Cũng có những Người Mỹ gốc Việt đã không yêu cầu bồi thường cho tác hại của thuốc diệt cỏ, mặc dù có bằng chứng hoặc giả thuyết cho rằng họ đang có tỷ lệ cao hơn của một số bệnh ung thư liên quan với ảnh hưởng chất độc màu Da cam
Ngoc Nguyen (NAM)
San Jose – Sau khi chữa bệnh hóa học trị liệu lần thứ 8, Trai Nguyễn thực sự kiệt sức và cơ thể ông hoàn toàn rệu rã. Người đàn ông 60 tuổi này đang mang trong mình một căn bệnh ung thư hiếm và quái ác, mà theo ông thì nó là kết quả của việc tiếp xúc với chất độc màu Da cam. Một thứ hóa chất làm rụng lá trong chiến tranh Việt Nam.
Các bác sĩ của ông tin rằng bây giờ căn bệnh ung thư của ông có thể thuyên giảm đôi chút, nhưng đó là chút an ủi mà thôi. “Hai tay tôi lắc dữ dội. Tôi không thể làm bất cứ điều gì”, ông chia sẻ với những người thân khi đang ngồi ở ghế salon căn apartment hai phòng ngủ.
Hậu quả của chiến tranh đã đưa Trai đến Hoa Kỳ nơi ông xây dựng lại cuộc sống của mình nhưng bây giờ thì ông hoàn toàn sống trong túng thiếu. Sự may mắn này đáng lẽ có thể đem lại sự thay đổi tốt hơn điều mà ông có trong quá khứ của mình: Đó là bộ đồng phục ông mặc trong cuộc chiến.
Là một người lính phục vụ trong quân đội Việt Nam Miền Nam, ông Trai tham gia tình báo phục vụ cho lính Mỹ. Ông đã kề vai sát cánh chiến đấu cùng người Mỹ và bị nhiễm chất độc màu Da cam mà được biết là nguyên nhân hủy hoại cơ thể họ. Nhưng ông hoàn toàn không được hưởng những đền bù cũng như chăm sóc y tế dành cho các cựu binh Mỹ bị tàn phế sau cuộc chiến tranh này.
Các cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam sống tại Mỹ, Úc, New Zealand và Hàn Quốc đều được nhận những khoản trợ cấp thương tật từ chính phủ của họ. Canada cũng đền bù cho những công dân bị nhiễm độc thuốc diệt cỏ trong thời gian thử nghiệm hóa chất trước chiến tranh. Văn phòng phụ trách Cựu Chiến Binh của Mỹ cũng chi trả hàng tỷ Đô la cho trợ cấp thương tật cho các cựu binh Mỹ bị nhiễm độc thuốc diệt cỏ. Ngược lại thì những người Mỹ gốc Việt bao gồm những thường dân và cựu chiến binh cũng từng bị nhiễm độc và hiện đang sống trong ốm đau, bệnh tật thì hoàn toàn không nhận được một cắc nào.
Phần lớn những người Mỹ gốc Việt đặc biệt là những cựu chiến binh Việt Nam Cộng Hòa, đều không đòi hỏi việc bồi thường cho những thiệt hại gây ra bởi thuốc diệt cỏ, thậm chí có bằng chứng hoặc giả thuyết cho rằng họ có thể cũng hứng chịu những bệnh ung thư liên quan đến nhiễm chất độc màu Da cam với tỷ lệ đáng kể. Bằng việc đổ lỗi cho hành động của quân đội Mỹ gây ra cho bệnh tật của cộng đồng họ, nhiều người cảm thấy rằng họ đang đứng về Chính phủ Cộng sản Việt Nam và họ coi thường đất nước mới của họ, nước Hoa Kỳ mà họ đang nhiệt thành cống hiến.
Trong hai năm vừa qua, các thành viên Quốc hội Mỹ đã đệ trình bộ luật giúp đỡ những người Mỹ gốc Việt và các nạn nhân bị nhiễm chất độc Da cam trong thời kỳ chiến tranh. Theo nhiều người ủng hộ thì cơ hội thông qua rất mong manh, đặc biệt là thiếu sự giúp đỡ của những người Mỹ gốc Việt và sự ủng hộ của các nhóm cựu chiến binh Mỹ.
Bernard Edelman, Phó Giám đốc về các vấn đề chính sách và công việc chính phủ dành cho các cựu chiến binh Việt Nam của Mỹ (VVA), cho biết rằng ông tin rằng rất nhiều cựu chiến binh người Việt đang phải gánh chịu hậu quả của việc nhiễm chất độc màu Da cam, nhưng nhóm của ông sợ rằng việc ủng hộ họ sẽ làm suy yếu những nỗ lực của họ dành cho các cựu chiến binh người Mỹ. Ông nói “Chúng tôi không ghen tỵ gì cả với các anh chị em người Việt của chúng tôi, nhưng chúng tôi không muốn nhìn thấy những cựu chiến binh người Mỹ, và con cháu họ bị lãng quên’’
Đã từng là một người lính trẻ, 19 tuổi, phục vụ cho quân đội miền Nam Việt Nam, Trai cho biết ông đã từng ở trong rừng cả đêm lẫn ngày với tư cách là “một gián điệp”, thu thập toàn bộ thông tin tình báo về lực lượng của địch dọc đường mòn Hồ Chí Minh, gồm một loạt các đường mòn đi bộ được sử dụng bởi các binh sĩ miền Bắc Việt Nam để tiếp tế cho miền Nam.
Theo như VA (Veteran Affairs), Lực lượng quân đội Mỹ đã dội xuống khu vực này thuốc làm rụng lá nhằm phá hủy những cánh rừng nơi đã che chở cho quân đối phương và nhằm phá hủy mùa màng. Từ năm 1961 đến năm 1971, quân đội Mỹ đã thả xuống khoảng hơn 19 triệu gallon thuốc diệt cỏ xuống miền Nam Việt Nam và các khu vực biên giới giữa Lao và Campuchia.
Trong khi ông Trai bắt đầu công việc làm ở trong rừng sau khi phun chất hóa học khoảng 1 năm sau đó, ông thấy sự ảnh hưởng khác biệt ở những vùng nông thôn xung quanh. Nhưng lúc đó, không có một ai biết rằng chất độc màu Da cam có chứa chất dioxin gây ung thư và ông Trai nói rằng ông chưa từng nghĩ rằng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của ông. Nhưng đã bốn thập kỷ nay kể từ khi chiến tranh kết thúc, quá khứ cứ đeo đẳng luôn bên ông.
Ông được chẩn đoán là bị ung thư hạch bạch huyết (không Hodgkin), là một loại ung thư một phần hệ thống miễn dịch. Nó là một trong hơn 12 loại bệnh mà cựu chiến binh người Mỹ được hưởng đền bù.
Một cựu chiến binh người Mỹ tại Việt Nam, một trung sĩ trong lực lượng không quân Mỹ tại Việt Nam năm 1970 cũng là một trong những người được hưởng quyền lợi này.
Smith hiện đang sống tại Montery, California, đã từng làm việc trong chiến tranh tại căn cứ không quân cũ của Mỹ tại Biên Hòa, nơi được coi là “điểm nóng’’ của việc nhiễm Dioxin (chất độc màu Da cam)
Năm 2002 khi ông 52 tuổi, ông được chẩn đoán là mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến. Hội Cựu chiến binh Mỹ liệt ông vào tình trạng khuyết tật 100% và cho ông trợ cấp là 2.800 đô la Mỹ một tháng. Ông cũng được miễn phí tiền thăm khám bác sĩ và đơn thuốc. Smith nói “những người đồng đội gốc Việt của tôi nên được đối xử giống như tôi.’’ Ông là một người hoạt động rất nhiệt tình trong chương trình “Cựu Chiến Binh vì Hòa Bình” – một nhóm cựu chiến binh tiến bộ của quốc gia.
Với ông Trai, người đang phải vật lộn để trang trải cho cuộc sống của mình, thì những lợi ích này thực sự cần có thể đem lại những thứ ông đang rất cần.
Hầu hết các chi phí y tế của Trãi đều được thanh toán bởi Medi–Cal, một chương trình bảo hiểm y tế của chính phủ dành cho người có thu nhập thấp. Hiện ông cũng không phải trả chi phí thuê nhà và các chi phí dành cho các hộ gia đình. Trai nói ông nộp đơn cho SSI, một chương trình của chính phủ chi trả các quyền lợi cho người khuyết tật nghèo khó. SSI nói với ông rằng bệnh tật của ông không phải là dạng khuyết tật dài hạn.
Những quyền lợi về khuyết tật dành cho các cựu chiến binh như Gordon Smith đang được hưởng là kết quả của việc đấu tranh gay gắt và lâu dài của các cựu chiến binh Mỹ yêu cầu Washington công nhận tác hại của chất độc Da cam.
Sau chiến tranh, hội cựu chiến binh Mỹ lúc đầu phủ nhận việc thuốc diệt cỏ liên quan đến các căn bệnh ung thư, dị tật bẩm sinh của con cái những cựu chiến binh, và một loạt bệnh tật khác nữa, mặc dù có hàng loạt dẫn chứng về những ảnh hưởng chết người của chất Dioxin. Các luật sư của Chương trình dịch vụ pháp luật quốc gia dành cho các cựu chiến binh (NVLSP) đã kiện VA (Veteran Affairs) vào năm 1986 và khi đã chỉ ra rằng một loại bệnh liên quan đến việc nhiễm độc chất diệt cỏ thì đã thỏa thuận một nghị định yêu cầu VA đền bù cho các cựu chiến binh, những người trước kia bị từ chối đền bù, khi mắc những bệnh này.
Cũng tại thời điểm đó, năm 1991, Tổng thống George H.W. Bush đã ký một đạo luật tạo ra một hệ thống quy định rằng khi nào thì một bệnh về khoa học liên quan đến việc nhiễm chất diệt cỏ.
Ngày nay, VA công nhận rằng hơn một chục bênh ung thư và các bệnh khác là hậu quả của thuốc diệt cỏ thời chiến tranh, bao gồm bệnh ung thư sarcoma mô mềm, ung thư hạch bạch huyết không Hodgkin, bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính, bệnh ung thư hạch bạch cầu loại Hodgkin, bệnh ung thư về hệ thống hô hấp, ung thư tiền liệt tuyến, bệnh Parkinson, cao huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, bệnh tiểu đường tuýp 2 và tật nứt đốt sống ở con cái của người bị phơi nhiễm.
Tất cả những điều mà một cựu chiến binh trong cuộc chiến Việt Nam cần chứng tỏ giả định người này bị nhiễm chất độc màu Da cam là người này đã đặt chân lên vùng đất của Việt Nam trong một thời gian nào đó hoặc người này phục vụ trên các tuyến đường thủy nội địa của Việt Nam” Giám đốc điều hành NVLSP – Bart Stichman kể lại trong một email.
Không còn tranh cãi gì cả về việc chất độc màu Da cam và các hóa chất khác tương tự đã được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam trong những năm chiến tranh.
Một nghiên cứu năm 2003 được in trong tạp chí Nature do giáo sư Đại học Columbia Jeanne và Steven Stellman dự đoán rằng có khoảng 4,8 triệu người dân Việt Nam đã tiếp xúc với thuốc diệt cỏ.
Theo như số liệu nhập cư của Liên Bang, hơn 739,000 người Việt Nam đã nhập cư vào Hoa Kỳ từ năm 1971 – 2000. Mặc dù rất khó xác định, nhưng hàng chục đến hàng trăm ngàn người nhập cư Việt Nam tại Hoa Kỳ có thể đã tiếp xúc với thuốc diệt cỏ.
Đối với cựu chiến binh Mỹ, có những nghiên cứu sâu xa về mối liên quan giữa việc tiếp xúc với thuốc diệt cỏ và tỷ lệ cao của một số bệnh ung thư nhất định. Nhưng không có nghiên cứu nào tương tự được thực hiện cho người Mỹ gốc Việt cả, nhưng việc phân tích các số liệu về căn bênh ung thư cho người Việt Nam nhập cư thể hiện những xu hướng đáng báo động.
Chuyên gia nghiên cứu về ung thư Scarlett Lin Gomez tại Viện phòng chống ung thư của California (CPIC) đã sử dụng các dữ liệu đăng ký về bệnh ung thư trên toàn tiểu bang California để so sánh tỷ lệ nhiễm bệnh của 14 loại bệnh ung thư phổ biến đối với sáu nhóm người châu Á và người da trắng.
Trong khi người da trắng có tỷ lệ cao nhất, thì một phân tích số liệu nghiên cứu được thực hiện bởi “New America Media” cho thấy so với các cộng đồng người châu Á khác, người Mỹ gốc Việt tại California đang phải chịu tỷ lệ lớn hơn về các tình trạng sau đây liên quan đến việc phơi nhiễm chất độc da cam:
· Đàn ông người Việt có tỷ lệ bị các bệnh ung thư cao nhất (các trường hợp được thống kê trong năm 2000 và tuổi điều chỉnh theo điều tra dân số năm 2000), hàng năm khoảng 375 ca mới nữa trên khoảng 100.000 dân. Với so sánh tương tự thì đối với đàn ông Trung Quốc, con số này chỉ là 335 thôi.
· Phụ nữ người Việt mắc bệnh ung thư hạch bạch huyết không Hodgkin cao nhất và có tỷ lệ tử vong về căn bệnh ung thư này cao nhất.
· Đàn ông người Việt mắc bệnh Sarcoma mô mềm cao nhất, một loại ung thư phát triển trong mỡ, cơ, hệ thần kinh hay các mạch máu.
· Đàn ông và phụ nữ Việt Nam có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao vì bệnh ung thư phổi.
Phát hiện cho thấy rằng nói chung tỷ lệ đàn ông Việt bị nhiễm bệnh ung thư cao hơn so với các người châu Á khác, phù hợp với những nghiên cứu khác cho rằng việc tiếp xúc với chất dioxin sẽ tăng nguy cơ nhiễm các loại bệnh ung thư, chứ không phải phải là chỉ một loại nào cả.
Chúng tôi tìm thấy một “nguy cơ nhiễm bệnh ung thư cao”, tiến sĩ Brenda Eskenazi, một giáo sư tại Trường Y tế công cộng tại Đại học California – Berkeley nói khi đề cập đến nghiên cứu về việc phơi nhiễm dioxin trong một tai nạn công nghiệp lớn tại Seveso, Italia năm 1976.
Theo các nhà nghiên cứu thì các bệnh ung thư phổi của những người Mỹ gốc Việt có thể được giải thích là do hút thuốc nhiều hoặc là tiếp xúc với khói thuốc nhưng điều này cũng không làm giảm được ảnh hưởng của chất độc màu Da cam.
Vào năm ngoái 2011, dân biểu Bob Filner giới thiệu một dự luật trong Quốc hội cho rằng sẽ hỗ trợ cho người Việt Nam bị ảnh hưởng bởi chất độc màu Da cam, bao gồm cả người Mỹ gốc Việt. Nhưng dự luật đã bị thất bại, nhưng sau đó thì vào tháng 6 dân biểu Barbara Lee (tại Oakland) lại đưa ra với sự ủng hộ mạnh mẽ của các cựu chiến binh vì hòa bình.
Trong số các quy định của mình, thì dự luật nhân quyền số 2519 chỉ ra rằng Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh (HHS) cung cấp tài chính thực hiện các đánh giá về sức khỏe của người Mỹ gốc Việt và kêu gọi HHS mở các trung tâm điều trị trong những khu vực có đông người Việt Nam sinh sống để giải quyết hậu quả của việc tiếp xúc với chất độc màu Da cam.
Bà cũng thừa nhận rằng lại một lần nữa điều luật này sẽ phải đối mặt với với cuộc đấu tranh cam go trong Quốc hội nhưng “Đó là điều nên làm trên phương diện đạo đức và sức khỏe cộng đồng.”
Vicky Nguyễn – 82 tuổi, một cư dân của San Jose, đã từng sống tại Đà Nẵng, gần căn cứ không quân cũ của Mỹ, nơi được coi là điểm nóng của Dioxin. Bà tin rằng là việc nhiễm hóa chất trong chiến tranh đã giết chết chồng bà và con gái lớn do cả hai đều mắc một loại bệnh ung thư rất lạ.
Nếu nó xảy ra đối với một người trong gia đình thì có thể coi đó là một trường hợp ngoại lệ, nhưng có đến hai người trong gia đình tôi cùng bị nhiễm bệnh tương tự, Vicky nói trong lúc ngồi cạnh bàn thờ tổ tiên có treo hình họ trong ngôi nhà của bà.
Con gái của ông Vicky Nguyễn, tên là Ngọc, bị chẩn đoán là bệnh ung thư hạch bạch huyết năm 1998 và sáu tháng sau cô đã chết ở tuổi 45 do sự phức tạp của bệnh ung thư và các căn bệnh khác. Năm 2004, chồng bà Vicky cũng chết do bệnh ung thư bạch huyết ở tuổi 80.
Vicky nói rằng bà muốn chính phủ Mỹ đền bù cho những mất mát này của bà.
Bà nói: “Sau khi mất mát người thân, liệu rằng cái gì còn lại ngoài tiền?”
Nhưng rất nhiều người trong số ngày đều không ủng hộ quan điểm của bà Vicky. Hầu hết những người Mỹ gốc Việt, đặc biệt là những cựu chiến binh của miền Nam Việt Nam, không yêu cầu bồi thường cho những thiệt hại gây ra bởi thuốc diệt cỏ. Một nhóm người chống Cộng trong cộng đồng đã khiến một số thành viên thẳng thắn nhất xem xét lại những nguy hại của chất độc màu Da cam như là một sự lừa bịp của Đảng cộng sản.
“Chỉ có một nhóm người đã không thừa nhận vấn đề liên quan đến chất độc màu Da cam – những người Mỹ gốc Việt” theo ông Nhan Ngo, một nhà nghiên cứu tại Đại học New York, người đã thất bại trong việc kêu gọi những người Mỹ gốc Việt ủng hộ một đạo luật chống lại những nhà sản xuất thuốc diệt cỏ năm 2004.
Phú Nguyễn không chấp nhận điều này. Là một đội trưởng bộ binh đóng quân gần khu căn cứ không quân quân sự của Mỹ tại Pleiku, ông nhớ lại rằng đã hứng chịu những trận mưa “thuốc diệt cỏ” xuống đầu.
“Tôi là một trong những người dân Miền nam bị nhiễm chất độc màu Da cam và tôi không bị ốm”, ông Phú hiện đang sống tại San Francisco nói. “Con cháu tôi cũng không bị đau bệnh gì cả, và chúng cũng không bị dị tật bẩm sinh hay khiếm khuyết về trí tuệ. Con gái tôi cũng học tới Tiến sĩ.”
Ông nói rằng cộng đồng tin rằng lý do mà Hà Nội tuyên bố có nhiều nạn nhân của việc xả chất độc màu Da cam là bởi vì “họ muốn kiếm tiền từ nước Mỹ”.
Tại thời điểm đỉnh điểm của chiến tranh năm 1968, Nhân Ngô đến Mỹ với tư cách là một sinh viên. Ngô nói, trong thời gian đó, ông chỉ trích chiến tranh và việc sử dụng thuốc diệt cỏ và bom Napalm của Washington.
Hàng thập kỷ sau đó, ông cũng lấy nguyên nhân này giúp cho các nạn nhân Việt Nam dành được đền bù tác hại gây ra bởi chất độc Màu da cam. Năm 2000, ông Ngô đã cố gắng kêu gọi liên minh các tổ chức dịch vụ xã hội của người Mỹ gốc Việt lớn nhất – Liên minh các tổ chức dịch vụ xã hội dành cho người Mỹ gốc Việt quốc gia – soạn thảo một lá thư kêu gọi Tổng thống Bill Clinton tài trợ cho các cuộc kiểm tra sức khỏe dành cho người Mỹ gốc Việt. Tuy nhiên, ông nói mọi nỗ lực đã bị những nhà sinh hoạt mạnh mẽ của cộng đồng người Mỹ gốc Việt bác bỏ”
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, chủ tịch BP SOS, một tổ chức về dịch vụ xã hội của người Mỹ gốc Việt cho rằng cộng đồng muốn lờ đi vấn đề này, “bởi vì họ coi đó là một mưu đồ của Đảng cộng sản (của Việt Nam) chống lại chính quyền Hoa Kỳ”
Ông Nguyễn nói rằng vấn đề này mang tính chính trị đối với Hà Nội, hiện tung dư luận cho rằng chất độc màu Da cam là vi phạm nhân quyền nhằm đánh lạc hướng những chỉ trích họ về việc bắt giữ tù nhân chính trị.
Trước khi nhìn vào những hậu quả liên quan đến sức khỏe của thuốc diệt cỏ đối với người Mỹ gốc Việt, nhiều nhà nghiên cứu nói rằng, bước đầu tiên là hỏi họ có bị tiếp xúc với chất diệt cỏ không? Nghiên cứu về vấn đề này gặp rất nhiều trở ngại.
Tiến sĩ Arnold Schecter, một giáo sư khoa môi trường của trường Y tế công cộng thuộc trường Đại học Texas tại Dallas, cho biết ông đã cố gắng nghiên cứu hàm lượng dioxin trong người Mỹ gốc Việt, nhưng ông đã không thành công trong việc tiếp cận với cộng đồng. Rào cản lớn nhất đối với nghiên cứu này là vấn đề nhạy cảm liên quan đến chính trị về chất độc màu Da cam trong cộng đồng.
Ông nói “Chắc chắn là một cuộc khảo sát nên được thực hiện về những người Mỹ gốc Việt lớn tuổi đã bị nhiễm chất độc màu Da cam, bởi vì họ sống trong những vùng bị rải nhiều chất độc màu nhất hoặc ăn phải thực phẩm nhiễm chất độc màu Da cam.”
Khi đặt vấn đề về hậu quả lâu ngày của chất độc màu Da cam, nhiều người Mỹ gốc Việt tin rằng đó là một vấn đề mà chỉ ảnh hưởng đến người dân sống tại Việt Nam. Nhân Ngô nói rằng người Mỹ gốc Việt phải nhận ra rằng chẳng việc gì phải ngại ngần khi thừa nhận những khổ đau hứng chịu của họ.
Ông nói “Tôi muốn chắc chắn rằng chúng ta có thể vận động chính phủ Mỹ công nhận rằng người Việt Nam đã chiến đấu bên cạnh người Mỹ tại Việt Nam”, “Họ (những cựu chiến binh Việt Nam Cộng Hòa bị mất mát nhiều nhất hơn bất cứ ai và họ vẫn rất trung thành với lý tưởng Tự Do cạnh Đồng Minh.”
Ngọc Nguyễn là một phóng viên của New America Media, một dịch vụ tin tức phi lợi nhuận. Nghiên cứu trong câu chuyện này được tài trợ của Quỹ Báo Chí Điều Tra tại Hoa Kỳ (Investigative Journalism).