Sự chuyển dịch để cân bằng đối lực của Hoa Kỳ tại Châu Á Thái Bình Dương
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt
Với tất cả phiếu thuận, Thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua nghị quyết S. RES.412 về tình hình an ninh trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Trong đó đứng trước sự tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Đông và Hoa Đông. Nội dung chính của nghị quyết nầy, Hoa Kỳ “yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 và mọi lực lượng quân sự ra khỏi các vị trí hiện đang chiếm đóng, ngưng ngay các hoạt động trên biển trái với Công ước về quy định ngăn chận và va chạm trên biển (COLREGS) của Tổ chức Hàng hải Quốc tế, trả mọi thứ trở lại nguyên tình trạng như trước ngày 1/5/2014”. Đây là nghị quyết quan trọng được bảo trợ bởi những vị nghị sĩ tầm vóc và ảnh hưởng trong chính giới Hoa Kỳ thuộc đảng Cộng Hòa và Dân Chủ, như Chủ tịch Thượng viện Patrick Leahy, Chủ tịch Ủy Ban đối Ngọai Thượng Viện Robert Menendez, Benjamin Cardin và Dianne Feinstein thuộc đảng Dân Chủ và các vị thuộc đảng Cộng Hòa như: Nghịsĩ John Cornyn, John McCain, James Risch, Marco Rubio.x
Nội dung nghị quyết S.RES 412 được tóm lược như sau:
-
Hối thúc Trung Quốc ngưng triển khai vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông và Hoa Đông cùng các khu vực khác tại Châu Á Thái Bình Dương;
-
Ca ngợi sự kiềm chế của Nhật Bản và Hàn Quốc trong các khu vực tranh chấp;
-
Kêu gọi Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 và các lực lượng khác ra khỏi các vị trí hiện tại, ngưng ngay mọi hoạt động trên biển trái với Công Ước về các quy định ngăn chận và va chạm trên biển (COLREGS) của tổchức Hàng hải Quốc tế, trả lại tình trạng nguyên thủy như trước ngày 1/5/2014.
Nghị quyết S.RES.412 còn nêu ra 5 điểm trong chính sách Mỹ:
-
Ủng hộ các đồng minh và đối tác tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương;
-
Phản đối mọi tuyên bố vi phạm các quyền, sự tự do và việc sử dụng biển bất hợp pháp;
-
Không dùng vũ lực hay đe dọa để giải quyết tranh chấp;
-
Ủng hộ việc thiết lập các thể chế trong khu vực nhằm tăng cường hợp tác và củng cố vai trò của luật pháp quốc tế;
-
Đảm bảo các hoạt động của Mỹ tại châu Á – Thái Bình Dương.
Ngoài ta trong tinh thần Nghị Quyết S. RES 412 còn nhấn mạnh:
Mỹ tuy không tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông nhưng có lợi ích lớn, nhằm giải quyết các tranh chấp thông qua con đường ngoại giao hòa bình phù hợp với luật quốc tế, thay vì hăm dọa hay dùng vũ lực. Nghị quyết S.RES.412 còn đưa rahành động vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc, bao gồm Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS). Đơn cử là Tổng công ty dầu khí Hải Dương đã đặt phi pháp giàn khoan 981 với sự hộ tống của tàu chiến tại lô 143, cách bờ biển VN 120 hải lý. Bên cạnh đó, Bắc Kinh còn tăng cường thêm nhiều máy bay trực thăng, tàu ngầm, phun vòi rồng đe dọa, thậm chí còn cố ý đâm vào tàu VN. Những hành động này vi phạm COLREGS. Nghị quyết nêu rõ mọi tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc là vi phạm trắng trợn trái với luật pháp quốc tế.
Đối với Trung Quốc, phản ảnh sau khi nghị quyết S. RES.412 thông qua, giới chức họ đã hàm hố tuyên bố rằng nghịquyết trên không ảnh hưởng đối với chính sách của Bắc Kinh trên Biển Đông và Hoa Đông. Tuy nhiên, động thái rút khỏi giàn khoan HHD 981 ra hải phận Việt Nam có thể do một phần đã chứng tỏ rằng nghị quyết S. RES 412 đã tạo nên áp lực đối với Bắc Kinh. Dĩ nhiên, Trung Quốc trên yếu tố chính trị cho rằng việc giàn khoan 981 được triệt thoái là do ảnh hưởng thời tiết. Lập luận trên không đủ sức thuyết phục để chúng ta tin rằng kỷ thuật khí tượng của Bắc Kinh lại tồi tệ đến thế.
Vấn đề tiếp theo một câu hỏi mà có lẽ mỗi người Việt Nam đều đặt ra rằng: trong tương lai Trung Quốc có tiếp tục trở lại động thái vừa qua trên hải phận Việt Nam nữa hay không?. Để trả lời cho câu hỏi trên chúng ta thử lượt qua những “giao lưu” giữa Hoa Thịnh Đốn và Hà Nội vừa qua. Từ đó chúng ta có thể sẽ tìm được đáp số rằng Bắc Kinh sẽ làm gì trong tương lai một khi Hoa Kỳ chú trọng đến sự cân bằng đối lực của họ trên Biển Đông và Hoa Đông. Hay nói một cách rốt rói hơn về vai trò đối tác chiến lược (trên đường trở thành thành đối tác toàn diện) giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Trước hết, theo lời đề nghị của Đại sứ Mỹ đề cử Ted Osius tại Việt Nam trước Ủy Ban Thượng Viện, rằng: Hoa Kỳ cần bải bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương đối với Việt Nam. Và đề nghị trên được Ủy Ban Quốc Phòng Thượng Viện “nghiên cứu”. Trước đây tại diễn đàn an ninh khu vực đối thoại Shangri-La, với tư cách là thành viên trong Hội Đồng Quân VụThượng viện, Nghị sĩ John McCain cho rằng Hoa Kỳ cần bải bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Dĩ nhiên, có một số vũ khí Việt Nam chưa có nhu cầu nhưng còn lại những loại khác thì Hoa kỳ có thể tiến hành. Do đó, theo ông, tiến trình thương thảo về việc bán vũ khí sát thương giữa 2 nước đang diễn ra một cách tích cực. Đúng thế, hành động tích cực của Hoa Kỳ đối với việc giải tỏa lệnh cấm bán vũ khí sát thương là thái độ cần thiết lưỡng lợi cho cả hai, nếu không muốn nói lệnh cấm bán vũ khí nầy đã trở nên lạc hậu và lỗi thời. Điều “lạc hậu” ấy chỉ mang lại sự thiệt thòi cho chính mình (Hoa Kỳ) mà thôi. Đây cũng là nguyên nhân để Trung Quốc quậy phá tại Biển Đông trong thời gian qua.
Như thế, trước hiện tượng Trung Quốc với tham vọng bá quyền và cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực giữa Mỹ-Nga, chúng ta thấy lời tuyên bố của John McCain là một sự chuyển dịch, hợp thời và đáp ứng trong nhu cầu quan hệ song phương giữa Bạch Cung và Hà Nội, trước cũng như sau chuyến viếng thăm của Ủy Viên Bộ Chính Trị Kiêm Bí ThưThành Ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị.
Vâng, chuyến viếng thăm của Ủy viên Bộ Chính Trị tại Mỹ vừa qua là một hiện tượng hiếm có xảy ra đáng để giới quan sát đặt trọng tâm. Vì trên nguyên tắc, mặc dầu ông Nghị là Ủy Viên Bộ Chính Trị, tuy nhiên ông không phải là người chuyển tải đường lối đối ngọai của nhà nước Việt Nam. Lý ra danh chính ngôn thuận để truyền đạt thông điệp nầy là ông Phạm Bình Minh, Bộ trưởng ngoại giao. Người được Ngoại Trưởng Hoa Kỳ John Kerry mời đến Mỹ trước đây. Tuy nhiên, cho đến nay ông Minh vẫn chưa đáp lại lời mời của Ngoại Trưởng Mỹ có lẽ vi yếu tố Trung Quốc và sự ràng buộc bởi những điều lệ nào đó mà Hội Nghị Thành Đô vào ngày 3 và 4 tháng 9, năm 1990 đã được ký kết tại Tứ Xuyên?.
Như thế, nếu chúng ta lật ngược qúa khứ để tìm kiếm câu trả lời cho tương lai, qua những đề nghị của Nghị sĩ John McCain đồng tình với bài diễn văn của nguyên bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Panetta nói với cử tọa đến từ 28 quốc gia tại Singapore trong cuộc Đối thọai Shangri-La lần thứ 11, rằng: ‘thúc đẩy vai trò trong khu vực Á châu được coi như con đường sống còn của tương lai nước Mỹ”. Và trước đó nữa, người Bộ Trưởng Quốc Phòng tiền nhiệm của ông Panetta là ông Robert Gates cũng đã từng tuyên bố: “Hoa Kỳ là cường quốc tại Thái Bình Dương và chúng tôi sẽ duy trì điều ấy”: Vềmặt lập pháp, Thượng Nghị sĩ Joe Lieberman cũng lên tiếng: “Hoa Kỳ mỗi năm đã vận chuyển 1,3 nghìn tỷ dollars trên Biển Đông. Do đó, Mỹ sẽ quan tâm đặc biệt đến sự căng thẳng trong khu vực và chúng ta nên rốt ráo tìm kiếm giải pháp bảo đảm an ninh và an toàn cho quyền lợi của người Mỹ”. Ông cũng mạnh mẽ phản đối hành động đơn phương của Bắc Kinh trên Biển Đông và Hoa Đông. Riêng về người đồng nhiệm của ông Lieberman, Nghị sĩ John McCain đã thẳng thừng cho biết : “Hoa Kỳ cho rằng tranh chấp tại Biển Đông phải được giải quyết thông qua đàm phán đa phương chứ không song phương”.
Đọc lại và nghiền ngẫm lời tuyên bố của những vị Bộ Trưởng Quốc Phòng và Ngọai Trưởng Mỹ cùng sự đồng tình của các giới chức thuộc Thượng Vịên Hoa Kỳ, chúng ta đã thấy ngay được chính sách tái võ trang và chuyển dịch để cân bằng lực lượng Hoa Kỳ trên Thái Bình Dương, điều mà trước đây Bạch Ốc đã “lãng quên” trong chính sách đối đầu với một Bắc Kinh lớn mạnh từ kinh tế cho đến quốc phòng. Trên căn bản ấy, chúng ta điểm danh lại, Ngũ Giác Đài có tất cả172 cuộc tập trận với 24 quốc gia, phát triễn mạng lưới đối tác và đi thăm hải cảng trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, bao gồm cả vịnh Cam Ranh, hải cảng Đà Nẳng v.v…
Nhìn lại các sinh hoạt chính trị tại Việt Nam và Hoa Kỳ qua các cuộc đi lại từ ông Phạm Quang Nghị, Uỷ Viên Bộ Chính TrịKiêm Bí thư thành ủy Hà Nội sang Mỹ, sau đó Thượng Nghị Sĩ Bob Corker, một thành viên cao cấp (ranking) trong Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện Hoa Kỳ đã đến Hà Nội và tuyên bố rằng: “Hoa Kỳ sẽ bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam trong tương lai gần”. Tiếp theo chuyến đi của Nghị sĩ John McCain và Sheldon Whitehouse đến Hà Nội hôm 8 tháng 8 với chủ trương thúc đẩy quan hệ giữa hai nước… Sự hiện diện của ông John McCain, một nhân vật quyền lực nhất, nhì tại Mỹ tự nó đã nói lên rằng giữa Mỹ và Việt Nam đã có những thỏa thuận ngầm và mới sau những diển biến tại Biển Đông và sau 20 năm bình thường hóa bang giao.
Từ những đơn cử và nhận định trên, chúng ta không thể phủ nhận được rằng có nhiều lý do để buộc Trung Quốc phải rút khỏi giàn khoang HD 981. Trước hết là yếu tố dân tộc. Đồng ý rằng trong các cuộc biểu tình bạo động chống Trung Quốc về việc đặt giàn khoan HD 981 là không nên. Tuy nhiên, trên góc cạnh khác, sự xuống đường một cách mạnh mẽ khắp nơi trên mọi miền đất nước ta là nhu cầu và cần thiết biểu dương ý chí. Điều ấy đã trực tiếp nói với nhà cầm quyền Bắc Kinh rằng: “nội lực dân tộc Việt Nam sẽ được khai quật, sẵn sàng chấp nhận hy sinh tất cả để bảo vệ tổ quốc một khi lâm nguy”. Tiếp theo, yếu tố thế giới đặc biệt các quốc gia trong khối ASEAN đã đứng về phía Việt Nam, vì Việt Nam có chính nghĩa. Và sau cùng, nhưng không kém phần quan trọng là Nghị Quyết S. RES. 412 của Thượng Viện Hoa Kỳ.
Nói cho cùng, chính vì những tham vọng bá đạo của Bắc Kinh đã tạo nên con đường nhích lại gần nhau hơn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ sau 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Và nữa, vì bản chất chiếm đất dành biển của Trung Quốc nên chương trình ngăn cản vũ khí sát thương đã được giải tỏa nhanh chóng hơn. Tóm lại, với những thế và lực hiện nay của Việt Nam, nếu Trung Quốc tiếp tục trở lại Việt Nam bằng con đường HD 981 thì quả thật đây là một phiêu lưu chuốc lấy sự thất bại ê chề và chắc chắn sẽ bị thế giới lên án và nhận lãnh những hậu qủa khó lường từ các nước Tây phương.
Và, Trung Quốc hiểu rõ điều ấy hơn bất cứ ai…
Tiến Sĩ Nguyễn Hữu Hoạt