không ngon!” Nên phải có 1 cái dụng cụ, như quả dưa leo nhỏ, được chứa sẵn trong nước nóng và được thả vào ly bia, để cho nó ” ấm Lên”, uống cho ngon miệng!
Tôi kể như thế hẳn là Quí Vị thấy là dân Đức có “Truyền Thống ” hoàn hảo ! Nhưng( Bánh Ít Nam Kỳ!) trước khoảng năm 1900, sản phẩm Đức nổi tiếng là “đồ dỏm”! Chuyến đi làm hàng giả hiệu, đặc biệt những sản phẩm kỹ nghệ ! Ai cũng chê!
Thuở đó, nước Anh đã hoàn tất cuộc cách mạng kỹ nghệ, sản phẩm Anh có phẩm chất đứng hàng đầu thế giới, bán chạy như tôm tươi ! Nên bọn Đức mới bắt chước làm hàng giả hiệu của Anh: Lúc đó, nếu tôi nhớ không lầm thì con dao hiệu Shaffer của Anh là nhất thế giới, chưa kể những thứ khác, từ đồ dùng hàng ngày đến máy móc..vv… Và Đức đã nhái làm hàng giả rạo, đem qua bán sang bên London, làm cho dân Anh bực mình. Chính phủ Anh hồi đó đã ra lệnh, từ nay tất cả các mặt hàng sản xuất tại Đức mà muốn đem qua bên Anh bán thì trên sản phẩm phải ghi rõ ràng là Made in Germany, nếu không là không được cấp giấy phép nhập cảng! Đây là 1 cái tát vào mặt của nền kỹ nghệ Đức, dân Đức cảm thấy … Xấu Hổ thay vì là chửi đổng như mấy ông Chai-na (China) ngày nay! Họ đã quyết tâm rửa mối nhục này: Chỉ chưa đến 10 năm sau, phẩm chất các sản phẩm Đức đã được người dân không chỉ bên Anh mà cả thế giới ưa chuộng, không những đẹp mà còn tốt nữa. Và “made in Germany” lại đã trở thành 1 danh từ tượng trưng cho sự bảo đảm về chất cũng như lượng! Từ cây viết chỉ, bàn chải, đến chiếc xe đạp, máy móc trong cơ xưởng…; trong đó, con dao sản xuất ở Solingen đẹp và bền hơn cả con dao Shaffre của Anh!
Ngày nay, bất cứ du khách nào đến Đức cũng cố gắng mua 1 con dao hay cây kéo chế tạo tại Solingen của Đức, nhãn hiệu nổi tiếng nhất là ” Cặp Sinh Đôi ” (Zwiling hay theo tiếng Pháp là Joumaux)!
Và đồng thời chính phủ Đức đã đặt ra 1 tiêu chuẩn sản phẩm kỹ nghệ đầu tiên trên thế giới, Deutsche Industrie Normen, viết tắt là DIN. Chỉ có những sản phẩm nào đạt được tiêu chuẩn định rõ mới được bán ra thị trường; vì thế, nếu có ai mua 1 sản phẩm Đức, khi đọc ở gói bọc, sẽ thấy ngay hàng chữ : Sản phẩm này được sản xuất theo đúng DIN của Đức! Cho dù đó là 1 cục bông gòn ráy tai, 1 cục gôm hay là 1 tờ giấy tập vở học trò( mẫu thông thường nhất là giấy DIN A-4, tức giấy tập vở thường dùng ).
Nên vào đầu những năm 1900, báo chí Anh đã la lên rằng hàng hoá Đức bây giờ tràn ngập thị trường, phẩm chất tốt mà lại rẻ, từ cây viết chì cho đến đôi vớ, đôi giày mà các cô các cậu trẻ mang để đi nhẩy đầm vào cuối tuần !
Xe hơi thì khỏi chê, từ xe hãng Benz, BMW, Audi, VW …vv…Và, chiếc xe hơi sở dĩ được chào đời sản xuất cũng nhờ vào 1 bà người Đức, đó là bà Bertha Benz, vợ của ông Benz. Khi xe Benz được sản xuất hàng loạt thì đứa con gái đầu lòng của ông bà vừa chào đời, ông bà đặt con nhỏ theo tên ‘Tây-bán-nhà’ ( tây ban nha, văn minh, tiên tiến …) là Mercedes… Đây lại là 1 câu chuyện khác nữa rồi ! Tôi muốn chừa lại chút xíu để lần sau còn có thể được bá láp tiếp với bằng hữu. Vậy nhé!
* Truong Sinh Chung.
(1) Tít do người đọc chọn.
[Nguồn: Truong Sinh Chung <truongsinh2@hotmail.com; qua: k3hh@googlegroups.com;]